Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Hướng Phát Triển Năng Lực


7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tìm hiểu các tài liệu, giáo trình, các bài báo và tạp chí khoa học đề cập đến các hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực của HS ở một số trường tiểu học, từ đó trang bị cơ sở lý luận phục vụ việc nghiên cứu, nhiệm vụ và mục đích của đề tài.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Phân tích, đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động quản lý dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một.

Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp Một và thực trạng quản lý các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.

Đối tượng khảo sát: CBQL, GV, PHHS.

Mẫu bảng hỏi: Xây dựng 3 bảng khảo sát của CBQL, GV và PHHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường tiểu học Quận 10, TPHCM.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp một ở các trường tiểu học Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh - 3

Nội dung: Trên cơ sở khảo sát ý kiến qua bảng hỏi, đề tài tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề trong thực trạng nhận thức của CBQL về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS, thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho HS, thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình dạy học của GV, thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

Mẫu phỏng vấn: 3 CBQL, 1 TTCM, 1 GV lớp Một.


7.2.3. Phương pháp thống kê toán học:

Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS for Windows Version 24 và Microsoft Excel để xử lý số liệu thống kê như tính trung bình, tỷ lệ phần trăm, so sánh trung bình, xem xét mối tương quan giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

8. Cấu trúc của luận văn

Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương chính, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực của HS Tiểu học.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TP.HCM.

Chương 3: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp Một ở các trường Tiểu học Quận 10, TPHCM.

Phần kết luận và khuyến nghị.

Cuối luận văn có các phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo.


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

Dạy học phát triển là một xu hướng được nhấn mạnh gần đây, nhưng trong lịch sử dạy học, chúng ta có thể thấy quan diểm này đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể đến như: Quản Trọng, người dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục cho rằng: “Kế hoạch trọn đời chẳng gì bằng trồng người” hay Khổng tử thì lại đề cao vai trò của học sinh và rất coi trọng tính tích cực nhận thức của người học, người thầy ở vị trí khai mở, hướng dẫn, còn mọi vấn đề do người học tìm ra. Ở Phương Tây, Socrate đã dạy học bằng phương pháp đàm thoại, nâng cao vai trò của hoạt động học qua trao đổi, góp ý. Ông cho thấy việc học là vô cùng, liên tục và kéo dài. Trong thời gian này Giáo dục học chỉ được xem là một phần của Triết học.

Đến cuối thế kỷ 16, giáo dục học mới chính thức tách khỏi Triết học để trở thành một ngành khoa học riêng biệt. Một trong những nhà giáo dục tiêu biểu trong giai đoạn này là: Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki, người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy - học lớp bài, đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo ông, dạy học phải làm như thế nào để người học tự tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt lấy bản chất của sự vật và hiện tượng. Tiếp theo đó, John Dewey, nhà sư phạm người Mỹ, đã đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là hoạt động thực tiễn để bổ sung vào kiến thức của học sinh ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên. Ông đặc biệt chú ý đến hoạt động học khi viết: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục, nói không phải là dạy, nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh”. Đây là ý tưởng khởi nguồn cho triết lý “Lấy học sinh làm trung tâm trong giáo dục”. Có thể thấy quan điểm của J.A.Comenxki và John Dewey là dạy học theo định hướng PTNL cho HS mặc dù chưa có nghiên cứu


cụ thể nào về việc tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động dạy học theo định hướng PTNL cho HS.

Các nhà QLGD Nga rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục thông qua các biện pháp quản lý và cho rằng kết quả các hoạt động của nhà trường phụ thuộc vào việc tổ chức và quản lý của đội ngũ GV. Nhiều tác giả như V.P. Xtrezicodin, G.I. Goocsia, V.A. Xukhomlinxki đã đưa ra một số công việc quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó có đề cập đến việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức hội thảo khoa học trong đội ngũ giáo viên về các vấn đề đổi mới quá trình dạy học, phương pháp dạy học và giáo dục học sinh, tổ chức dự giờ và phân tích bài học.

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, sách báo về QLGD đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều mà trong đó điển hình là các công trình đề cập đến những quan điểm mới về QLGD nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở nước ngoài vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về việc quản lý các hoạt động dạy học các phân môn ở cấp Tiểu học theo định hướng PTNL cho HS.

1.1.2. Ở Việt Nam

Trước tiên phải kể đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, người chorằng giáo dục phải gắn với với mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước trong từngthời kỳ, nội dung giáo dục phải toàn diện và học phải đi đôi với hành, lý luậnphải liên hệ với thực tiễn. Để thực thực hiện tư tưởng của Bác về giáo dục,các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục và quản lýgiáo dục, cụ thể như: Tác giả Trần Kiểm với tài liệu “Những vấn đề cơ bảncủa khoa học quản lý giáo dục” đã khái luận về phương pháp luận macxit, tưtưởng Hồ Chí Minh, các cách tiếp cận hiện đại, ví dụ, sơ đồ PERT, 5 tiêuchuẩn SMART, thang bậc nhu cầu do Maslow đề ra....

Đi vào nghiên cứu cụ thể một nhân tố cấu trúc của hoạt động dạy học,tác giả Phan Trọng Ngọ về “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà


trường” và tác giả Lê Văn Tiến với tác phẩm “Phương pháp dạy học môn

Toán”, các tác phẩm trên đã trình bày đầy đủ về PPDH dạy học nói chung và


PPDH môn Toán nói riêng và các tình huống điển hình trong DH môn Toán ở

trường phổ thông hiện nay Với tác phẩm “Giáo trình PPDH môn Toán ở THPT theo định hướng

tích cực” tác giả Bùi Thị Hường đã đi sâu vào nghiên cứu PPDH nhằm PTNL

cho HS. Tác giả đã chỉ ra cách thức GV tiến hành các hoạt động dạy học để


PTNL cho HS. Bên cạnh HĐ dạy của GV còn có HĐ học của HS. Nếu HS


chủ động, tích cực, tự giác, biết phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì học

sinh sẽ nhanh chóng nắm vững tri thức, phát triển toàn diện nhân cách.

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, một nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu


sâu và cho xuất bản tuyển tập “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” qua đó,

thấy được mối liên kết của ba mặt nói trên, tác giả Nguyễn Văn Đản có công


trình nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động học”, Đỗ Linh - Lê Văn nghiên cứu

về “Phương pháp học tập hiệu quả”.

Trong những năm gần đây đứng trước nhiệm vụ đổi mới GD và ĐT nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng, đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong đó có những nhà GD, nhà tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề đổi mới quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn khoa học với thực tiễn, lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học như: (Phạm Minh Hạc, 1986), (Bùi Văn Quân, 2007).

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung nghiên cứu đầy đủ các


nội dung của HĐDH, quản lý HĐDH, đặc biệt trong thời gian gần đây có

nhiều tác phẩm nghiên cứu HĐDH môn Toán và DH theo định hướng PTNL


HS, nhưng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS chưa được

nghiên cứu nhiều.

Có thể nói GDTH là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục của chúng ta “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát


triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. (Điều 29, Luật Giáo dục, 2019). Đó được xem là một cấp học nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Nó giúp cho HS hình thành những kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất cho HS trong tất cả các lĩnh vực của đời sống: đức, trí, thể, mỹ. Chính vì thế mà hoạt động dạy học ở cấp Tiểu học phải được quan tâm và đầu tư sao cho chất lượng GDTH ngày càng được nâng cao.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, về dạy học môn Toán ở bậc tiểu học,….Nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể vào việc dạy học môn Toán cho HS lớp Một theo định hướng phát triển năng lực. Những công trình đã có là cơ sở khoa học quan trọng, giúp ích cho tác giả nghiên cứu đề tài này.

1.2. Các khái niệm

1.2.1. Hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực

1.2.1.1. Hoạt động dạy học

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học là chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chát và năng lực cá nhân”.

Dạy học là quá trình dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người GV, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức-học tập của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học (Trần Thị Hương, 2012).

Như vậy, hoạt động dạy học là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của GV và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của HS nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Hoạt động dạy học là một hoạt động “kép” gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Nếu thiếu một trong hai hoạt động hoạt động này thì hoạt động dạy học không diễn ra.


1.2.1.2. Hoạt động dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực

+ Khái niệm năng lực

Đỗ Đức Thái (2019) cho rằng “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là:

- Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học.

- Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí,…

- Năng lực được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn.

+ Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Từ các khái niệm về năng lực và hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực, chúng ta có thể hiểu: HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của GV và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của học sinh nhằm phát triển năng lực học tập môn Toán của học sinh.

Như vậy, HĐDH môn Toán trong trường Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ là cung cấp kiến thức Toán học cho học sinh đã được quy định trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà phải làm cho học sinh phát triển năng lực tư duy đặc trưng của Toán học ở từng giai đoạn/lớp học. Thông qua tổ chức hoạt động, học sinh có thể chủ động khám phá bản chất của các khái niệm, các quy luật, tính chất, đặc điểm riêng của


các yếu tố Toán học dưới sự hướng dẫn của GV để chuyển thành kiến thức của chính mình; từ đó tự hình thành năng lực và phẩm chất Toán học cho bản thân.

1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực

1.2.2.1. Quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: Giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với XH và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Khái niệm quản lý đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, điển hình như:

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 2016).

Theo tác giả Trần Hồng Quân: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc lại cho rằng “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2004).

Từ những cách tiếp cận khái niệm quản lý nêu trên, chúng ta thấy quản lý là một hệ thống bao gồm hai nhân tố là chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Hai nhân tố này có quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện mục đích chung của tổ chức. Chủ thể quản lý là người đề ra các mục tiêu cần phải đạt được, những chủ trương, biện pháp cần thực hiện, huy động các nguồn lực,

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí