Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Ptnl Ở Các Trường Tiểu Học


thấy cả CBQL và GV đều cho rằng dạy học theo định hướng PTNL cho HS là yêu cầu cấp thiết hiện nay, là dạy học sử dụng những phương pháp tích cực với những hình thức đổi mới, sáng tạo hướng HS hình thành và phát huy các năng lực, phẩm chất của cá nhân. Hầu hết các nội dung đều đạt ở mức độ cao (đều có ĐTB trên 2,90).

Thầy PHT_01 trường THA cho rằng: “Dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS là thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay, góp phần đào tạo HS trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0. Vì vậy, HT nhà trường đã chỉ đạo GV tăng cường đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn”.

Với phụ huynh, họ cũng có nhận thức khá đầy đủ về nội dung này qua các ý kiến thể hiện ở bảng sau đây:

Câu hỏi: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đang là xu hướng hiện nay ở các nhà trường. Theo Anh/Chị dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh có những điểm nổi bật nào?



STT


Nội dung

Các mức độ

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý


1

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là dạy học theo hình thức đổi mới: học sinh tự hình thành và phát huy các năng lực, phẩm chất của cá

nhân như: sáng tạo, tư duy trừu tượng...

58

(82.9%)

10

(14.3%)

2

(2.9%)


2

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là

học sinh tự mình chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ

58

(82.9%)

11

(15.7%)

1

(1.49%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 7



chức, hướng dẫn của giáo viên.





3

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là dạy học sử dụng những phương pháp dạy học tích cực; trong đó giáo viên là người dẫn dắt, học

sinh đóng vai trò chủ đạo.

61

(87.1%)

9

(12.9%)


Kết quả trên cho ta thấy hiện nay phụ huynh cũng có nhận thức rõ và quan tâm về việc dạy học theo định hướng PTNL cho HS. Nhận thức này cũng tương đồng với CBQL và GV. Điều này sẽ giúp cho GV dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tổ chức và định hướng các hoạt động dạy học.

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL ở các trường Tiểu học

Bảng 2.2. Thực trạng việc chuẩn bị hoạt động dạy học môn Toán của GV

STT

Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1

Tiến hành khảo sát năng lực học

sinh trước khi lập kế hoạch dạy học.

2,51

0,655

2,51

0,655


2

Lập kế hoạch dạy học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường và tổ chuyên môn, thể hiện rõ tính phân hóa theo từng nhóm đối tượng học

sinh.

2,81

0,398

2,81

0,398


3

Kế hoạch bài dạy còn chung chung, chưa có sự phân hóa các nhóm đối tượng, chưa thể hiện việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung giảng dạy theo định hướng phát

triển năng lực cho HS.

1,91

0,583

1,91

0,583


4

Các hoạt động dạy học được thiết kế một cách khoa học, đúng trọng tâm, có vận dụng kiến thức để vận

dụng vào việc giải quyết các vấn

2,83

0,380

2,83

0,380



đề thực tiễn.





Điểm trung bình

2,52


2,52


Bảng 2.2 cho thấy việc chuẩn bị hoạt động dạy học môn Toán của GV ta nhận được ý kiến tương đồng của CBQL và GV (ĐTB đều bằng 2,52). Điều này cho thấy công tác chuẩn bị hoạt động dạy học của GV được thực hiện thường xuyên. Kế hoạch dạy học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường và tổ chuyên môn, thể hiện rõ tính phân hóa theo từng nhóm đối tượng học sinh được đánh giá ở mức cao (ĐTB=2,81). Kế hoạch bài dạy còn chung chung, chưa có sự phân hóa các nhóm đối tượng, chưa thể hiện việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho HS được đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho thấy kế hoạch dạy học được GV xây dựng dựa theo kế hoạch chung của nhà trường và được thiết kế phân hóa theo nhóm đối tượng thể hiện nội dung giảng dạy theo hướng PTNL HS chứ không thể hiện chung chung.

Bảng 2.3. Thực trạng việc thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của

GV



STT

Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1

GV tổ chức giờ học truyền thống: thầy giảng, trò nghe, chưa chú

trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

1,83

0,670

1,83

0,670


2

GV tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phù hợp với nội dung bài học, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, có liên hệ nội dung bài

học với thực tế.

2,89

0,312

2,89

0,312

3

Bầu không khí học tập tích cực, thân thiện, quan tâm đến từng đối tượng HS.

2,89

0,312

2,89

0,312

4

Bầu không khí học tập thụ động, chủ yếu HS chỉ ngồi nghe giảng, GV không tương tác nhiều với HS.

1,57

0,715

1,57

0,715



5

GV sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống: vấn đáp, trả lời câu hỏi, giảng giải,…chưa tạo hứng

thú học tập cho HS.

1,81

0,647

1,81

0,647


6

GV sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: thảo luận nhóm, khăn phủ bàn,…kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp

với từng bài học cụ thể.

2,70

0,507

2,70

0,507

Điểm trung bình

2,28


2,28


Bảng 2.3 cho thấy việc GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao (ĐTB=2,7). Ngược lại, việc sử dụng các PPDH truyền thống được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB=1,81). Điều này cho thấy GV cũng đã sử dụng khá tốt các PPDH tích cực khi lên lớp. Tuy nhiên các phương pháp dạy học này cũng chưa được GV thực hiện thường xuyên khi lên lớp thể hiện qua việc đánh giá của CBQL và GV chỉ đạt ở mức độ trung bình (ĐTB=2,28).

Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS


STT


Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1

GV xây dựng ma trận đề dựa vào

chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực HS.

3,00

0,000

2,99

0,109


2

GV đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS dựa vào năng lực của từng cá nhân thông qua việc tham gia các hoạt động học tập trên lớp,

có chú trọng việc HS đánh giá lẫn nhau.

2,89

0,312

2,89

0,311


3

Nội dung kiểm tra có chú trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức vào

giải các bài toán cụ thể nhằm đánh giá năng lực HS.

2,85

0,360

2,95

0,214


4

Đánh giá còn chung chung, chưa cụ thể, còn cảm tính theo chủ quan của GV.

1,74

0,820

1,29

0,505

Điểm trung bình

2,62


2,53


Ở bảng 2.4, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS; chúng ta nhận được ý kiến khá tương đồng của CBQL và GV (ĐTB ở mức cao). Điều này cho thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên việc đánh giá cũng còn ý kiến trái chiều của CBQL và GV. Với GV họ tự tin với những cách đánh giá của mình nhưng với CBQL thì chưa đồng tình cao. CBQL cho rằng vẫn còn GV chưa thực hiện tốt công tác đánh giá này, cụ thể việc đánh giá cũng còn chung chung, chưa được cụ thể theo yêu cầu và còn mang cảm tính theo chủ quan của GV.

Trao đổi về vấn đề này, cô HT trường THB cho rằng “Việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS đã được quán triệt, triển khai đến từng GV nhưng cũng chưa được thực hiện thường xuyên theo hướng PTNL cho HS. GV cũng đã thực hiện nhưng vẫn còn 1 số GV nhận xét chưa đi sâu vào nội dung, chưa nêu được ý nghĩa của việc đánh giá này hoặc vẫn còn thực hiện đánh giá như trước đây: đánh giá chung chung, nhận xét cũng mang tính chung chung, chưa nêu rõ được nội dung đánh giá mà mang tính chủ quan, cảm tính của GV đối với HS”.

Để làm rõ hơn thực trạng này, tác giả đã khảo sát ý kiến của phụ huynh theo nội dung được thể hiện ở bảng dưới đây:

Câu hỏi: Anh/Chị vui lòng cho biết việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL ở trường mà con Anh/Chị đang học hiện nay theo các mức độ dưới đây:


STT

Nội dung

Các mức độ

Hiệu quả

TX

ITX

KTH

HQ

IHQ

KHQ


1

GV thực hiện nhận xét bằng lời bài làm của HS hằng ngày

trong vở bài tập.

69

(98.6%)

1

(1.4%)


69

(98.6%)

1 (1.4%)



2

Hàng tháng, GV có nhắn tin cho PH biết về kết quả học tập của HS qua tin nhắn

điện tử và sổ liên lạc.

70

(100%)



69

(98.6%)

1 (1.4%)



3

Hàng tháng đều có bài kiểm tra trên lớp

để đánh giá năng lực học tập của HS.

69

(98.6%)

1

(1.4%)


68

(97.1%)

2 (2.9%)



4

Việc nhận xét thường xuyên của GV còn chung chung, chưa cụ thể, còn cảm tính theo

chủ quan của GV.

27

(38.6%)

19

(27.1%)

24

(34.3%)

29

(41.4%)

17

(24.3%)

24

(34.3%)


5

Lời nhận xét của GV mang tính tích cực, động viên HS, phù

hợp với năng lực của từng HS.

58

(82.9%)

12

(17.1%)


59

(84.3%)

11

(15.7%)


Qua nội dung khảo sát ý kiến của phụ huynh, ta nhận thấy hoạt động kiểm tra đánh giá của GV hiện nay đã được thực hiện thường xuyên qua việc nhắn tin điện tử, kiểm tra trên lớp, ghi vào vở bài tập hàng ngày. Tuy nhiên việc nhận xét thường xuyên vẫn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, còn phản ánh sự chủ quan và cảm tính của GV. Điều này thể hiện GV hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL cho HS.


2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên


STT


Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

CBQL nắm vững kế hoạch,

chương trình giảng dạy môn Toán.

3,00

0,000

3,00

0,000

2

CBQL hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy

theo định hướng phát triển năng lực cho GV.

2,85

0,360

2,81

0,452

3

CBQL góp ý, phê duyệt kế hoạch dạy học của GV hàng

tháng.

3,00

0,000

2,83

0,434

4

Tài liệu tham khảo, hướng dẫn về việc soạn giảng bài dạy môn Toán theo định hướng phát triển

năng lực cho HS chưa được cung cấp đầy đủ.

2,38

0,709

2,20

0,803

5

CBQL phối hợp với Tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy theo định hướng phát triển

năng lực của GV.

2,72

0,452

2,75

0,535

Điểm trung bình

2,79


2,72



Bảng 2.5 cho thấy việc quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của GV nhận được ý kiến tương đồng của CBQL và GV ở mức độ cao (ĐTB đều trên 2,7). Điểu này cho thấy CBQL quản lý khá tốt kế hoạch, chương trình dạy học của GV, có góp ý phê duyệt kế hoạch dạy học hàng tháng của GV và phối hợp với TTCM trong việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV. Hiện nay nội dung được quan tâm là tài liệu tham khảo về việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL cho HS tiểu học khá đầy đủ


nhưng các tài liệu hướng dẫn cụ thể về chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cụ thể cho từng lớp học, từng môn học cụ thể thì chưa được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của GV.

Trao đổi về nội dung này, Cô GV1_GV lớp 1 trường THC chia sẻ: “Kế hoạch giảng dạy của GV luôn luôn bám sát nội dung chương trình theo quy định chung, được BGH ký duyệt và góp ý hàng tháng. Sau mỗi tiết dạy, GV đều có ghi chú những nội dung cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn cho những tiết học sau”. Về tài liệu tham khảo hướng dẫn về chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng PTNL, cô cho rằng: “Hiện nay đã có các tài liệu hướng dẫn về chương trình và nội dung giảng dạy theo định hướng PTNL cho HS ở cấp phổ thông nhưng các tài liệu hướng dẫn cụ thể việc giảng dạy cho từng môn và từng lớp học thì chưa được cung cấp đầy đủ”.

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV



STT

Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

2.1

CBQL quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, kế hoạch dạy học, lịch báo giảng.

3,00

0,000

2,92

0,318

2.2

CBQL thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp GV, phân tích giờ dạy của GV để kịp thời tư vấn, giúp đỡ cho GV khắc phục những hạn chế trong việc giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực

cho HS.

2,96

0,204

2,93

0,259

2.3

CBQL tổ chức nhiều các chuyên đề về giảng dạy môn Toán theo

định hướng phát triển năng lực cho HS.

2,53

0,504

2,67

0,474

2.4

CBQL kiểm tra thường xuyên việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy

học của GV khi lên lớp.

2,81

0,398

2,85

0,364

Điểm trung bình

2,83


2,84


Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí