Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tin Học

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học Tin học

1.6.1. Tác động của chính trị, kinh tế, xã hội

Giáo dục đào tạo thể hiện tư tưởng tổ chức, quản lý xã hội của hệ thống chính trị vậy nên, đời sống chính trị quyết định và tác động mạnh mẽ đến những thay đổi của giáo dục.

Sự thay đổi của giáo dục hiện nay có nguyên nhân chính là do yêu cầu thay đổi của kinh tế - xã hội. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng yêu cầu phải có lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu. Mà giáo dục là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội nên giáo dục phải thay đổi theo hướng phù hợp với đời sống kinh tế xã hội mà nó đang phục vụ.

1.6.2. Các cấp quản lý, nhất là người hiệu trưởng

Hiệu trưởng nào phong trào ấy, nếu người hiệu trưởng tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ, quan tâm động viên đồng nghiệp, đặc biệt tích cực đổi mới tất yếu sẽ tạo ra môi trường làm việc năng động, hài hoà phù hợp cho giáo viên. Từ đó, giáo viên ngày ngày đến trường trong tâm thế tốt, vui tươi, cống hiến cho sự nghiệp của mình.

1.6.3. Chất lượng mặt bằng của học sinh

Chất lượng của học sinh có tác động rất lớn đến việc dạy học của học sinh. Nếu chất lượng học sinh tốt sẽ giúp giáo viên phải luôn phải trau rồi kiến thức, chuyên môn nhằm giúp học sinh tiếp cận được những nguồn tri thức phong phú. Nếu chất lượng học sinh yếu hơn đôi khi sẽ tạo cho giáo viên có sức ỳ, sự sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy.

1.6.4. Nội dung, phương pháp dạy học

Nội dung dạy học thay đổi buộc giáo viên cũng phải thay đổi theo. Người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đảm bảo sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy học.

1.6.5. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất (CSVC) thiết bị tác động rất lớn đến việc dạy và học.

Nếu CSVC tốt sẽ giúp giáo viên khai thác và truyền tải được nội dung dạy học chính xác, khoa học đến học sinh. Học sinh sẽ không phải học chay, học thụ động, mà có thể được thực hành trực tiếp trên những thiết bị hỗ trợ và sẽ tiếp thu tốt nhất những tri thức của nhân loại.

1.6.6. Chương trình môn học

Việc giáo viên chủ động tiếp cận chương trình môn học, chủ động xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp cho giáo viên có cách tiếp cận tốt nhất trong khi dạy và học mà còn giúp giáo viên khắc sâu hơn nữa kiến thức chuyên môn của mình.

1.6.7. Học sinh

Xu hướng của học sinh là thích được học và làm và do chính các em làm chứ không phải do tác động của bên ngoài. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế gia đình và chất lượng xã hội tác động rất lớn đến học sinh. Dẫn đến nhiều em có tư tưởng lười học, không chú ý trau rồi kiến thức, tư tưởng nóng vội. Từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng học cũng như tác động đến công việc giảng dạy của giáo viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Đổi mới hoạt động dạy học và đổi mới quản lý hoạt động dạy học hiện nay là một trong những yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học mang những đặc điểm, nội dung, chức năng quản lý giống như các môn học khác. Tuy nhiên, môn Tin học cũng có những đặc điểm riêng về mục tiêu, nội dung chương trình, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất – thiết bị, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Chương 1 đã trình bày tổng quan vấn đề cần nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản như: dạy học, hoạt động dạy học, mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, Quá trình dạy học. Các khái niệm về quản lý và quản lý hoạt động dạy học, trình bày về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.

Chương 1 cũng trình bày về môn Tin học trong chương trình hiện hành, nói về chương trình giáo dục phổ thông mới và môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong thực tế phát triển của ngành giáo dục Tin học được biết đến là ngành có tác động to lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay. Vậy trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì quản lý dạy học môn Tin học cần phải có những tiêu chuẩn, tiêu chí, từ đó đề ra những giải pháp để môn Tin học khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong chương trình mới. Đặc biệt từ những cơ sở lý luận này sẽ được nghiên cứu thực tế trong các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI‌

2.1. Giới thiệu về huyện Yên Lập và các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa

2.1.1. Giới thiệu về huyện Yên Lập

Yên Lập có tên “Đăng Châu” (từ Thời Lý). Cũng như các huyện khác, Yên Lập là vùng đất cổ - cái nôi của người Việt. Nơi đây từ ngàn xưa đã sáng ngời những trang sử vẻ vang. Người Yên Lập từ thế hệ này sang thế hệ khác đã anh dũng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, bản làng. Những địa danh đã đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của người dân Yên Lập trong sự nghiệp, bảo vệ xây dựng tổ quốc như: Chiến khu lòng chảo Minh Hòa, chiến thắng du kích Ngọc Lập, Khu di tích Đền thờ Ngô Quang Bích (Mộ Xuân, Xuân An).

Vị trí địa lý: Huyện Yên Lập là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70km. Tổng diện tích tự nhiên là 43.783,62ha, có 17 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 16 xã). Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phí Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).

Kinh tế: Huyện Yên Lập ngày nay có tình hình chính trị ổn định, kinh tế ngày một nâng cao. Khoảng 15 năm về trước, người dân Yên Lập cư trú tập trung ở các vùng thung lũng dưới chân núi, có độ cao không lớn, người dân chủ yếu là canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ, mật độ dân số khoảng 212 người/km2. Ngày nay, nhờ có đường giao thông được nâng cấp thuận tiện, người dân Yên Lập đã sống tập trung hơn và có những chuyển biến mạnh mẽ về thay đổi tư duy

sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 43,5%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 17,3%; Dịch vụ chiếm 39,2% [18].

Dân số: huyện Yên Lập hiện có khoảng 92.858 người (thị trấn 8.074 người (9%), nông thôn: 84.154 người 91% số liệu năm 2019). Sinh sống tại huyện Yên Lập có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng 20% là dân tộc Kinh, 80% còn lại là dân tộc Mường, Tày, Dao... [36].

Tình hình phát triển GD&ĐT: Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, người dân Yên Lập bao đời cực khổ, luôn phải chịu cảnh “thiếu cơm đói chữ”; trước Cách mạng tháng Tám cả huyện Yên Lập chỉ có một trường cấp 1 với số HS ít ỏi. Đến trước những năm 1960, cả huyện mới có một trường cấp 2 với số lượng gần 100 HS, số người có trình độ cấp 3 cả huyện chỉ có rất ít. Ngày nay, tình hình phát triển giáo dục và đào tạo đang được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư kiên cố hoá, chuẩn hoá đạt tỉ lệ 95,2%, chất lượng các nhà trường được nâng lên. Hiện nay, huyện đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và xoá mù chữ mức độ 2. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn cũng được quan tâm thực hiện, hiện nay có 47/59 trường đạt chuẩn theo quy định ở các cấp [18].

2.1.2. Giới thiệu các trường THPT Yên Lập, Lương Sơn, Minh Hòa

- Trường THPT Yên Lập được thành lập từ năm 1966. Tính đến năm 2019 trường có 53 năm xây dựng và phát triển. Địa điểm của nhà trường được xây dựng tại khu Chùa 11 - Thị trấn Yên Lập - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ. Trường đã đạt chuẩn quốc gia theo quy định và hiện nhà trường với diện tích 21.220m2 có 24 phòng học kiên cố nhà II tầng; nhà học bộ môn III tầng với 06 phòng học; Năm học 2018 – 2019 nhà trường có 59 cán bộ giáo viên, nhân viên và 864 học sinh với 21 lớp [30].

- Trường THPT Lương Sơn được thành lập năm 1998, tiền thân là trường cấp 2-3 Lương Sơn. Địa điểm nhà trường đặt tại khu Xuân Tân – xã Lương Sơn

– huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ. Nhà trường hiện đã đạt chuẩn quốc gia theo quy định và hiện có diện tích 15.200m2 có 2 dãy phòng học kiên cố II tầng và dãy phòng học bộ môn III tầng với 6 phòng học; Năm học 2018- 2019 nhà trường có 48 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 721 học sinh với 19 lớp [26].

- Trường THPT Minh Hòa được thành lập theo quyết định số 1655 ngày 17/6/2008 của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú thọ. Tiền thân của trường THPT Minh Hòa là phân hiệu Minh Hòa của trường THPT Yên Lập được thành lập từ năm học 2003 – 2004. Phân hiệu Minh Hòa ra đời với 05 lớp, có 279 học sinh và 08 thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. Trường có diện tích 18.100,7m2, nhà trường hiện có 2 dãy phòng học kiên cố với 20 phòng học và các phòng chức năng. Năm học 2018 – 2019 nhà trường có 43 cán bộ quản lý,

giáo viên, nhân viên và 456 học sinh với 14 lớp [28].

2.2. Thực trạng quy mô, đội ngũ, CSVC các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa

2.2.1. Về quy mô, số lượng, chất lượng dạy học

2.2.1.1. Quy mô, trường lớp

Các nhà trường đều có đủ số lượng phòng học và được xây kiên cố, trong mỗi phòng học có đầy đủ quạt mát, điện thắp sáng. Số lượng phòng học bộ môn cũng được nhà nước đầu tư xây dựng đầy đủ, trong mỗi phòng học có đủ thiết bị tối thiểu cho mỗi môn học. Phòng học Tin học cũng được đầu tư xây dựng và hiện nay các phòng đều có số lượng máy tính đủ theo quy định 2 học sinh trên một máy tính.

Bảng 2.1. Số lượng lớp học, phòng học bộ môn, phòng học Tin học


Năm học

Số lớp học

Số phòng học bộ môn

Số phòng học thực hành Tin học

Tổng cộng

2016-2017

52

13

6

71

2017-2018

54

14

6

74

2018-2019

54

14

6

74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 1 Quy mô lớp học Các trường THPT Lương Sơn Yên Lập Minh Hòa gọi 1


Biểu đồ 2.1: Quy mô lớp học

(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)


2.2.1.2. Về CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh: Về CBQL, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ CBQL đã đủ về số lượng và chất lượng, giáo viên, nhân viên cơ bản đã đủ về số lượng, tuy nhiên vẫn xảy ra thiếu cục bộ ở một số môn như: Trường THPT Lương Sơn hiện chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh, 1 giáo viên dạy GDCD.

Bảng 2.2. CBQL, giáo viên, nhân viên


Năm học

Số CBQL

Số Giáo viên

Nhân viên

Tổng cộng

2016-2017

11

124

15

150

2017-2018

11

126

15

152

2018-2019

11

122

15

148

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 2 Cán bộ quản lý giáo viên nhân viên Các trường THPT Lương Sơn Yên 2


Biểu đồ 2.2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)

Về số lượng học sinh:

Số lượng học sinh tăng qua mỗi năm học trong đó, tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm hàng năm đều chiếm trên 70%.

Bảng 2.3. Số lượng học sinh



Năm học


Tổng số


HS nữ


HS dân tộc

Tỉ lệ bình quân

trên lớp

2016-2017

1928

1020

1359

36.31

2017-2018

1980

1093

1538

36.00

2018-2019

2041

1115

1607

37.22

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí