Giáo Viên Đánh Giá Mức Độ Công Tác Kiểm Tra Của Giám Đốc Trung Tâm Gdnn – Gdtx Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Về Quản Lý Thực Hiện Chương Trình

học kỳ rất thấp. Từ kết quả phân tích trên cho thấy hiệu quả quản lý của Giám đốc quá yếu trong việc chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học, nhưng một trong các nguyên nhân khách quan các Giám đốc cho rằng thiếu thiết bị, thiếu phòng học bộ môn... nhưng yếu tố chủ quan là chưa phát huy tính tự giác của giáo viên khắc phục khó khăn, giáo viên có thể tự làm các thiết bị, thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng thiết bị là một yêu cầu bắt buộc phải có chứ không phải sử dụng thiết bị để làm cho một giờ dạy thêm sinh động.

Giám đốc cho rằng, nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên quan trọng nhất là các giáo viên dạy cùng một khối lớp phải thống nhất về mục tiêu bài dạy, kiến thức cần đạt, hình thành kỹ năng và thái độ cho học sinh, thống nhất về nội dung, hình thức tổng thể thiết kế từng bài dạy theo đặc thù môn học trong mỗi nhóm, tổ chuyên môn. Để đảm bảo theo dõi và giám sát chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị của giáo viên thì nội dung tốt nhất là việc kiểm tra thường xuyên của tổ trưởng, Giám đốc, phó giám đốc qua việc ghi sổ báo giảng, qua kiểm tra hồ sơ giảng dạy đột xuất và định kỳ, qua kiểm tra sử dụng đồ dùng thiết bị giảng dạy. Qua thực tế tham khảo giáo viên ở trung tâm làm khá đầy đủ ở nội dung này đó là cơ sở để giáo viên rèn luyện nâng cao kỹ năng sư phạm và tay nghề. Chỉ đạo giáo viên trong việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp. Song, việc soạn bài của giáo viên hiện nay chủ yếu diễn ra ở nhà, vì thế mà việc quản lý của Giám đốc về việc thực hiện của giáo viên còn gặp những khó khăn nhất định.

Bảng 2.4. Giáo viên đánh giá mức độ công tác kiểm tra của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về quản lý thực hiện chương trình giảng dạy


TT

Nội dung

thực hiện chương trình

Mức độ đánh giá %

Tốt

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


1

Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản mới về bổ sung thay

đổi chương trình


12


63,16


5


26,32


2


10,53

2

Kiểm tra thực hiện chương trình

15

78,95

4

21,05



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 8

giảng dạy







3

Kiểm tra giáo viên tự tìm hiểu để

nắm vững chương trình toàn cấp

10

52,63

4

21,05

5

26,32

4

Kiểm tra mức độ giáo viên nắm

vững chương trình khối mình dạy


17


89,47


2


10,53



5

Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, hồ

sơ giảng dạy từng giáo viên

9

47,37

7

36,84

3

15,79


6

Kiểm tra việc thống nhất nội

dung chương trình với nhóm tổ chuyên môn


11


57,89


6


31,58


2


10,53


Qua số liệu điều tra ở trên cho thấy, nhìn chung Giám đốc đã thực hiện tốt các nội dung đã đề ra, thực hiện tốt nhất là nội dung kiểm tra mức độ giáo viên nắm vững chương trình khối mình dạy, có tới 17/19 chiếm 89,47% ý kiến giáo viên đã đánh giá Giám đốc thực hiện tốt, đánh giá của giáo viên về mức độ trung bình chỉ có 2/19 chiếm 10,53%, chứng tỏ Giám đốc đã quản lý nội dung này tốt hơn các nội dung khác, Giám đốc đã xác định được vấn đề trọng tâm của công tác quản lý dạy học, bởi vì có nắm vững được chương trình khối mình dạy thì mới có khả năng điều tiết về thời lượng cũng như phân công giáo viên cho phù hợp. Đối với nội dung kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy, Giám đốc đã thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt, có hiệu quả, đánh giá của giáo viên ở mức độ thực hiện tốt đối với Giám đốc với 15/19 chiếm 78,95% ý kiến. Việc tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản mới về bổ sung thay đổi chương trình là cần thiết và là nội dung quan trọng trong việc chỉ đạo công tác chuyên môn còn 57,89% đánh giá tốt và 10,53% ý kiến đánh giá là chưa tốt. Trong 6 nội dung thì nội dung thứ 5 thực hiện ở mức tốt thấp nhất có 9/19 chiếm 47,37%; ở mức trung bình còn có 7/19 chiếm 36,84% chưa thực hiện tốt 3/19 chiếm 15,79%. Tuy nhiên việc Giám đốc để giáo viên tự tìm hiểu nắm vững chương trình toàn cấp thì nhiều giáo viên cho rằng Giám đốc có 10/19 chiếm 52,63% ý kiến cho là tốt song vẫn ý kiến ở mức trung bình và chưa tốt ở khối đó không cần phải tìm hiểu

chương trình toàn cấp, như vậy sẽ thiếu đi tính logic trong việc truyền thụ kiến thức.

Qua kết quả đánh giá ở các nội dung kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên của Giám đốc trung tâm còn bộc lộ hạn chế trong việc giáo viên thực hiện và nghiên cứu các văn bản mới thay đổi về chương trình giảng dạy, kiểm tra mức độ giáo viên nắm kiến thức toàn cấp còn quá yếu. Điều này chứng tỏ rằng các Giám đốc chưa nắm được thực chất trình độ chuyên môn của đội ngũ, từ đó dẫn đến việc phân công giảng dạy chỉ mang tính thời vụ theo năm học. Đa số học sinh trung tâm đều có lực học yếu, nên việc nâng cao chất lượng đài trà là hết sức quan trọng, vì vậy việc kiểm tra chỉ đạo để thống nhất chung cách thức tổ chức dạy học và cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mà một trong các nội dung là phải kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung và kiến thức trong sách giáo khoa.

2.3.2. Thực trạng quản lý quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Bảng 2.5. Kết quả điều tra giáo viên đánh giá mức độ quản lý phân công chuyên môn của Giám đốc


STT

Nội dung công tác phân công chuyên môn

Mức độ đánh giá %

Tốt

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


1

Căn cứ vào trình độ

chuyên môn đào tạo


16


84,21


3


15,79


0


0


2

Căn cứ vào nguyện vọng

và hoàn cảnh gia đình


10


52,63


9


47,37


0


0


3

Xây dựng thời khóa biểu


khoa học hợp lý


12


63,16


7


36,84


0


0

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy:

Giám đốc đã căn cứ vào trình độ chuyên môn được đào tạo, và theo dự kiến của tổ chuyên môn, theo đề nghị của Phó Giám đốc để phân công chuyên môn đã thực hiện, có tới 16/19 (chiếm 84,21%) ý kiến giáo viên cho rằng Giám đốc nội dung này ở mức tốt, chỉ có 3/19 (chiếm 15,79%) giáo viên đánh giá là Giám đốc thực hiện ở mức trung bình, không có giáo viên nào đánh giá Giám đốc thực hiện nội dung này ở mức yếu. Trên thực tế đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình hiện nay vừa thiếu vừa không đồng bộ, năng lực chuyên môn còn nhiều bất cập. Vì vậy Giám đốc chưa thể lựa chọn cách tốt nhất để phân công chuyên môn cho hợp lý, giáo viên đánh giá Giám đốc đã căn cứ vào nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình của mỗi giáo viên để phân công chuyên môn, sắp xếp phân công giáo viên dạy cùng một buổi, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và được giáo viên hài lòng, nhưng chỉ có 10/19 chiếm 52,63% giáo viên đánh giá Giám đốc thực hiện nội dung này ở mức tốt. Có tới 9/19 chiếm 47,37% giáo viên đánh giá Giám đốc chỉ có thể thực hiện mức độ trung bình, nhưng nếu Giám đốc phân công theo nguyện vọng cá nhân thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy học chung và hiệu quả chất lượng không cao. Qua trao đổi với Giám đốc và đánh giá của giáo viên thì phần lớn số giáo viên có kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao được trực tiếp giảng dạy tại các lớp cuối cấp. Nội dung xây dựng thời khóa biểu có tính khoa học hợp lý thời khóa biểu là phương tiện quản lý quan trọng để theo dõi việc dạy học của thầy và trò. Xây dựng một cách khoa học hợp lý căn cứ vào phân phối vào chương trình của Bộ GD &ĐT về quỹ thời gian, số giờ dạy, đồng thời quan tâm tính đặc thù bộ môn và hoàn cảnh cụ thể của giáo viên có tới 12/19 chiếm 63,16% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện quản lý của Giám đốc nội dung này là tốt, còn 7/19 giáo viên chiếm 36,84% đánh giá về Giám đốc thực hiện ở mức trung bình. Giám đốc chưa

quan tâm khai thác hết thế mạnh của nội dung này, vì vậy việc xây dựng thời khóa biểu chưa thật hợp lý và khoa học.

Như vậy, giáo viên đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý phân công giảng dạy của Giám đốc trung tâm GDTX ở mức độ khá, tuy nhiên, do môi trường, điều kiện thực tế, chất lượng giáo viên không đồng đều, sự luân chuyển giữa các trung tâm, thành phố để cân đối chất lượng thì hầu hết chưa đạt hiệu quả cao, các Giám đốc trung tâm mặc dù đã cố gắng rất nhiều để tìm ra cách phân công hợp lý cho việc quản lý cho mình, để khoa học nhất, song theo ý kiến giáo viên đánh giá thì kết quả giáo dục vẫn chưa cao. Cho nên, Giám đốc cần phải vận dụng biện pháp quản lý tốt nhất nhằm để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên sao cho phù hợp với tình hình đơn vị mình.

Bảng 2.6. Giáo viên đánh giá về mức độ quản lý của Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đối với giờ dạy giáo viên


TT


Nội dung tổ chức giờ dạy

Mức độ đánh giá %

Tốt

Trung

bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


1

Tổ chức cho giáo viên học tập, quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp

loại từ đầu năm học


13


68,42


6


31,58



2

Xây dựng nề nếp dạy học

11

57,89

4

21,05

4

21,05

3

Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp,

để qua dự giờ đánh giá xếp loại GV


13


47,37


10


52,63



4

Dự giờ đánh giá, xếp loại giáo

viên

10

52,63

6

31,58

3

15,79

5

Thường xuyên kiểm tra kế hoạch

giảng dạy của giáo viên


11


57,89


4


21,05


4


21,05

6

Kiểm tra giáo án và kế hoạch

giảng dạy, sổ ghi đầu bài


7


36,84


9


47,37


3


15,79


Từ kết quả trên cho thấy ý kiến đánh giá của giáo viên đối với nội dung tổ chức cho giáo viên học tập, quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại từ đầu năm học, giáo viên đánh giá việc xếp loại Giám đốc thực hiện ở độ tốt có 13/19 ý kiến chiếm 68,42. Trong hoạt động dạy học nội dung xây dựng nề nếp dạy học là cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý, Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã chú trọng đến nội dung này số giáo viên đánh giá Giám đốc đã thực hiện tốt 11/19 chiếm 57,89% còn có tới 4/19 chiếm 21,05% giáo viên đánh giá Giám đốc thực hiện yếu. Với nội dung thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên thì Giám đốc quản lý thực hiện nội dung ở mức trung bình qua tỷ lệ đánh giá của giáo viên là 11/19 chiếm 57,89% ở mức tốt, đánh giá chưa tốt có 4/19 chiếm 21,05%. Đối với hai nội dung: Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để qua dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên có 9/19 ý kiến chiếm 47,37% giáo viên đánh giá Giám đốc quản lý thực hiện tốt. Kiểm tra giáo án, kế hoạch giảng dạy và sổ ghi đầu bài qua ý kiến đánh giá của các giáo viên Giám đốc thực hiện chưa tốt. Nội dung kiểm tra giáo án, kế hoạch giảng dạy và sổ ghi đầu bài đạt kết quả thấp nhất trong các nội dung trên, chỉ có 7/19 chiếm 36,84% ở mức độ tốt.

Như vậy, qua ý kiến đánh giá về mức độ quản lý về các nội dung tổ chức dạy học còn bộc lộ những mặt hạn chế của Giám đốc trung tâm đó là: Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ dạy để đánh giá việc quản lý của giáo viên còn mang tính hình thức, ít hiệu quả, công tác kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra giáo án, sổ ghi đầu bài chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc, chưa rút kinh nghiệm uốn nắn kịp thời. Chính vì các nguyên nhân trên đã hình thành cho giáo viên nề nếp tổ chức dạy học còn theo lối mòn, theo kinh nghiệm chứ không theo quy định và thống nhất theo một tiêu chí. Vì vậy, nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, đến chất lượng giáo dục của trung tâm. Chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp. Cho nên, Giám đốc phải có nội dung quản lý phù hợp để đảm

bảo nguyên tắc, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên



TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá %

Tốt

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


1

Quản lý việc thực hiện nề nếp (chấp hành thời gian, học bài cũ, chuẩn bị bài tập; ý thức, thái độ

học tập của học viên)


14


73,68


4


21,05


1


5,26


2

Quản lý việc học tập trên lớp của học viên (tiếp thu bài mới, làm

bài kiểm tra tại lớp)


13


68,42


5


26,32


1


5,26

3

Quản lý việc tự học của học viên

17

89,47

1

5,26

1

5,26

4

Quản lý việc phụ đạo học viên

yếu, kém

12

63,16

6

31,58

1

5,26

5

Quản lý việc bồi dưỡng học sinh

khá, giỏi

6

31,58

10

52,63

2

10,53

6

Quản lý việc ôn thi tốt nghiệp

2

10,53

14

73,68

3

15,79

Xây dựng kỷ cương, nền nếp, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học viên ở các trung tâm GDTX là góp phần vô cùng quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên. Qua khảo sát, có 73,68% ý kiến đánh giá Ban giám đốc trung tâm thường xuyên thực hiện và chỉ có 5,26% ý kiến cho rằng Ban giám đốc trung tâm thực hiện chưa thường xuyên quản lý việc thực hiện nền nếp.

Quản lý việc học tập trên lớp của học viên đã thực hiện thông qua đội cờ đỏ do Ban chấp hành đoàn trường phụ trách, thực hiện việc theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định về nề nếp, kỷ cương của trung tâm. Đồng thời, thông qua giáo viên bộ môn tăng cường điểm danh đầu tiết học. Tuy nhiên, chưa có đội ngũ giám thị đến từng lớp để nhắc nhở, theo dõi kiểm tra và xử lý những học viên có ý thức, thái độ học tập không nghiêm túc, vắng học nhiều. Hàng tháng, Ban giám đốc trung tâm cũng đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc thống kê số buổi nghỉ học của từng học viên để phối

hợp với gia đình nhắc nhở kịp thời những học viên không chuyên cần trong học tập, thường đi trễ, bỏ tiết. Trong đó, việc duy trì tốt nề nếp học tập của các lớp tin học, ngoại ngữ là điều khó khăn nhất. Học viên vừa học vừa làm nên bị chi phối thời gian học tập, kể cả thời gian học ở lớp. Học viên thường có hiện tượng đi muộn, về sớm, nghỉ học giữa buổi.

Mặt khác, việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục học viên nâng cao ý thức, động cơ, thái độ học tập trên lớp được tích cực quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, công tác này có một số thời điểm thực hiện chưa đều đặn, chưa thường xuyên. Việc này gặp một số khó khăn khi áp dụng với đối tượng là người lớn đi học. Ban giám đốc trung tâm nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện tương đối tốt việc quản lý việc học tập trên lớp của học viên: tiếp thu bài mới, làm bài kiểm tra tại lớp (có 68,42% ý kiến được hỏi cho rằng Ban giám đốc thực hiện công tác này một cách thường xuyên và 5,26% cho rằng thực hiện chưa thường xuyên). Một bộ phạn không nhỏ học viên còn thụ động, thờ ơ với bài giảng của giáo viên, kết quả việc tiếp thu kiến thức bài mới hạn chế.

Trên thực tế, công tác quản lý việc tự học của học viên được Ban giám đốc trung tâm thực hiện thông qua giáo viên để nhắc nhở học viên tăng cường tự học. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau về phía người học, đồng thời Ban giám đốc cũng chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để việc tự học của học viên đi vào nền nếp. Lãnh đạo trung tâm chưa quan tâm chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phương pháp tự học một cách khoa học theo đặc thù từng bộ môn nên học viên gặp khó khăn khi thực hiện. Một bộ phận không nhỏ thường xuyên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Kết quả công tác tự học được đánh giá là 5,26% ở mức độ trung bình. Trong đó, việc tự học đối với các đối tượng là người lớn được thực hiện một cách khó khăn hơn nhiều do hạn chế về mặt thời gian.

Đối với nội dung quản lý việc phụ đạo học viên yếu, kém đã được Ban

giám đốc trung tâm quan tâm thực hiện tốt (có 63,16% ý kiến). Hình thức thực hiện chủ yếu là dạy bồi dưỡng ngoài giờ học chính khóa. Trên thực tế,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí