DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ | |
BGH BGDĐT CBQL CB CSVC CNTT DH ĐHSP ĐT ĐTB ĐLC GV GD GDĐT GDTH GVCN HĐDH HT HS KH KT-ĐG NGLL NXB NV PTNL PHT PPDH PTDH | Ban giám hiệu Bộ Giáo dục và Đào tạo Cán bộ quản lý Cán bộ Cơ sở vật chất Công nghệ thông tin Dạy học Đại học sư phạm Đào tạo Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giáo viên Giáo dục Giáo dục đào tạo Giáo dục tiểu học Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động dạy học Hiệu trưởng Học sinh Kế hoạch Kiểm tra, đánh giá Ngoài giờ lên lớp Nhà xuất bản Nhân viên Phát triển năng lực Phó Hiệu trưởng Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Hướng Phát Triển Năng Lực
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Cho Học Sinh Tiểu Học
- Quản Lý Hoạt Động Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Toán Của Gv
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Phụ huynh Phụ huynh học sinh Quản lý giáo dục Sách giáo khoa Sinh hoạt Thành phố Hồ Chí Minh Thứ hạng Thời khóa biểu Thiếu niên tiền phong Thông tư Tổ trưởng chuyên môn Ứng dụng công nghệ thông tin Xã hội |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS 36
Bảng 2.2. Thực trạng việc chuẩn bị hoạt động dạy học môn Toán của GV ...38 Bảng 2.3. Thực trạng việc thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của
giáo viên 39
Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Toán của HS 40
Bảng 2.5. Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên 43
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV 44
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên...45 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn 46
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV 47
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.48
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý sự phối hợp và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực
cho HS 49
Bảng 2.12. Thực trạng hiệu quả quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên 51
Bảng 2.13. Thực trạng hiệu quả quản lý giờ lên lớp của GV 52
Bảng 2.14. Thực trạng hiệu quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên 53
Bảng 2.15. Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn 54
Bảng 2.16. Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV 55
Bảng 2.17. Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực 55
Bảng 2.18. Thực trạng hiệu quả quản lý sự phối hợp và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển
năng lực cho HS 56
Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu học Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
.....................................................................................................57
Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu học Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh 58
Bảng 2.21. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu học tại Quận 10 hiện nay của GV.59
Bảng 2.22. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu học tại Quận 10 hiện nay của CBQL
.....................................................................................................61
Bảng 3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS 84
Bảng 3.2. Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh 85
Bảng 3.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho GV theo định hướng phát triển năng lực học sinh 86
Bảng 3.4. Chỉ đạo GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán 88
Bảng 3.5. Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL 89
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Nguồn lực quan trọng nhất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con người”. Muốn có nguồn lực con người tốt, đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì vai trò của GD là rất quan trọng. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là một nội dung đang được quan tâm rất nhiều với mục đích nâng dần chất lượng dạy và học. Nghị quyết 29 hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã viết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Ở mỗi bậc học, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh khác nhau, các mục tiêu giáo dục đề ra cũng sẽ khác nhau. Ở tiểu học, học sinh tiếp cận với kiến thức mới thông qua quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy để mang lại hứng thú cho học sinh. Muốn thay đổi chất lượng giáo dục trước hết phải quan tâm đến chất lượng giảng dạy thông qua các hoạt động dạy và học của GV và HS; trong đó hoạt động của HS là quan trọng nhất.
Trong các môn học ở cấp Tiểu học thì môn Toán được xem là một môn học khá khô khan, tẻ nhạt nhưng lại là môn học mà các em học sinh khá yêu thích vì các em được làm quen với những con số, những hình học, những phép tính,…đầy hứng thú và vui nhộn. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giáo viên vẫn chưa quan tâm đầu tư nhiều đến việc giảng dạy môn Toán. Trong những tiết học Toán, giáo viên chủ yếu chỉ cung cấp cho học sinh những kiến
thức khô khan mà chưa có sự lôi cuốn, chưa có sự đổi mới để học sinh thật sự có hứng thú học tập. Ở cấp Tiểu học, lớp 1 có thể xem là lớp học căn bản và nền tảng quan trọng nhất về mặt kiến thức cho những lớp học tiếp theo sau, là lớp học khởi đầu khá nhẹ nhàng. Vì vậy chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới đây được áp dụng bắt đầu được thực hiện từ lớp 1; trong đó nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Định hướng dạy học này là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn giáo dục hiện nay khi mà năng lực của người học được chú trọng nhiều hơn, chuyển dần giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Hiện nay việc thực hiện giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đã bắt đầu được thực hiện ở các trường tiểu học trên địa bàn ở TPHCM, trong các môn học chính khóa như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH,… nhưng chưa được vận dụng rộng rãi. Công tác quản lý hoạt động dạy học này cũng đang gặp nhiều lúng túng vì nó còn khá mới mẻ, các trường chưa được hướng dẫn cụ thể phải thực hiện như thế nào, GV cũng chưa được tham gia nhiều các buổi tập huấn về hướng dẫn giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Quận 10 cũng như các quận/huyện khác của TPHCM, cũng thực hiện những nội dung, quan điểm, chủ trương và định hướng của ngành GDĐT trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Xuất phát từ những nội dung nói trên và điều kiện làm việc thực tế cụ thể của bản thân hiện nay, để có thể quản lý tốt hoạt động dạy học môn Toán của GV và đánh giá đúng thực trạng của hoạt động này, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường tiểu học quận 10, TPHCM” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng HĐDH môn Toán và quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học trên địa bàn TPHCM hiện nay còn khá mới mẻ, do đó công tác quản lý còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng trong việc triển khai thực hiện giảng dạy cũng như công tác kiểm tra, đánh giá chưa được sâu sát. Nếu hiểu rõ thực trạng của công tác này thì có thể đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học trên địa bàn TPHCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.
6. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học Quận 10, TPHCM.
Nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu hoạt động dạy của GV và nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một.
Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn của nhà trường, không nghiên cứu chủ thể quản lý ở cấp PGD.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống: Được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm này giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một; từ đó tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động này.
7.1.2. Quan điểm lịch sử-logic: Giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra và thu thập số liệu một cách chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu của đề tài.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn: Được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn giúp người nghiên cứu đánh giá khách quan thực trạng công tác quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.