Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Cho Học Sinh Tiểu Học


điều hành hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Còn khách thể quản lý là người chịu sự tác động của chủ thể quản lý, thực hiện các quyết định quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lý vào HĐDH được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học

theo hướng phát triển năng lực.

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học là hệ thống biện pháp tác động, là sự thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể quản lý trường học, (Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, GV) đến HĐDH môn Toán nhằm mục tiêu phát triển năng lực đa dạng của học sinh.

1.3. Hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

1.3.1. Mục đích hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lý,


Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 4

Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Môn Toán cùng với các môn học khác ở cấp tiểu học tham gia vào mục tiêu giáo dục của nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị kiến thức cho học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với đặc điểm môn Toán và vai trò của bộ môn Toán đối với việc phát triển năng lực học sinh thì mục tiêu dạy học môn Toán ở cấp tiểu học là:

Về phẩm chất: Học sinh có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; có đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

Về năng lực: Học sinh có khả năng thực hiện các năng lực sau:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: thực hiện được các thao tác tư duy, biết đặt và trả lời câu hỏi, biết chỉ ra chứng cứ và lập luận cho một vấn đề cụ thể.

- Năng lực mô hình hóa toán học: sử dụng được các phép toán và công thức số học và vận dụng nó để giải quyết được các bài toán có lien quan.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được các vấn đề toán học, nêu được cách thức giải quyết vấn đề, thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học, biết sử dụng ngôn ngữ toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Biết tên gọi, tác dụng, cách sử dụng các công cụ và phương tiện học toán. Bước đầu nhận biết được một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lý.


1.3.2. Nội dung hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Nội dung chương trình dạy học môn Toán của cấp tiểu học được thể hiện trong“Phân phối chương trình môn Toán” và sách giáo khoa môn Toán ở từng lớp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng miền hoặc cả nước.

Chương trình môn Toán tiểu học hiện hành xác định bốn mạch kiến thức cốt lõi: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Các yếu tố hình học, Giải toán. Trong chương trình môn Toán tiểu học mới, mạch Giải toán tích hợp vào các mạch kiến thức còn lại thông qua hoạt động thực hành giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, chú ý hơn về việc rèn luyện những kỹ năng tính nhẩm căn bản, giảm kỹ thuật tính viết mà tang cường hơn việc thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn. Nói cách khác, nếu như một chương trình đặt mục tiêu truyền thụ kiến thức đơn thuần trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh BIẾT được những gì?” thì một chương trình đặt mục tiêu phát triển năng lực người học sẽ phải trả lời được câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh LÀM được những gì?”

Phân bố các mạch nội dung kiến thức của chương trình môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS gồm các mạch kiến thức sau: Số học, Hình học và đo lường, Thống kê và xác suất, Hoạt động thực hành và trải nghiệm.

1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

1.3.3.1. Tổ chức dạy học môn toán theo lớp

GV giảng dạy môn Toán cho học sinh theo đơn vị lớp hay còn gọi là hình thức lớp- bài. Đây là hình thức dạy học cơ bản, có nhiều khía cạnh tích cực như: Số lượng học sinh đông, ổn định theo biên chế lớp học, có thời gian học được chia thành từng tiết cụ thể theo thời khóa biểu. Hình thức này đảm bảo cho HĐDH được thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình, đào tạo


một số lượng lớn HS trong một thời gian ngắn.

1.3.3.2. Tổ chức dạy học theo nhóm ngoài lớp

Đây là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, cụ thể là dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV Toán, HS chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu hiểu biết của mình với bạn học, từ đó HS được ôn tập, củng cố kiến thức hoặc bổ sung những kiến thức còn thiếu. Hình thức này khai thác trí tuệ tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể. Tổ chức dạy học theo nhóm ngoài lớp dễ gây hứng thú và thái độ học tập tích cực cho HS, giúp học sinh phát triển năng lực tự học và năng lực giao tiếp toán học.

1.3.3.3. Dạy học thông qua cổng trực tuyến “Trường học kết

nối”

Đây là hình thức dạy học hiện đại, là ứng dụng của công nghệ điện toán

đám mây. Trên môi trường internet, GV và HS có thể tổ chức các hoạt động dạy học bằng các đoạn video clip, các file văn bản... Ưu điểm của phương pháp này là HS có thể nghe giảng nhiều lần trên một đơn vị bài học; quá trình dạy học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, GV và HS không cần tập trung tại cùng một địa điểm. Tuy nhiên, hiện nay hình thức dạy học này chưa được áp dụng rộng rãi ở các trường tiểu học.

1.3.4. Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

1.3.4.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà người thầy tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác nhau.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp giảm lối học thụ động và sách vở của HS, khuyến khích HS tham gia hoạt động xây dựng kiến thức bài học mới, tăng cường tính chủ động, sáng


tạo trong học tập. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp học nhóm, thảo luận, vấn đáp…

1.3.4.2. Phương pháp dạy học thảo luận nhóm

Dạy học dựa trên làm việc nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó lớp được chia thành nhiều hơn một nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước lớp để thảo luận chung trước khi GV đi đến kết luận cuối cùng.

1.3.4.3. Phương pháp thực hành luyện tập, trải nghiệm

Việc cho HS hoạt động thực hành là một phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động độc lập tích cực của bản thân mỗi HS nhằm luyện tập các kiến thức, kỹ năng của môn học cũng là khắc sâu củng cố các kiến thức đã được học đồng thời đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của HS.

Phương pháp thực hành luyện tập thường được sử dụng ngay sau khi hình thành kiến thức mới hoặc trong các tiết luyện tập, ôn tập. Điểm nổi bật của phương pháp này là HS phải được hoạt động. Và trước khi hoạt động thực hành, HS đã được thông báo kiến thức mới nhưng các em chưa nắm kiến thức một cách sâu sắc. Việc HS được hoạt động thực hành luyện tập là một hoạt động làm cho các em nắm kiến thức một cách chắc chắn, sâu sắc hơn.

1.3.4.4. Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán

Dạy học toán bằng phương pháp trò chơi là hoạt động GV tổ chức các trò chơi toán học chứa đựng trong nó một phần hoặc toàn bộ nội dung dạy toán để HS tham gia hoạt động chơi, qua đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức của bài học.

Dạy học bằng phương pháp trò chơi giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức bài học và nhớ lâu; huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý, quan sát gây chú ý và sự tò mò khoa học; tạo điều kiện để HS liên hệ học tập với đời sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn


chế như: Tốn thời gian, nếu không khéo điều khiển thì sẽ không thu được kết quả; GV dễ rơi vào bị động.

1.3.4.5. Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp liên môn

Môn Toán là môn khoa học cơ bản, là môn công cụ của rất nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, môn Toán có thể dễ dàng tích hợp với các môn học khác. Khi trong bài dạy môn Toán có tích hợp nội dung của các môn khác thì môn Toán sẽ sử dụng phối hợp các PPDH nâng cao tính thực tiễn và vận dụng các kiến thức Toán học vào đời sống.

1.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học là một nhân tố quan trọng của hoạt động dạy học, phản ánh kết quả vận động và phát triển tổng hợp của các nhân tố trong hoạt động dạy học, trong đó phản ánh tập trung nhất ở kết quả người học (Trần Thị Hương, 2017).

Mục tiêu của việc đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm ghi nhận sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Hình thức kiểm tra đánh giá: Vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các sản phẩm học tập, học sinh đánh giá lẫn nhau) vào những thời điểm thích hợp. Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng kết quả của học sinh đúng với năng lực của học sinh cuối mỗi gia đoạn học tập theo định hướng PTNL HS.

Yêu cầu của việc thực hiện kiểm tra đánh giá: Sử dụng các hình thức đa


dạng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, kiểm tra được các mức độ nhận thức của học sinh; cần chú trọng kiểm tra khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế… Tạo điều kiện để học sinh tự giác tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. Thực hiện công khai hóa các kết quả đánh giá; đảm bảo phát huy tác dụng điều chỉnh của hoạt động đánh giá đối với việc dạy học toán của học sinh và giáo viên.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán của giáo viên theo hướng phát triển năng lực cho học sinh

1.4.1.1. Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên

Kế hoạch dạy học môn Toán của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, cụ thể là tình hình thực tế của từng khối/lớp mà họ được giao phụ trách dạy và KH chuyên môn của nhà trường. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, tình hình thực tế của từng khối/lớp, toàn trường; trình độ và năng lực dạy học của GV và kết quả khảo sát chất lượng môn Toán ở các lớp học được giao từ đầu năm; GV sẽ xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp dạy mà mình phụ trách. Các chỉ tiêu này phải cao hơn mức độ nhận thức hiện có của HS để tạo được động lực cho hoạt động dạy và học môn Toán của GV và HS nhưng đồng thời cũng phải không quá cao để GV và HS có khả năng thực hiện được.

Chương trình dạy học môn Toán phải thể hiện mục tiêu, quan điểm, chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Quản lý chương trình dạy học môn Toán là nhiệm vụ của CBQL. HĐDH môn Toán phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. CBQL cần quan tâm quản lý HĐDH môn Toán theo yêu cầu, nội dung và hướng dẫn của chương


trình môn Toán. Để GV Toán xây dựng tốt KH dạy học và thực hiện đúng chương trình dạy học môn Toán thì HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau:

Nắm vững kế hoạch, chương trình môn Toán. HT nhà trường cần nắm vững các quy định liên quan đến việc xây dựng KH, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS như: Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, kế hoạch chuyên môn theo từng năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường.

Phổ biến kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường đến GV. HT phải quán triệt cho mỗi GV nắm vững các nội dung quan trọng của kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường trong các cuộc họp đầu năm học. Các nội dung phổ biến cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường.

Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy của GV. HT nhà trường cần đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu thực hiện thật cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng phổ biến chung chung gây khó khăn cho GV trong việc áp dụng; ban hành các quy chế làm việc làm việc của nhà trường trong đó có quy định, yêu cầu về việc lập kế hoạch bài dạy của GV.

Đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện CSVC, thời gian … cho GV. Đầu năm học, HT cùng với tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu dạy học bộ môn năm học và các điều kiện hỗ trợ để đạt được mục tiêu đó. HT nhà trường cần bổ sung đầy đủ SGK, tài liệu dạy học môn Toán tại thư viện để GV dễ dàng nghiên cứu khi cần thiết theo nhu cầu của tổ chuyên môn và của GV.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí