Về Csvc, Trang Thiết Bị Phục Vụ Dạy Học Tin Học


Biểu đồ 2 3 Quy mô học sinh Các trường THPT Lương Sơn Yên Lập Minh Hòa gọi 1


Biểu đồ 2.3: Quy mô học sinh

(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)


2.2.1.3. Chất lượng giáo dục học sinh

Bảng chất lượng giáo dục trong 3 năm học 2016 – 2017, năm học 2017

– 2018, năm học 2018 – 2019Về học lực

Bảng 2.4. Kết quả học lực


Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, Kém

2016-2017

8.25%

47.3%

41.29%

0.88%

2017-2018

8.18%

52.42%

36.26%

0.66%

2018-2019

6.66%

47.08%

40.96%

2.3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 4 Kết quả học lực Các trường THPT Lương Sơn Yên Lập Minh Hòa 2


Biểu đồ 2.4: Kết quả học lực

(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)


Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập có sự giảm về chất lượng học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh có học lực khá và trung bình duy trì ở mức tương đương nhau. Đặc biệt, chất lượng học lực yếu kém lại tăng đột biến.

Về hạnh kiểm

Bảng 2.5. Kết quả hạnh kiểm


Năm học

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

2016-2017

72.2%

22.35%

3.94%

0.31%

2017-2018

76.52%

19.8%

3.59%

0.1%

2018-2019

80.89%

16.02%

2.74%

0.34%

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 5 Kết quả hạnh kiểm Các trường THPT Lương Sơn Yên Lập Minh Hòa 3


Biểu đồ 2.5: Kết quả hạnh kiểm


(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)


Tuy chất lượng học lực giảm, nhưng hạnh kiểm lại có sự tăng tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, Khá năm sau tăng hơn năm trước.

2.2.2. Chất lượng dạy và học môn Tin học

Bảng 2.6. Chất lượng môn Tin học


Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

2016-2017

18.62

62.03

19.29

0

2017-2018

22.83

62.27

16.16

0

2018-2019

24.74

60.61

14.94

0

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 6 Chất lượng môn Tin học Các trường THPT Lương Sơn Yên Lập Minh 4


Biểu đồ 2.6: Chất lượng môn Tin học


(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)


Chất lượng dạy học môn Tin học của 3 trường được đánh giá tăng theo từng năm, nhất là kết quả học lực Khá, Giỏi. Trong đó đáng chú ý là các trường đều có 100% học sinh xếp loại môn học từ Trung bình trở lên. Không có học sinh xếp loại môn học Yếu, không có học sinh thi lại hay lưu ban liên quan đến môn Tin.

Từ đó có thể thấy, đánh giá chủ quan là các em học sinh đã ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng máy tính và gia đình các em cũng có sự đầu tư cho các em học tập.

2.2.3. Về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học Tin học

Trong các năm qua, các trường đã được đầu tư tốt về CSVC lớp học. Đã có đủ các phòng học kiên cố, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các nhà trường đều có tường rào bao quanh, khuôn viên trường lớp, sân chơi bãi tập được quy hoạch thoáng mát, có nhiều cây xanh.

Trong 03 trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hoà có 02 trường đã đạt chuẩn quốc gia là: THPT Lương Sơn, Yên Lập nên CSVC cơ bản là đã đủ cho việc dạy và học. Đặc biệt là việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Riêng với môn Tin học thì phòng máy tính có kết nối Internet là hết sức quan trọng cho việc dạy và học. Nên 100% máy tính trong các phòng có kết nối Internet, bảng viết, tuy nhiên chỉ có 2 phòng Tin của trường THPT Yên Lập có máy chiếu.

Bảng 2.7. CSVC, trang thiết bị dạy học Tin học



Năm học

Số lượng máy tính dùng cho dạy học

Số lượng máy chiếu trên các lớp

Số đường truyền Internet phục vụ dạy học

2016-2017

135

52

3

2017-2018

141

54

3

2018-2019

141

54

3

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)


Biểu đồ 2 7 Số lượng máy tính dùng trong dạy học Các trường THPT Lương Sơn 5


Biểu đồ 2.7: Số lượng máy tính dùng trong dạy học

(Các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa gọi tắt trong biểu đồ là Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa)

2.2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.8. Thực trạng cán bộ quản lý



Trường THPT


Tổng số

Trình độ CM, NV

Trung bình Tuổi đời

Thời gian giữ chức vụ quản lý

Ghi chú

Trên ĐH


ĐH

Dưới 5

năm

5-10

năm

Trên 10 năm


Lương Sơn

4

1

3

42

3

0

1


Yên Lập

4

2

2

43

0

3

1


Minh Hoà

3

1

2

42

1

2




Đội ngũ cán bộ quản lý ở 3 trường THPT có tuổi đời trung bình là 42 tuổi cụ thể: có 7 cán bộ quản lý dưới 42 tuổi và 4 cán bộ quản lý trên 42 tuổi. Thâm niên giữ chức vụ quản lý chủ yếu nằm ở nhóm dưới 10 năm. Như trường THPT Lương Sơn có có 3 người, trường THPT Yên Lập có 3 người, trường THPT Minh Hoà có 3 người. Qua đó có thể thấy thời gian giữ chức vụ quản lý ở các trường là chưa nhiều. Tuy nhiên, CBQL ở các trường có tinh thần trách nhiệm cao, các năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chất lượng giáo dục của nhà trường được đảm bảo.

2.2.5. Về đội ngũ CBQL và giáo viên dạy Tin học

Tình hình cán bộ quản lý, giáo viên (gọi chung là giáo viên) dạy Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập.

Bảng 2.9. Thực trạng CBQL, giáo viên dạy Tin học



Năm học


CBQL


Giáo viên

Thâm niên nghề

Dưới 5

5-10

Trên 10

Lương Sơn

1

3

1

2

1

Yên Lập

0

3

0

1

2

Minh Hoà

0

2

0

2

0

(Nguồn số liệu: Báo cáo tự đánh giá của các trường THPT)

Trong các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập có 01 CBQL và 8 giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy Tin học. Trong đó, đa số giáo viên có thâm niên nghề từ 5-10 năm, các giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề trẻ nên có tinh thần trách nhiệm và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ

Nhằm đánh giá đúng thực chất của việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập. Tác giả đã tiến hành khảo sát cụ thể tại các trường THPT, trong đó có 10 cán bộ quản lý và 8 giáo viên dạy Tin học cụ thể như sau:

2.3.1. Mục tiêu, quy trình, đối tượng và phương pháp nghiên cứu thực trạng

2.3.1.1. Mục tiêu

- Nhằm tìm hiểu nội dung của việc quản lý hoạt động giảng dạy và các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy mà CBQL đã và đang thực hiện tại các trường THPT huyện Yên Lập hiện nay.

- Thấy được những mặt tích cực, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của thành công và hạn chế đó thông qua sự đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh.

2.3.1.2. Quy trình khảo sát

Bước 1: Xác định nội dung khảo sát. Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát.

Bước 3: Xây dựng nội dung phiếu khảo sát các nội dung trên. Bước 4: Thực hiện phát các phiếu khảo sát.

Bước 5: Thu thập phiếu khảo sát. Bước 6: Tổng hợp kết quả

Bước 7: Phỏng vấn thêm về nội dung khảo sát (tuỳ nội dung khảo sát)

2.3.1.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là CBQL, giáo viên giảng dạy Tin học, học sinh học

tại 3 trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hoà trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Cán bộ quản lý của 3 trường THPT: 10 người.

- Giáo viên trực tiếp dạy Tin học: 8 người.

- Giáo viên các môn học khác: 39 người.

2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bản thân tác giả lựa chọn nhiều phương pháp trong đó tập trung vào các nội dung sau:

- Sử dụng phiếu tự đánh giá có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết nhằm đánh giá nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của từng nội dung trong quản lý hoạt động giảng dạy.

- Sử dụng phiếu tự đánh giá có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Tin học.

- Sử dụng phiếu đánh giá với 4 mức độ: Rất tốt,Tốt, Trung bình, Chưa tốt để tìm hiểu thực tế về tự đánh giá các mức độ thực hiện nội dung của quản lý hoạt động giảng dạy.

- Trao đổi trực tiếp với CBQL, giáo viên, học sinh về các nội dung khảo sát.

- Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy của giáo viên thông qua các cuộc họp và dự giờ thăm lớp.

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường học.

2.3.2. Quản lý hoạt động dạy và nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Để đánh giá đúng thực tế việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, tác giả đã trưng cầu ý kiến đánh giá của 11 CBQL, 8 giáo viên dạy môn Tin học, kết quả cụ thể:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí