Đánh Giá Của Cbql, Gv Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất



Các biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả

thi


Khả thi

Không

Khả thi

Điểm trung bình

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho

CBQL, GV về DH theo định hướng phát triển NLHS


45


90.0


5


10.0


0


0


2.9


1

2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng

lực cho GV THPT theo yêu cầu DH phát triển NLHS


45


90.0


5


10.0


0


0


2.9


1

3. Chỉ đạo đổi mới PP, HTTCDH theo

định hướng phát triển NLHS


42


84.0


8


16.0


0


0


2.84


3

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và

điều chỉnh việc thực hiện DH theo định hướng phát triển NLHS


32


64.0


18


36.0


0


0


2.64


4

5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


20


40.0


20


40.0


10


20


2.2


5

Trung bình

2.69


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình - 14

So với đánh giá về mức độ cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là thấp hơn với điểm trung bình là 2.69.

Tất cả các biện pháp đều có tỉ lệ số ý kiến đánh giá ở mức “Khả thi”, “Rất khả thi” cao So với đánh giá về tính cần thiết thì có sự khác biệt, với biện pháp số 1, đánh giá mức độ cần thiết xếp thứ 3, nhưng tính khả thi lại xếp thứ nhất điểm trung bình 2.9. Biện pháp thứ 5 “Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất

- thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” vẫn là biện pháp được CBQL, GV đánh giá mức độ khả thi thấp nhất.

Qua trao đổi, phỏng vấn ông N.V.B CBQL trường THPT Bắc Kiến Xương về biện pháp 5. Ông cho biết đối với các trường THPT việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học đều phụ thuộc vào kinh phí của nhà nước, địa phương. Vì vậy tính khả thi của biện pháp này không cao.

Như vậy có thể thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ rất khả thi, vào khả thi cao. nhưng giải pháp 5 khó thực hiện hơn, vì đến cơ chế, chính sách theo quy định. Biện pháp nào khả thi nhất? Ông N.V.B cho rằng, các giải pháp 2, 3 và 4 dễ thực hiện nhất vì nếu trường THPT chủ động là có thể thực hiện được ngay và có hiệu quả ngay.

Nhìn chung các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được đề xuất có sự cần thiết và tính khả thi cao; nhưng điểm trung bình cho tính khả thi thấp hơn, nghĩa là để triển khai thực hiện các biện pháp này trên thực tế sẽ gặp những khó khăn, cản trở nhất định.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lí dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đó là:

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các đối tượng liên quan về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông

3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lí.

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm trên 20 CBQL và 30 GV các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Kết quả cho phép khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết, khả thi, có thể triển khai trong thực tiễn QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những giải pháp góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Đối với giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục THPT, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một chủ trương nhất thiết phải triển khai để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Nội dung của hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bao gồm quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học; quản lý nội dung dạy học; quản lý phương pháp, hình thức dạy học; quản lý phương tiện, trang thiết bị, quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bao gồm ba nhóm: các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (Hiệu trưởng), các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh) và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý (điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương).

Kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình cho thấy:

Các hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn còn tồn tại những hạn chế.

- Những khó khăn, bất cập trong dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT của huyện Kiến Xương đang là đặc điểm nổi bật của thực trạng. Việc khảo sát thực trạng cho phép chỉ ra

được nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh tại các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đề xuất là phù hợp. Các trường THPT thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có thể sử dụng các biện pháp đó vào quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các trường đó, góp phần đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình

- Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của các trường THPT trong tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh nghiên cứu sâu chương trình giáo dục phổ thông 2018; với việc dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong khuôn khổ chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Thái Bình

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với những giáo viên có khả năng sáng tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức nhiều phong trào thi đua trong dạy và học

- Quan tâm chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù từng môn học

- Tìm kiếm các nguồn kinh phí bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo định hướng phát triển năng lục học sinh.

2.3. Đối với giáo viên các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

- Xác định rõ ràng các năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài học của môn học.

- Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo dục Việt Nam.

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Trường CBQLGD, Hà Nội.

3. Đinh Quang Báo (2015), Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội 2013.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của HS.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore, Hà Nội.

7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường phổ thông (sửa đổi-2011), NXB Giáo dục Hà Nội.

8. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2018), trong cuốn giáo trình “Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy hoc”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

10. Nguyễn Văn Châu (2003), Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử sử phạm học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

11. Cao Danh Chính (2012), Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường Đại học Sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Dự án phát triển giáo dục THPT (2006), Đổi mới PPDH theo hướng phát huy

tính tích cực của HS THPT.

14. Lê Hoàng Hà (2012), Quản lý dạy học theo quan điển dạy học phân hóa của các trường THPT hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục; Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (1981), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội

19. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đăng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Đặng Thành Hưng (2012), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, tạp chí Quản lý giáo dục số 12, năm 2012.

23. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1994), Nhưng vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

24. Trầm Kiểm (1990), Quản lý giáo dục à quản lý nhà trường, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

25. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

27. Trần Thị Bích Liễu (chủ biên), Lê Kim Long, Hồ Thị Nhật (2016), Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh phổ thông: Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí