Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 14

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học, cụ thể:

+ Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học, điều kiện cụ thể của trung tâm

+ Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên theo yêu cầu Đổi mới giáo dục

+ Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới cải tiến phương pháp dạy học, hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn

+ Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo

viên

+ Biện pháp 5: Tăng cường tính khách quan, đổi mới kiểm đánh giá kết

qủa học tập của học viên

+ Biện pháp 6: Đảm bảo đầu tư, sử dụng tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật và thiết bị dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các biện pháp quản lý đã được tổ chức khảo nghiệm. Kết quả khảo nghiệm khẳng định các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao, phù hợp với thực tiễn giáo dục tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh, Ninh Bình.

Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì thế để sự dụng nó hiệu quả CBQL Trung tâm cần áp dụng các biện pháp này một cách đồng bộ, đồng thời điều chỉnh một cách sáng tạo vào những thay đổi trong những thời điểm khác nhau. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ nâng cao chất lượng quản lý HĐDH tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh, Ninh Bình.

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay - 14

Tuy nhiên, các biện pháp được nêu ra không thể trách khỏi những thiếu sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong quá trình triển khai và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để các biện pháp này đi vào thực tiễn, hữu hiệu hơn góp phần vào quá trình quản lý toàn diện.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

* Về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX nhằm thực hiện chương trình yêu cầu chương trình cụ thể là : Quản lý hoạt động dạy học việc thực hiện nội dung chương trình, quản lý phương pháp giảng dạy (lựa chọn phương pháp phù hợp, quản lý theo chương trình mục tiêu đào tạo, quản lý việc dạy của giáo viên qua đó quản lý việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên giảng dạy tại trung tâm)

* Quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động dạy học Trung tâm GDTX, vì đối tượng người học tại trung tâm rất đa dạng, điểm xuất phát về kiến thức rất thấp, thời gian dành cho học tập không có nhiều nên hoạt động dạy học đảm bảo thực hiện tốt, có nề nếp giúp cho người học dễ tiếp nhận kiến thức, tự tin trong học tập từ đó nâng dần chất lượng đào tạo của Trung tâm GDTX và ngày càng khảng định vị trí của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân.

* Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình tôi thấy được các nhà quản lý trung tâm đã sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý về thực hiện chương trình, thực hiện quy chế chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học… Song việc giám sát thường xuyên của Giám đốc Trung tâm đối với hoạt động dạy học còn nhiều bất cập, chủ yếu là dựa vào sự tự giác của giáo viên, cán bộ quản lý chưa lắng nghe ý kiến học viên, chưa tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người học, quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm ít qua việc học tập kiến thức về quản lý. Từ đó chưa tạo nề nếp dạy học ở trung tâm.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ giáo dục và Đào tạo

- Có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên ở các địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Có những văn bản quy định cụ thể đối với GDTX cấp THPT về các vấn đề sau: Tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên; chế độ lao động, lương và phụ cấp cán bộ, giáo viên phù hợp với thực tế hiện nay là cán bộ, công chức làm việc 40giờ/tuần, cơ sở vật chất tối thiểu của một Trung tâm GDTX.

2.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

- Tổ chức tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phê duyệt quy hoạch đà tạo, bồi dưỡng giáo viên tăng cường công tác dự báo và kế hoạch phát triển giáo dục.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên, sớm có cơ chế, quan tâm tới GDTX cấp THPT.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnhNinh Bình

- Có đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất ngang tầm với các trường THPT để phục vụ tốt cho hoạt động dạy học và học tập.

- Có chính sách cụ thể và quan tâm đến đội ngũ giáo viên GDTX cấp THPT.

- Đề nghị Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình thường xuyên tăng cường, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy ở trung tâm

2.4. Đối với giáo viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ …từ đó tích cực tham gia các hoạt động bồi dưõng và

tự bồi dưỡng phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho bản thân; tích cực nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ vào quá trình dạy học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo-quản lý vàsự vận dụng vào quản lý giáo dục- quản lý nhà trường. Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD, Đại học Giáo Dục.

4. Đặng Quốc Bảo (2000),Quản lý giáo dục-Quản lý nhà trường. Một số hướng tiếp cận, Trường Quản lý giáo dục.

5. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai

6. Bộ Lao động Thuơng binh xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số: 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâmGDTX ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDTX cấp THPT

9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW4 khóa VII.

10. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11. Vương Toàn Quốc, (2018) “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại tung tâm GDTX quận 1 thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục (2019), NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.

13. Vũ Trọng Rỹ (2004), Quản lý CSVC-TBDH ở nhà trường phổ thông, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội

14. Phan Thế Sủng (2004), Quản lý quá trình dạy học, Tập bài giảng sau đại học, Học viện QLGD và ĐT, Hà Nội.

15. Phan Thành, (2019) “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ.

16. Thái Văn Thành, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế

17. Nguyễn Thị Tuyết, (2019) “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học hệ THPT ở trung tâm GDTX Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ.

18. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006) quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

19. Trần Kiểm (2012), Khoa học quản lý nhà trường phổ thôn NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Trần Kiểm (2014), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận về tực tiễn, NXB Giáo dục Hà Nội.

21. M. I Kondcop (2010) Tổ chức bộ máy quản lý, NXB Sự thật Hà Nội.

22. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (2010), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Phạm Việt Nhụ (2014), Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, đề cương bài giảng lớp cao học chuyên ngành QLHD, ĐHSP Hà Nội

24. Paul Hersey - Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

25. Trần Ngọc Quân (2016), Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH.

26. Đỗ Hoàng Toàn (2016), Lý thuyết quản lý - Ủy ban Quốc gia dân số

- Hà Nội.

27. Nguyễn Cảnh Toàn (2005), Đề tài nghiên cứu thí điểm giáo dục từ xa ở Việt Nam NXB Giáo dục Hà Nội.

28. Tô Bá Trượng (2011), GDTX thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt (2003), Nhà xuất bản Đà Nẵng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí