Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

sở vật chất kĩ thuật nói chung và trang thiết bị dạy học nói riêng không được quản lý và sử dụng có hiệu quả, do đó hiệu quả sử dụng phải trở thành mục đích của công tác quản lý trang thiết bị dạy học, ở đó công tác quản lý của người quản lý giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện hóa vai trò của trang thiết bị dạy học, mức độ hiện thực này tùy thuộc vào mức độ đúng đắn của công tác quản lý.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

* Lập kế hoạch

Hệ thống trang thiết bị dạy học rất đa dạng xét về nội dung dạy học, nó được phân thành các hệ phương tiện theo từng môn học. Ở trung tâm có rất nhiều phương tiện dạy học nó phụ thuộc vào tính chất đối với từng môn học. Mỗi hệ thống phương tiện dạy học theo môn học lại bao gồm các lọai hình: Vật thật, các phương tiện dùng để tái tạo các hiện tượng của tự nhiên hoặc các sản phẩm lao động, các phương tiện miêu tả, phản ánh lại các đối tượng, hiện tượng của hiện thực khách quan, các phương tiện miêu tả các đối tượng và hiện tượng bằng các kí hiệu ngôn ngữ... các phương tiện kĩ thuật truyền tải thông tin khoa học.

Quản lý thiết bị kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nói riêng, chất lượng dạy học nói chung góp phần tích cực vào quan điểm dạy học tích cực chống dạy chay, đọc chép.

Những con đường trang thiết bị hệ thống phương tiện dạy học cho Trung tâm là:

- Nhận sự cung cấp từ cấp trên và giúp đỡ của nhân dân

- Tự mua sắm bằng kinh phí của Trung tâm

- Tự làm bằng công sức và tính sáng tạo của đội ngũ giáo viên trung tâm Hàng năm trung tâm phải xây dựng kế hoạch trang thiết bị cơ sở vật chất,

mua sắm mới thiết bị dạy học, kế hoạch lâu dài nêu lên quy hoạch tổng thể, hệ thống phương tiện dạy học, kế hoạch trước mắt từng năm học nhằm giải quyết từng phần hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trường học.

* Triển khai kế hoạch

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện trung tâm cần có nhiều biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp động viên thi đua, cụ thể là:

- Yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng phương tiện dạy học vào kế hoạch chuyên môn của mình theo từng đề tài giảng dạy trong từng học kì: Kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua.

- Thường xuyên phát động thi đua sử dụng phương tiện dạy học và tự làm đồ dùng dạy học theo tinh thần của các phương pháp dạy học tiên tiến, đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn, từng học kì tổ chức hội giảng sử dụng phương tiện dạy học.

- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng các phương tiện dạy học cho giáo viên qua nhiều hình thức, các lớp tập huấn do sở tổ chức bồi dưỡng

- Xây dựng những quy định trang thiết bị kỹ thuật dạy học và yêu cầu các giáo viên phải rất nghiêm túc

Trong quá trình kiểm tra việc thực hiện sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên lãnh đạo trung tâm cần nắm thông tin phản hồi bằng các con đường sau:

- Nhận báo cáo định kì và đột xuất từ cán bộ quản lý thư viện phụ trách trang thiết bị dạy học.

- Kiểm tra sổ sách, giáo viên đăng ký dựng đồ dùng, vào bảo quản trang thiết bị kỹ thuật.

- Kiểm tra sự sắp xếp bảo quản trang thiết bị dạy học của cán bộ quản lý thư viện

- Phòng vấn giáo viên, học viên về những vấn đề cần nắm (trực tiếp

hoặc thông qua phiếu phỏng vấn)

Ban lãnh đạo Trung tâm trực tiếp thị sát hệ thống trang thiết bị kỹ thuật một cách thường xuyên, giám sát việc kiểm tra định kỳ.

Nhìn chung: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX mà đề tài đã đưa ra trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Những biện pháp này qua thực tế sẽ rất thiết thực đối với việc quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học được đề xuất giúp Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt hoạt động dạy học. Các biện pháp này mặc dù có nội dung khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ tạo thành một hệ thống đồng bộ, có sự tác động qua lai, chi phối lẫn nhau.

Biên pháp 1: “Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học, điều kiện cụ thể của trung tâm” là biện pháp đầu tiên, là tiền đề quan trọng, có vai trò tạo nên sức mạnh tổng hợp, có tính chất lâu dài trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Khi đã có sự nhận thức đầy đủ về hoạt động giáo dục, thì cần thiết phải có một kế hoạch hoạt động lâu dài, cụ thể, chi tiết với nhiều phương án để các nội dung thực hiện đạt chất lượng hiệu quả cao và không bị chồng chéo.

Nhận thức đúng đắn, kế hoạch hợp lý chưa thể đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao nếu như cán bộ quản lý giáo dục không có sự phối

hợp, tham gia. Vì vậy, ngay từ khâu lên kế hoạch đầu năm cho đến xuất quá trình thực hiện cần thiết phải có sự quản lý và phối hợp tham gia của cán bộ quản lý giáo dục.

Biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên theo yêu cầu Đổi mới giáo dục” cũng là một hình thức quan trong công tác quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn. Giúp tổ chuyên môn tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong hoạt động dạy học.

Biện pháp 3: “Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học, hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn”. Đổi mới phương pháp dạy học giúp giáo viên nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình và đây cũng là yếu tố quyết định của hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 4: “Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên” là một trong những biện pháp không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kết thúc hoạt động bao giờ cũng phải có khâu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm để bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch, nội dung và phương pháp của hoạt động dạy học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá nếu căn cứ đúng quy trình đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ khách quan và chính xác.

Biện pháp 5: “Tăng cường tính khách quan, đổi mới kiểm đánh giá kết qủa học tập của học viên”. Đây là biện pháp nhằm giúp HS nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của học sinh trong học tập. Để từ đó GV định hướng cho học sinh cách tư duy, sáng tạo chủ động trong hoạt động học của minh.

Bên cạnh đó, hoạt động dạy học chỉ thành công khi có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về cở sở vật chất, thiết bị, kinh phí hoạt động. Chính vì vậy biện pháp 6: “Đảm bảo đầu tư, sử dụng tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật và thiết bị dạy học”, trong quản lý hoạt động dạy học là biện pháp cần thiết, không thể tách rời.

Như vậy, các biện pháp trên có sự kết hợp chặt chẽ, tương tác lẫn nhau. Mỗi biện pháp đều có vai trò, vị trí nhất định trong quá trình quản lý hoạt động dạy học. Qua đó không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, hay tách rời các biện pháp nêu trên trong quản lý hoạt động dạy học trong Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh, Ninh Bình.

Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được đề xuất.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý (Giám đốc, phó Giám đốc) và giáo viên của Trung tâm gồm 16 đồng chí.

3.4.3. Quy trình khảo nghiệm

Mức độ cần thiết của 06 biện pháp đề ra, có 03 mức độ

- Rất cần thiết: RCT

- Cần thiết: CT

- Không cần thiết: KCT

Mức độ khả thi của 06 biện pháp đề ra có 03 mức độ:

- Rất khả thi:RKT

- Khả thi: KT

- Không khả thi: KKT

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp

Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

KCT

RKT

KT

KKT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Biện pháp 1

16

100

0

0

0

0

15

93, 75

1

6, 25

0

0

Biện pháp 2

12

75, 00

4

25, 00

0

0

11

68, 75

5

31, 25

0

0

Biện pháp 3

15

93, 75

1

6, 25

0

0

14

87, 50

2

12, 50

0

0

Biện pháp 4

14

87, 50

2

12, 50

0

0

12

75, 00

4

25, 00

0

0

Biện pháp 5

13

81, 25

3

18, 75

0

0

13

81, 25

3

18, 75

0

0

Biện pháp 6

15

93, 75

1

6, 25

0

0

14

87, 50

2

12, 50

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.



Biểu đồ 3 1 Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết của 6 biện pháp 1


Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết của 6 biện pháp

Biểu đồ 3 2 Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính khả thi của 6 biện pháp 2


Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính khả thi của 6 biện pháp

Kết quả thống kê bảng 3.1, 3.2 và biểu đồ 3.1, 3.2 cho thấy:

Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học, điều kiện cụ thể của trung tâm” cho thấy 100% CBQL và giáo viên đều đánh giá biện pháp này có tính cần thiết và khả thi. Họ cho rằng xác định rõ vị trí, vai trò của hoạt động dạy học thì việc thực hiện các hoạt động dạy học sẽ đạt kết quả cao.

Biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên theo yêu cầu Đổi mới giáo dục”, biện pháp 4: “Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên” và biện pháp 6 “Đảm bảo đầu tư, sử dụng tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật và thiết bị dạy học” rất được CBQL và giáo viên đồng tình. Họ cho rằng, CSVS, thiết bị dạy học có ảnh hưởng ất lớn, quyết định đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp của quá trình dạy học, hoạt động dạy học chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi có sự chung tay góp sức, phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt

động dạy học. Chỉ khi có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng được quy chế phối hợp tốt thì hoạt động dạy học mơi đạt hiệu quả cao.

Biện pháp 3: “Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học, hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ” và biện pháp 5:“ Tăng cường tính khách quan, đổi mới kiểm đánh giá kết qủa học tập của học viên” lại được CBQL và giáo viên đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao. Họ cho rằng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong hoạt động dạy học và chỉ đạo hướng dẫn học sinh phương pháp học tập hiệu quả là một trong những yếu tố quyết đinh của hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí