Đánh Giá Của Giáo Viên Về Mức Độ Tích Cực Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Hải Dương.


Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thống kê kết quả thu được trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về mức độ tích cực học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

STT

Mức độ tích cực

Tỷ lệ ( %)

1

Rất tích cực

8,3

2

Tích cực

10,7

3

Ít tích cực

25,0

4

Bình thường

50,0

5

Chán

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 7


Kết quả thống kê trong Bảng 2.3 cho chúng ta thấy: có 8,3% giảng viên đánh giá sinh viên rất tích cực học tập, có 16,7% giảng viên đánh giá

sinh viên tích cực và 50% giảng viên đánh giá sinh viên có thái độ bình

thường. Như

vậy, đa số

giảng viên đánh giá sinh viên còn ít tích cực và

chưa tích cực trong học tập. Kết quả này cũng tương ứng với kết quả điều

tra sinh viên về hứng thú học tập môn Giáo dục học. Ngoài ra, chúng tôi

còn trưng cầu ý kiến giảng viên bằng câu hỏi mở:

Thầy (cô) nhận xét gì về thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương?

Sau khi xử lý thông tin và số liệu, chúng tôi nhận thấy đa số giảng viên nhận xét sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, có thầy cô nhận xét

sinh viên chưa có kỹ

năng học tập, học tập còn thụ

động, kỹ

năng thực

hành, vận dụng còn hạn chế, học tập còn qua loa, đối phó chưa đi sâu vào việc tìm tòi và nghiên cứu.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.


Chất lượng học tập nói chung, chất lượng học tập môn Giáo dục học nói riêng của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương phụ thuộc phần lớn vào sự học tập tích cực của mỗi sinh viên.

Sau khi xử lý số liệu điều tra, chúng tôi thống kê kết quả thu được ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

Những nguyên nhân chủ quan

SV (%)

GV (%)

1. Sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa

của môn giáo dục học

75,3

83,3

2. Sinh viên không hứng thú học môn giáo dục học

71,8

58,3

3. Bản thân chưa nỗ lực, khắc phục khó khăn trong

học tập

70,9

75,0

4. Phương pháp học tập chưa phù hợp

70,7

75,0

5. Do năng lực học tập hạn chế

52,4

58,3


Từ kết quả

thu được

ở bảng 2.4 cho thấy những hạn chế

từ thực

trạng học tập môn giáo dục của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương là những nguyên nhân chủ quan sau:

­ Sinh viên trường cao đẳng Hải Dương chưa nhận thức đúng và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm, do đó họ không có động cơ học tập môn giáo dục học một cách rõ ràng, học tập một cách bắt buộc, không tự nguyện, tự giác, tích cực học tập. Nguyên nhân này có 75,3 % sinh viên đồng ý và 83,3 % giảng viên nhận xét đánh giá.

­ Có 71,8 % sinh viên và 58,5 % giảng viên cho rằng sinh viên không hứng thú học môn giáo dục học là nguyên nhân làm hạn chế đến kết quả học tập môn giáo dục học.


­ Bản thân sinh viên chưa nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập khắc phục vấn đề thiếu tài liệu, thiếu giáo trình, vấn đề lập kế hoạch và đầu tư thời gian cho môn học, sự cố gắng về mặt ý chí để nhận thức nội dung môn học mang nặng tính lý luận và trừu tượng. Nguyên nhân này có 70,9 % sinh viên và 75,0 % giảng viên đồng ý.

­ Sinh viên thiếu phương pháp học tập, thiếu tính sáng tạo và linh hoạt trong việc vận dụng phối hợp các phương pháp học tập nghiên cứu cũng là một nguyên nhân chủ quan, có tới 79,7 % sinh viên đồng ý và 75,0

% giảng viên chấp nhận.

­ Nguyên nhân cho rằng năng lực học tập hạn chế của sinh viên thể hiện ở kết quả tuyển sinh đầu vào không cao. Nguyên nhân này có 52,4 % sinh viên và 58,3 % gảng viên đồng ý.

Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng do đặc điểm tâm lý riêng của sinh viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của họ.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Sau khi xử lý số liệu điều tra, chúng tôi thống kê kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

STT

Nguyên nhân khách quan

SV (%)

GV (%)

1

Nội dung môn học vừa khó vừa trừu tượng

80,2

75,0

2

Phương pháp giáo dục của giáo viên chưa cải

tiến

67,3

75,0

3

Thiếu tài liệu, giáo trình học tập.

78,4

91,7

4

Không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại

69,6

66,7

5

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa

cải tiến

65,2

91,7


Kết quả thu được ở bảng 2.5 cho thấy:

­ Có 80,2 % sinh viên và 75% giảng viên cho rằng nội dung tri thức môn giáo dục học còn trừu tượng, nặng về lý thuyết là nguyên nhân khách quan dẫn đến sinh viên học môn giáo dục học không có hứng thú, nếu có cố gắng học tập thì cũng khó nhớ, dẫn đến kết quả học tập không cao.

­ Có 67,3% sinh viên và 75% giảng viên cho rằng: Do phương pháp

giảng dạy của giảng viên chưa được cải tiến, giảng viên còn sử dụng

phương pháp thuyết trình là chủ yếu, đọc cho sinh viên ghi chép, ít liên hệ thực tiễn là nguyên nhân không phát huy được tính tích cực học tập của

sinh viên, dễ làm cho giờ học buồn tẻ dẫn đến chất lượng học tập môn

Giáo dục học của sinh viên ở mức độ thấp.

­ Nguyên nhân thiếu tài liệu, thiếu giáo trình dẫn đến sinh viên còn học theo vở ghi, học thuộc lòng, thụ động. Nguyên nhân có tới 78,4% sinh viên và 91,7% giảng viên đồng ý.

­ Có 69,6 % sinh viên và 66,7% giảng viên cho rằng không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến tiết học kém kinh động không kích thích được hứng thú học tập của sinh viên.

­ Nguyên nhân chưa cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung kiểm tra còn nặng về lý thuyết, yêu cầu học thuộc bài, không chú ý kỹ năng vận dụng liên hệ thực tiễn đã ảnh hưởng lớn cách học của sinh viên. Nguyên nhân này có 65,2 % sinh viên và 91,7 % giảng viên đồng ý.

­ Ngoài ra còn có một số ý kiến của giảng viên và sinh viên cho rằng,

do thời gian và cách thức hoạt động của thư hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.

viện nhà trường cũng

ảnh


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chất lượng học tập nói chung, chất lượng học tập môn Giáo dục học nói riêng của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào sự tích cực học tập của mỗi sinh viên. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Giáo dục học như: chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa môn học, không hứng thú môn học đối với môn học, bản thân chưa nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập; không dành nhiều thời gian học tập; thiếu phương pháp học tập… chúng ta còn thấy nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn học như: nội dung môn học khô khan, trừu tượng; phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút, thiếu tài liệu tham khảo…

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên dẫn đến vấn đề: phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trong nhà trường là một yêu cầu khách quan có tính cấp bách trong thời điểm hiện nay. Cần tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung.


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG.


3.1. Một số cơ sở xác định biện pháp nâng cao chất lượng học tập


môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của sinh viên Cao đẳng.

Như chúng ta đã biết, hoạt động học tập của sinh viên Cao đẳng là hoạt động vừa mang tính chất nghiên cứu, trong quá trình học tập mỗi sinh viên phải tự mình chiếm lĩnh khối lượng tri thức khoa học cơ bản và hệ

thống kỹ

năng sư

phạm, một lĩnh vực học tập, rèn luyện mới, phức tạp

hơn, khó hơn nhiều so với kiến thức mà họ đã học được ở bậc phổ thông.

Hệ thống tri thức đó bao gồm tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên

ngành, tri thức chuyên ngành, hệ

thống kỹ năng, kỹ

xảo về

nghề

nghiệp

tương lai, về

nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm sáng tạo và tự

học. Do

vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ có năng lực tự nhận thức thông thường mà phải có cả năng lực nghiên cứu tìm hiểu, sáng tạo, sinh viên phải được rèn luyện thói quen, nhu cầu học tập, tìm cho mình phương pháp học tập hiệu quả. Muốn hoàn thành tốt quá trình nhận thức nói trên, một vấn đề có tính chất quyết định trực tiếp là phải phát huy cao độ vai trò chủ thể của mỗi sinh viên.

3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm môn học.


Môn Giáo dục học là môn nghiệp vụ sư phạm, hay nói cách khác là môn học nghề. Khi nói đến học nghề thì mảng thực hành càng được đầu tư về thời gian và chất lượng bao nhiêu thì tay nghề của người học càng vững vàng bấy nhiêu.

Nhưng nội dung chương trình môn Giáo dục học trong các trường

Cao đẳng sư

phạm nói chung vẫn còn nghiêng về

lý thuyết, nội dung tri

thức còn khô khan và trừu tượng, chưa gắn liền với thực tiễn phổ thông. Cho nên vấn đề là sinh viên có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa

học hợp lý, sử dụng phương pháp học tập môn học theo bản đồ tư duy,

theo hệ

thống hình cây, sử

dụng hợp lý nguồn sách giáo khoa và tài liệu

tham khảo…sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

3.1.3. Căn cứ trường.

vào điều kiện và phương tiện dạy học của nhà

Chất lượng học tập của sinh viên chịu sự chi phối của các điều kiện và phương tiện dạy học trong nhà trường như: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Đặc biệt phương pháp dạy học ở Cao đẳng ngày càng gắn liền với các thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại. Ở trường Cao đẳng Hải Dương, sinh viên được tiếp xúc với nhiều loại thiết bị, phương tiện học tập hiện đại như: cassete, phòng chiếu video, phòng máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng..Hiệu quả học tập của sinh viên được nâng lên rất nhiều nhờ vào sự hỗ trợ cảu các phương tiện dạy học hiện đại này.

3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.


Từ sự phát triển về cơ sở lý luận của chất lượng học tập môn Giáo dục học (trong chương 1) và thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục

học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương còn thấp như hiện nay

(trong chương 2). Chúng tôi đã đề ra một số biện pháp tác động vào giảng

viên bộ môn và vào việc học tập của chính bản thân người học để cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên.

nâng

Việc xây dựng nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Giáo dục học cần nhấn mạnh các nguyên tắc sau:

­ Các biện pháp phải phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên.

­ Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm lý sinh viên Cao đẳng sư phạm.

­ Các biện pháp đưa ra phải bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình môn học.

Nhóm biện pháp gồm:

Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn:

+ Bin pháp 1: Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục học theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

+ Bin pháp 2: Dạy sinh viên phương pháp học tập đặc trưng môn Giáo dục học.

+ Bin pháp 3: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.

Nhóm biện pháp dành cho sinh viên:

+ Bin pháp 4: Sử dụng có hiệu quả giáo trình và các nguồn tài liệu tham khảo bộ môn Giáo dục học.

+ Bin pháp 5: Học tập môn Giáo dục học theo hệ thống “ hình cây”.

+ Bin pháp 6: Thực hành chín bước khởi đầu để học nhanh hơn, tốt hơn và dễ dàng hơn.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí