Tăng Cường Kiểm Tra Hoạt Động Chuyên Môn Của Giáo Viên

- Tổ chức thực hiện, phong trào thi đua “Dạy tốt -học tốt” đăng ký nhiều giờ thao giảng, giờ dạy tốt.

- Phát huy vai trò của nhóm chuyên môn, dự giờ rút kinh nghiệm đánh giá giờ dạy.

- Tổ chức hội thi giáo viên cấp Trung tâm, tạo động cơ, xây dựng bầu không khí tích cực, nghiêm túc, tự giác sôi nổi bước và phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học sát với đối tượng.

* Chỉ đạo thực hiện

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải quan tâm đế việc chỉ đạo

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, đặc biệt là kiến thức chuyên môn và các phương pháp giảng dạy

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học như: tài liệu sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm...

- Tăng cường hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, logic nhằm làm cho học viên tiếp thu dễ dàng không thụ động).

Hệ thống câu hỏi không chỉ phải đảm bảo yêu cầu; khắc sâu kiến thức trọng tâm, phát huy được trí lực của học viên đồng thời gợi mở cho các em những hướng suy nghĩ mới để đạt được mục tiêu: Vừa cung cấp kiến thức vừa rèn luyện khả năng tư duy cho học viên.

- Sử dụng và khai thác triệt để đồ dùng thí nghiệm có trong phòng nghiệm, đồng thời phát động phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng bài, bộ môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Cải thiện phương pháp học của học viên, tăng cường kiểm tra hoạt động nhận thức của học viên

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với học viên

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 12

* Kiểm tra đánh giá

Sau mỗi đợt thi đua, mỗi đợt hội giảng đều có họp rút kinh nghiệm, phân tích cái được, những mặt còn tồn tại sau mỗi giờ giảng thi trong tổ, nhóm.

- Ban giám đốc kiểm tra qua hình thức dự giờ đột xuất, hay dự các giờ thao giảng để từ đó có các kết luận kịp thời điều chỉnh uốn nắn đóng góp ý kiến cho giờ thao giảng.

- Cuối năm học tổ chức viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đánh giá, nhận xét thông qua hội đồng khoa học của Trung tâm theo đề tài đăng ký đầu năm của các giáo viên.

Sau khi kiểm tra đánh giá có tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, động viên khen thưởng kịp thời các giờ dạy hay, các giáo viên đạt xuất sắc trong hội thi.

Tóm lại: Việc đổi mới cải tiến phương pháp dạy học trong nhà trường là một công việc rất khó khăn, phức tạp nhưng nếu làm được nó sẽ có tác dụng mang tính quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm. Thực tế qua việc đổi mới cải tiến phương pháp dạy học số giáo viên giỏi cấp Trung tâm ngày càng đạt nhiều giờ tốt trong các đợt thi đua.

Như vậy: Từ kết quả này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là một việc pháp quan trọng mà người lãnh đạo Trung tâm cần chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hiện nay.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên

a. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra với mục đích nắm được việc thực hiện chương trình kế hoạch tiến độ giảng dạy của giáo viên, từ đó đánh giá tinh thần thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn, chất lượng giảng dạy, để kịp thời chấn chỉnh những điều thiết sót lệch lạc của giáo viên trong thực hiện quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy.

- Chỉ ra cho giáo viên biện pháp khắc phục những tồn tại thiết sót


viên.

- Bồi dưỡng những kinh nghiệm hay về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo


Giữ vững kỷ luật, khích lệ giáo viên đồng thời có cơ sở để đánh giá xếp

loại, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý

- Căn cứ vào yêu cầu đã qui định đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng

- Kiểm tra đánh giá xem xét hoạt động giảng dạy của giáo viên trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị

b. Nội dung thực hiện biện pháp

*Lập kế hoạch

Hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra giảng dạy cho từng học kỳ, cho cả năm học

Kế hoạch kiểm tra cần được xây dựng cụ thể chẳng hạn: Kiểm tra 1/2 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, các nội dung và hình thức và hình thức kiểm tra: Dự giờ, kiểm tra trắc nghiệm kết quả giảng dạy của giáo viên mỗi giờ dạy. Sau kiểm tra có kết luận đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm.

Công bố kế hoạch kiểm tra để hội đồng biết, cùng theo dõi để thực hiện và quyết định thành lập ban kiểm tra.

Ban kiểm tra gồm:

- Giám đốc, phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn

- Ban thanh tra nhân dân

- Công đoàn, đoàn thanh niên

Ngoài xây dựng kế hoạch định kỳ, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu tình hình cụ thể của nhà trường.

* Triển khai kế hoạch

- Để tiến hành kiểm tra thuận lợi, trong kế hoạch kiểm tra phải xây dựng mẫu biểu chi tiết chuẩn mực.

- Phân công ban kiểm tra thành nhóm phù hợp với đặc trưng của bộ môn để kết quả đánh giá chính xác khách quan.

- Tổ chức kiểm tra trình độ nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên qua việc:

+ Dự giờ đánh giá qua 3 tiết dạy của giáo viên để đánh giá xếp loại theo mười tiêu chuẩn của Bộ giáo dục (Tổng hợp phiếu đánh giá giờ dạy)

+ Kiểm tra lý thuyết, xây dựng một số giờ thao giảng theo phương pháp mới, đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc thiết kế của bài mẫu.

Qua đó đánh giá kiến thức, kỹ năng phối hợp các phương pháp giảng dạy qua giờ giảng và sự rèn luyện về tay nghề của giáo viên.

- Tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn qua việc:

+ Tiến hành cho điểm theo quy định đã được thể hiện ở trên sổ điểm, việc kiểm tra thực tế giảng dạy trên lớp cùng với kế hoạch bộ môn của mỗi cá nhân.

+ Việc tổ chức kiểm tra này có thể tiến hành dưới hiều hình thức nhưng chủ yếu là qua việc kiểm tra hồ sơ giáo án (về chất lượng, nội dung) qua kiểm nghiệm thực tế việc sử dụng phương pháp đồ dùng có hiệu qủa trên lớp, sự chuẩn bị của thầy và trò.

- Tổ chức kiểm tra chất lượng giảng dạy.

Qua kết quả học tập của học viên sau mỗi đợt thi học kỳ (thi đề của Sở) và kết quả học kỳ, cả năm học cùng với kết quả thi học sinh giỏi đối với học viên bổ túc.

* Chỉ đạo thực hiện

Khi kiểm tra có sự đánh giá, so sánh phân tích giờ dạy sau so với giời dạy trước, kết quả học tập cuối năm so sánh đối chiếu với kết quả ban đầu, kết quả năm sau so với năm trước để đánh giá sự cố gắng vươn lên của mỗi giáo viên trong quá trình tu dưỡng, trau dồi nghiệp vụ. Bao giờ cũng đánh giá theo chiều hướng đi lên, luôn trân trọng sự cố gắng của giáo viên. Kiểm tra phải có biên bản, phải ghi chép, tổng hợp, báo cáo.

Phải có đánh giá nhận xét, xếp loại nhận xét ưu khuyết điểm chính, thông báo trước hội đồng biết về kết quả kiểm tra, tiến hành khen thưởng những việc thực hiện, phê bình rút kinh nghiệm những việc chưa tốt.

* Kiểm tra đánh giá

Sau mỗi đợt kiểm tra có sổ theo dõi ghi chép (lưu) kết quả đánh giá xếp loại giảng của giáo viên hàng năm để tiện cho công tác đánh giá xếp loại công chức cuối năm.

Từ kết quả kiểm tra công tác giảng dạy ở mỗi năm. Ban giám đốc Trung tâm rút ra được kinh nghiệm chỉ đạo có phương hướng cho việc thực ở năm sau.

Tóm lại: Công tác kiểm tra đánh giá cần được chú trọng và duy trì thường xuyên, phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót để khắc phục bổ sung để tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy đi vào nề nếp nâng cao hiệu quả giảng dạy ở Trung tâm.

3.2.5. Tăng cường tính khách quan, đổi mới kiểm đánh giá kết quả học tập của học viên

a. Mục tiêu của biện pháp

- Kiển tra đánh giá nghiêm túc giúp lãnh đạo Trung tâm nắm vững hơn về kết quả học tập, ý thức học tập và rèn luyện của học viên (năng lực và trình độ) tìm được các nguyên nhân tồn tại trong việc tiếp thu vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo của học viên, có kế hoạch giúp giáo viên, học viên khắc phục các thiếu sót.

- Kiểm tra đánh giá nghiêm túc buộc học viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đều đạt được kết quả học tập cao hơn, học viên yếu kém không còn trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức tự giác học bài, làm bài, ngăn chặn các biểu hiện thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử.

- Kiểm tra đánh giá nghiêm túc giúp giáo viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác bồi dưỡng, giảng dạy của mình, tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu suất giờ dạy.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

* Lập kế hoạch

Đầu năm ban Giám đốc Trung tâm kiểm tra chất lượng, thông báo trong toàn bộ hội đồng để mọi người chủ động thực hiện và có kế hoạch giảng dạy, ôn tập.

- Kiểm tra đánh giá chung kết quả của Trung tâm ba lần, kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm và cuối học kỳ một, cuối năm học.

- Kiểm tra đánh giá hàng ngày qua các giờ lên lớp chính khóa

* Triển khai kế hoạch

- Tổ chức kiểm tra chung theo 3 đợt của sở, Trung tâm

- Sắp xếp cho học viên làm bài kiểm tra theo phòng thi, số báo danh theo từng khối A, B, C mỗi phòng bố trí 24 học viên/1 phòng (2 học viên/1 bàn)

- Đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm đối với môn lý, hóa, sinh từ 4 đến 6 mã đề, còn lại kiểm tra với đề tự luận (2 đề).

- Bố trí coi thi: 2 giáo viên/1 phòng thi theo đề chung của Sở hoặc Trung tâm.

- Tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung chương trình ôn tập, trọng

tâm.


- Cán bộ môn xây dựng đề thi, hướng dẫn chấm cho tổ chuyên môn

- Ban chuyên môn gồm:

+ Phó giám đốc phụ trách chuyên môn

+ Tổ trưởng chuyên môn

+ Thư ký hội đồng

+ Tổ trưởng giáo vụ - đào tạo

- Ban chuyên môn chịu trách nhiệm

+ Lập danh sách học viên tham gia dự thi theo khối xếp theo vần A, B,C, theo thứ tự từng phòng.

+ Bảo quản, chế bản, sao đề kiểm tra cho phù hợp, bảo đảm bí mật mà không để cho giáo viên và học viên biết trước.

+ Phân công coi thi hợp lý các buổi thi, ngày thi

+ Làm phách giao bài chấm. Tổng hợp lên điểm đánh giá chung

- Tổ chức kiểm tra thường kỳ thống nhất sự chỉ đạo của Trung tâm qua tổ chuyên môn ra đề kiểm tra với nhiều mức độ tương đương, đề bài ra phải phù hợp với đối tượng học viên. Đề ra có câu hỏi để học viên trung bình, yếu làm được. Mức độ yêu cầu hiểu bài, câu hỏi trắc nghiệm đối với các môn, lý, hóa, sinh, yêu cầu mức độ nhận thức của học viên: Nhận biết, thông hiểu vận dụng. (4 đến 6 mã đề) có môn còn lại dạng tự luận (ra 2 đề) câu hỏi kiểm tra phải phát huy được tư duy sáng tạo của học viên.

* Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo ra đề thi phải đảm bảo chính xác bí mật vừa với sức của học viên bổ túc, đảm bảo đúng trọng tâm chương trình giảng dạy.

Chỉ đạo coi, chấm nghiêm túc theo đúng quy chế thi, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng vừa rèn luyện nghiệp vụ làm thi cho giáo viên và học viên làm quen với không khí trường thi.

Phân công cụ thể trách nhiệm cho các thành viên trong ban chuyên môn, giáo viên và nhân viên phục vụ tổ chức thi chung.

* Kiểm tra đánh giá

Sau khi phân công, giáo viên thực hiện lãnh đạo Trung tâm phải kiểm tra các khâu: Từ ra đề kiểm tra, bảo đảm đề thi, chế bản sao in đề, đến tổ chức coi thi, chấm thi, lên điểm. Để có sự nhận xét, đánh giá đúng về việc thực hiện kế hoạch làm thi của nhà trường.

Trong quá trình coi thi, lãnh đạo Trung tâm kiểm tra từ khâu đánh số báo danh, gọi học viên vào phòng thi, phát đề thi, coi, chấm (trắc nghiêm 4 đến 6 mã đề). Sau khi lên điểm, phòng thi nào coi nghiêm túc và không nghiêm túc thể hiện rõ nét qua kết quả điểm thi từng môn theo phòng. Nếu phòng thi nào có số điểm gần như nhau dao động không đáng kể thì ở phòng đó giáo viên làm thi chưa hết trách nhiệm, coi thi còn lỏng lẻo.

Như vậy khi nhận xét đánh giá, lãnh đạo Trung tâm có thể nhìn nhận đánh giá một cách chính xác chi tiết kết quả thi phải ánh đúng thực chất học tập của học viên, tinh thần thái độ của đội ngũ giáo viên dạy học vào thực hiện các quy chế chuyên môn. Từ đó rút kinh nghiệm lên phương án cho việc chỉ đạo năm sau tốt hơn.

Tóm lại: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên một cách nghiêm túc, chính xác, khách quan và công bằng trong kiểm tra có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Để biện pháp này có hiệu quả thì nó phải được tiến hành một cách nghiêm túc đúng quy chế, có sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng giữa ban Giám đốc Trung tâm, tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy. Do vậy phải thực hiện một quy trình quản lý nghiêm ngặt từ việc giảng dạy cũng như ra đề kiểm tra, coi và chấm thi, không chỉ làm nghiêm túc ở một khâu nào đấy hoặc dễ dãi ở một quytrình nào mà thực sự phải làm nghiêm túc đúng quy chế mới có thể nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện mục tiêu chung của Trung tâm.

3.2.6. Đảm bảo đầu tư, sử dụng tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật và thiết bị dạy học

a. Mục đích của biện pháp

Cùng với cơ sở vật chất kĩ thuật trường học, trang thiết bị dạy học là điều kiện của quá trình dạy học là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình này, những điều đó sẽ không trở thành hiện thực nếu như cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023