Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện, Tài Liệu Dạy Học


HĐDH theo định hướng PTNL HS. Một môi trường dạy học chuẩn mực, thân thiện sẽ giúp các em có một môi trường tốt để phát huy năng lực tư duy, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, tích cực, tự giác học tập. Môi trường này bao gồm bầu không khí tâm lý, các mối quan hệ giao tiếp giữa GV và HS, các tình huống dạy học có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy sáng tạo trong học tập môn Toán của HS.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu dạy học

Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các thiết bị dạy học hiện đại, bảng tương tác, các phần mềm hỗ trợ HĐDH môn Toán như Ketch pad, E-learning…các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, kiểm tra như McMix, Quest, Moodle… rất cần thiết và hữu hiệu đối với hoạt động đổi mới phương pháp, kiểm tra- đánh giá. Nó giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, đánh giá quá trình học tập của HS. Bên cạnh đó, các thiết bị, phần mềm quản lý nền nếp học sinh, quản lý kết quả học tập HS, website của nhà trường, trang mạng “Trường học kết nối”… là những công cụ không thể thiếu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.

1.5.2.2. Sự quan tâm của gia đình và xã hội

Sự quan tâm của gia đình và xã hội có tác động rất lớn đối với hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS. Để nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán chúng ta cần có đầy đủ CSVC, trang thiết bị hiện đại được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và hoạt động tài trợ của các công trình giáo dục từ Cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân. Bên cạnh đó, gia đình và XH cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao ý thức học tập của HS. Đặc biệt sự quan tâm của quý PH là quan trọng hơn cả trong việc phối hợp với GV, với


nhà trường trong việc tổ chức thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

1.5.2.3. Cơ chế, chính sách về dạy học

Nếu có cơ chế chính sách đãi ngộ tốt, chúng ta sẽ khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; từ đó, nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, triển khai các lý luận dạy học môn Toán vào thực tiễn tại các trường tiểu học; khuyến khích các trường mạnh dạn đẩy mạnh hơn nữa HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.


Kết luận chương 1


Dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường phổ thông. Kết quả của HĐDH không chỉ phản ánh hiệu quả của quá trình dạy học của GV và HS mà còn phản ánh hiệu quả của công tác quản lý của hiệu trưởng nhà trường đối với quá trình dạy học. Hiện nay, DH nói chung và DH môn Toán nói riêng theo định hướng PTNL là yêu cầu tất yếu của các trường tiểu học. Nó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Nghiên cứu về lý luận quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học là một vấn đề cấp thiết trước yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của HS.

Ở chương 1, tác giả luận văn đã khái lược về kết quả các công trình nghiên cứu về dạy học theo định hướng PTNL, quản lý HĐDH theo định hướng PTNL trong nước và quốc tế của nhiều tác giả, xác lập được những ưu điểm về cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng vào thực tiễn quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

Từ đó, tác giả luận văn tổng thuật các khái niệm cơ bản của đề tài (như HĐDH theo định hướng PTNL, quản lý HĐDH theo định hướng PTNL). Tác giả đã xác lập lý luận HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL của HS là: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức. Đồng thời xác lập cơ sở lý luận về quản lý HĐDH theo định hướng PTNL trên các khía cạnh: mục tiêu quản lý, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý kế hoạch chương trình dạy học, quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn.

Đây là cơ sở lý luận để tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho HS ở các trường tiểu học tại quận 10, TPHCM trong chương tiếp theo.


Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. Khái quát tình hình giáo dục tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 10, TPHCM gồm có 17 trường Tiểu học được phân bố đều từ Phường 1 đến Phường 15. Trong đó có 5 trường hạng 1, 8 trường hạng 2, 4

trường hạng 3.

Các trường đều có đầy đủ CSVC để tổ chức HĐDH cho con em tại quận 10, TPHCM. Là một trong những quận trung tâm của Quận nên cơ sở trường lớp được đầu tư khá tốt, hiện đại, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ, bên cạnh các trang thiết bị dạy học thông thường theo quy định của Bộ GDĐT, nhiều trường còn trang bị thêm hệ thống máy chiếu projector, bảng tương tác, tivi trong từng lớp học. Hằng năm, các nhà trường đều tiến hành mua sắm các trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

Mọi hoạt động giáo dục ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TPHCM đều thực hiện theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM. Các trường đều tăng cường kiểm tra việc giảng dạy môn Toán theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo quyết định 16/2006/BGDĐT nhưng phù hợp với đặc điểm học sinh của các trường.

Việc biên soạn đề kiểm tra môn Toán được giao cho các trường tự chủ động thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh của từng trường. Từ năm học 2015-2016, các trường đều chú ý đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh đã góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

100% các trường đều tổ chức theo mô hình dạy 2 buổi/ngày, có bán trú


cho tất cả HS, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho PH yên tâm gửi con em theo học tại các trường. Hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo thực tế, hoạt động của các câu lạc bộ trong trường học ngày càng được chú ý nâng cao về chất lượng. Chất lượng giáo dục của Quận 10 ngày càng được củng cố và nâng cao.

100% CBQL, TTCM và GV đều có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên (đạt trình độ trên chuẩn). Đây là điều thuận lợi trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh, tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Về thâm niên công tác, lực lượng GV có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm (trên 15 năm) và GV trẻ (kinh nghiệm giảng dạy dưới 15 năm) có tỷ lệ gần ngang bằng nhau. Điều này thuận lợi nhiều trong việc tổ chức các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới do thầy cô đã rất hiểu học sinh, có kinh nghiệm giảng dạy, xử lý tốt các tình huống sư phạm và quản lý tốt việc thực hiện nền nếp học tập của HS. Tuy nhiên đối với lực lượng GV lâu năm thì việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy cũng như thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cũng sẽ gặp một số trở ngại nhất định, làm với một tâm thế không hào hứng, làm cho xong nhiệm vụ với tâm lý ngại khó và lớn tuổi. CBQL có kinh nghiệm quản lý trên 15 năm chiếm đa số vì vậy công tác quản lý dạy và học sẽ được thực hiện tốt và tích cực trong việc vận động, tạo điều kiện cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cũng như ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngày càng nhiều.

2.2. Thể thức nghiên cứu

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Để khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học Quận 10, TP.HCM; tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 47 CBQL và TTCM, 84 GV, trong đó có 32 CBQL, 15 TTCM khối 1, 84 GV giảng dạy lớp 1 ở 17 trường Tiểu học.


Nội dung khảo sát:

Các hoạt động tổ chức, chỉ đạo của CBQL, tổ khối trưởng.

Thực trạng nhận thức của CBQL, GV; thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn khối 1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS.

2.2.2. Cách thức khảo sát thực trạng

2.2.2.1. Khảo sát bằng bảng hỏi

Để tìm hiểu thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường Tiểu học tại Quận 10, TPHCM; tác giả đã xây dựng 3 phiếu điều tra.

+ Phiều điều tra ý kiến của CBQL: gồm 2 phần: phần I có 2 câu với nội dung khảo sát về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS; phần II gồm 3 câu với nội dung khảo sát về thực trạng quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS .

+ Phiếu điều tra ý kiến của giáo viên: gồm 2 phần: phần I có 2 câu với nội dung khảo sát về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS; phần II gồm 3 câu với nội dung khảo sát về thực trạng quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo


định hướng PTNL cho HS, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý các hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS .

+ Phiếu điều tra ý kiến của phụ huynh học sinh: gồm 3 câu với nội dung khảo sát về nhận thức của PHHS đối với hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, nhận xét về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL cho HS, các biện pháp phối hợp để thực hiện hiệu quả việc dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS .

Sau khi thu thập ý kiến, đề tài dùng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20, Microsoft Excel. Trong đó quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ thực hiện như sau:

Mức độ đánh giá

Điểm

- Đồng ý/Thường xuyên/Hiệu quả/Cần thiết/Khả thi

3

- Phân vân/Ít thường xuyên/Ít hiệu quả/Ít cần thiết/Ít khả thi

2

- Không đồng ý/Không thực hiện/Không hiệu quả/Không cần

thiết/Không khả thi

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 6

Thang điểm trung bình

- Từ 2,34 đến 3,0: đánh giá ở mức độ cao

- Từ 1,67 đến cận 2,34: đánh giá ở mức độ trung bình

- Từ 1,0 đến cận 1,67: đánh giá ở mức độ thấp

2.2.2.2. Khảo sát bằng phỏng vấn

Tác giả đã phỏng vấn 03 CBQL, 01 TTCM, 01 GV giảng dạy lớp 1 để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng HĐDH môn Toán, thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Tiểu học ở Quận 10, TPHCM.


2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán 1 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS


STT

Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho

học sinh là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

2,87

0,337

2,90

0,334


2

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là dạy học theo hình thức đổi mới, sáng tạo, hướng học sinh hình thành và phát huy các năng lực, phẩm chất của cá nhân như:

sáng tạo, tư duy trừu tượng...

3,00

0,000

2,93

0,259


3

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là học sinh tự mình chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập

với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

2,89

0,375

2,99

0,109


4

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là dạy học sử dụng những phương pháp tích cực; trong đó giáo viên là người dẫn dắt, học

sinh đóng vai trò chủ đạo.

2,94

0,247

2,93

0,259

Điểm trung bình chung

2,93


2,94


Bảng 2.1 cho thấy không có sự khác biệt trong nhận thức của CBQL và GV về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS. Điều đó cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023