Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Môn Tin Học Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

a. Quản lý hoạt động dạy học

Nhằm hiểu rõ được nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động dạy học của giáo viên. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi cho 10 cán bộ quản lý về công việc này.

Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10. Công tác quản lý dạy học



stt


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quản lý chương trình giảng dạy

10

100

0

0





2

Quản lý hồ sơ chuyên môn

8

80

2

20





3

Quản lý giáo án của giáo viên

9

90

1

10






4

Quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên


8


80


2


20






5

Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy


9


90


1


10






6

Quản lý hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên


9


90


1


10






7

Quản lý việc tự học, từ bồi dưỡng của giáo viên


8


80


2


20






8

Quản lý hoạt động học của học sinh


9


90


1


10






9

Quản lý việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh


10


100


0


0






10

Quản lý đội ngũ và hoạt động bồi dưỡng của giáo viên


9


90


1


10






11

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy


7


70


3


30





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 10


Kết quả điều tra cho thấy, 100% CBQL đã nhận thức đầy đủ về công tác quản lý dạy học. 100% tự đánh giá ở mức khá và tốt. Điều này cho thấy,

việc nhận thức của CBQL với công tác quản lý đã được quan tâm, chú trọng thực hiện. Các công việc quản lý tưởng như là thủ tục hành chính khô khan, nhưng đã được chú trọng thực hiện. Đặc biệt, CBQL đã rất quan tâm đến chất lượng dạy học, điển hình là việc quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được đánh giá ở mức tốt với 10 thầy cô nhận thấy mình đang làm tốt công việc của mình. Vì chất lượng đầu ra của học sinh phản ánh rất lớn hiệu quả của công tác quản lý nói riêng và hoạt động giảng dạy của giáo viên nói chung.

b. Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức của CBQL, Giáo viên dạy Tin học về các hoạt động giảng dạy theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, giáo viên về nhu cầu hoạt động đổi mới PPDH nhằm có cái nhìn khách quan về công tác quản lý và việc tự đổi mới PPDH của giáo viên trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.11. Nhận thức đổi mới PPDH của CBQL, giáo viên



STT


Nội dung

Mức độ

Rất cần thiết

Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo viên phải chủ động, nắm vững trình độ học sinh để có các PPDH phù hợp

55

96.49

1

1.75






2

Người giáo viên cần phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy, ghi nhận những ý kiến, sự sáng tạo và hợp tác trong khi giảng dạy và học tập


57


100


0


0






3

Giáo viên cần sáng tạo, tích cực tìm tòi kiến thức mới về PPDH trong môn học mình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học


53


92.98


4


7.02





4

Giáo viên cần kết hợp tốt các PPDH, nhất là phương pháp đặc trưng của bộ môn

56

98.25

1

1.75






5

Giáo viên cần nhận thức đầy đủ công tác tự học, tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới


54


94.74


4


7.02





Qua khảo sát có thể thấy, CBQL và giáo viên nhận thấy mức độ rất cần thiết và cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng với chương trình giáo dục trong thời gian tới. 100% CBQL, Giáo viên khi được hỏi đều cho rằng nhu cầu đổi mới PPDH là việc làm rất cần thiết nhằm đáp ứng được cách dạy, cách học trong thời gian tiếp theo nhằm đáp ứng được với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong đó nội dung người giáo viên cần phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, ghi nhận những ý kiến, sự sáng tạo và hợp tác trong khi giảng dạy và học tập được tán thành rất cao với 100% đồng ý là rất cần thiết. Điều đó thể hiện mức độ sáng tạo của giáo viên trong dạy và học trong thời kỳ mới là rất quan trọng. Người giáo viên cần có tư duy đổi mới, xóa bỏ sức ỳ của chính mình trong khi cả xã hội đang thay đổi.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tin học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

2.3.3.1. Kế hoạch chuyên môn của giáo viên

Công việc lập kế hoạch dạy học là công việc rất quan trọng và cần được quan tâm thực hiện vì mọi công việc chúng ta đều thực hiện theo kế hoạch.

Mọi công việc trong nhà trường, muốn chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra tốt đều phải dựa vào kế hoạch mà nhà trường đã định sẵn.

Việc quản lý kế hoạch dạy học của giáo viên rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Quản lý tốt thì nó sẽ giúp cho CBQL nắm được tiến trình thực hiện, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên trong năm, trong nhiệm kỳ.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động lập kế hoạch dạy học của giáo viên được đánh giá thông qua bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động lập kế hoạch dạy học



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định các nhiệm vụ cần xây dựng kế hoạch


54


94.74


3


5.26






2

Quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân của giáo viên


53


92.98


4


7.02






3

Tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch trên những nhiệm vụ đó


55


96.49


1


3.51






4

Kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch của giáo viên


57


100


0


0






5

Dùng kết quả của việc kiểm tra, đánh giá để tham gia xếp loại giáo viên


57


100


0


0






Từ bảng khảo sát trên ta thấy, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cá nhân rất được các nhà trường quan tâm thực hiện. Thường, vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ năm học mới của các cấp quản lý và nhiệm vụ năm học của nhà trường. Sau đó, tổ chuyên môn và giáo viên tiến hành xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình.

Qua bảng trên ta thấy, CBQL và giáo viên đánh giá rất cao việc chỉ đạo thực hiện việc lập kế hoạch cũng như việc thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên. 100% đánh giá việc triển khai thực hiện và tổ chức thực hiện tốt việc lập kế hoạch của giáo viên.

2.3.3.2. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên cần được quan tâm thực hiện và đây cũng là tiêu chí quan trọng để xếp loại giáo viên hàng năm.

Bảng sau là bảng khảo sát về hồ sơ chuyên môn của giáo viên:

Bảng 2.13. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên



STT


Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quy định rõ ràng về nội dung, số lượng cụ thể của hồ sơ chuyên môn


57


100


0


0






2

Lập các kế hoạch xây dựng hồ sơ chuyên môn


54


94.74


3


5.26






Tổ chức, hướng dẫn giáo viên làm hồ sơ chuyên môn


56


98.25


1


1.75






3

Lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ chuyên môn


54


94.74


3


5.26






4

Kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn


40


70.18


14


24.56


3


16.67




5

Việc cập nhật bổ sung hồ sơ sau khi kiểm tra


35


61.4


22


38.6






6

Nhận xét, đánh giá sau khi kiểm tra hồ sơ


52


91.23


5


8.77






7

Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ để đánh giá xếp loại giáo viên


52


91.23


5


8.77






Từ bảng khảo sát trên, ta thấy hồ sơ chuyên môn của giáo viên được quan tâm thực hiện, 100% nhận thấy CBQL đã chủ động chỉ ra rõ ràng số lượng hồ sơ giáo viên cần thực hiện trong năm học. Công tác lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn thực hiện việc làm hồ sơ giáo viên cơ bản được đánh giá ở mức tốt.

Tuy nhiên, việc kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn của giáo viên được thực hiện chưa thực sự tốt, 70,18% người được hỏi đánh giá xếp loại tốt, 24,56% người được hỏi đánh giá khá, 16,67% đánh giá trung bình. Qua đó có thể thấy, các nhà trường không thường xuyên thực hiện kiểm tra đột xuất,

thực tế tại trường THPT Lương Sơn trong năm học 2017-2018 chỉ có 02 lần kiểm tra hồ sơ giáo viên đột xuất.

Một công việc cũng hết sức quan trọng là cập nhật hồ sơ sau kiểm tra, ta thấy các trường thực hiện ở mức bình thường, chỉ có 61,4% xếp loại tốt và có tới 38,6% xếp loại khá. Tức là sự quan tâm đến việc cập nhật, bổ sung hồ sơ của giáo viên sau khi kiểm tra có hạn chế nhất định, cả phía CBQL và phía giáo viên.

2.3.3.3. Phân công giảng dạy cho giáo viên

Phân công giảng dạy là công việc quan trọng và mang tính khoa học, nghệ thuật. Vì nếu phân công công việc đúng thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc, giáo viên sẽ phát huy được năng lực, sở trường của mình trong các công việc được giao. Tuy nhiên, nếu làm không tốt hoặc không hợp lý có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của giáo viên, nó còn ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên, nhà trường. Tạo tâm lý làm việc không tốt cho giáo viên. Kết quả khảo sát thực trạng phân công giảng dạy cho giáo viên thu được như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng phân công giảng dạy



STT


Phân công giảng dạy theo

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phù hợp với điều kiện của nhà trường


54


94.74


2


3.51


1


1.75




2

Phù hợp theo trình độ đào tạo của giáo viên


52


91.23


5


8.77



0



3

Theo đề nghị của tổ chuyên môn

48

84.21

8

14.04

1

1.75



4

Theo nguyện vọng của giáo viên

34

59.65

20

35.09

3

5.26




Qua bảng trên ta thấy, các nhà trường đã thực hiện rất tốt việc phân công giảng dạy cho giáo viên. Các trường đã căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để phân công giảng dạy phù hợp với điều kiện nhân sự của từng

trường. Các trường đặc biệt chú ý đến điều kiện thực tế nhà trường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy và độ uy tín của giáo viên. Trong 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập duy chỉ có trường THPT Yên Lập là đủ giáo viên, các trường còn lại thiếu so với biên chế giao đầu năm. Trường THPT Lương Sơn đánh giá 1 trung bình do trường này hiện thiếu 10 giáo viên so với chỉ tiêu biên chế, nên rất khó khăn cho việc sắp xếp nhân sự. Chỉ số 2 về mức độ phù hợp của việc phân công giảng dạy với trình độ đào tạo của giáo viên cũng được các nhà trường thực hiện tốt với 100% khá tốt. Việc sắp xếp theo đề nghị của tổ chuyên môn cũng được nhà trường thực hiện tốt, tuy nhiên không phải lúc nào cũng theo đề nghị của tổ chuyên môn được. Việc sắp xếp dạy học theo nguyện vọng của giáo viên được các trường thực cơ bản tốt. Tuy nhiên, có 5,26% đánh giá ở mức trung bình trong tiêu chí này, điều đó nói lên chỉ có số ít nguyện vọng của giáo viên khó được đáp ứng, còn cơ bản các nhà trường đã tạo môi trường làm việc tốt nhất cho giáo viên.

2.3.3.4. Hoạt động dạy học của giáo viên

a) Thực trạng quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn giảng dạy. Thực tiễn giảng dạy đã cho thấy, nếu giáo viên có ý thức soạn bài và chuẩn bị bài tốt thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt và chất lượng chuyên môn của giáo viên đó cũng rất tốt. Ngược lại, nhiều giáo viên chủ quan hoặc lười không soạn bài, chuẩn bị bài đầy đủ thường là những giáo viên có chất lượng chuyên môn chưa thực sự tốt.

Trên cơ sở thực tế của từng nhà trường, các nhà trường sẽ có các biện pháp quản lý việc soạn – giảng và chuẩn bị bài của giáo viên. Thực trạng quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên qua điều tra 57 CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chuẩn bị lên lớp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.15. Thực trạng soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Triển khai các văn bản của cấp trên về công tác soạn - giảng theo định hướng phát triển năng lực của học sinh


50


87.72


7


12.28





2

Xây dựng quy chế chuyên môn trong đó có nội dung cụ thể về soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp


56


98.25


1


1.75





3

Có kế hoạch kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất giáo án của giáo viên


48


84.21


6


10.53


3


5.26



4

Kiểm tra việc đổi mới phương pháp khi soạn giảng và chuẩn bị bài


55


96.49


2


3.51



0



5

Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn về soạn giảng theo định hướng đổi mới


52


91.23


2


3.51


3


5.26



6

Nhà trường có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất nhằm giúp giáo viên có điều kiện soạn bài, giảng bài và chuẩn bị bài tốt nhất


49


85.96


5


8.77


3


5.26



7

Sử dụng kết quả kiểm tra giáo án, công tác chuẩn bị bài nhằm đánh giá, xếp loại giáo viên


55


96.49


2


3.51



0




Qua bảng trên ta thấy, các nhà trường đã quan tâm, trú trọng đến công tác soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Đã triển khai đầy đủ các văn bản của cấp trên triển khai đến đơn vị, có 12,28% đánh giá là khá do đôi khi có trường triển khai chậm. Các nhà trường có đầy đủ quy chế chuyên môn, kế hoạch kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên. Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suốt giáo án của giáo viên được thực hiện chưa đúng với kế hoạch nên có 5,26% đánh giá chỉ đạt trung bình về việc thực hiện nội dung này. Có 91,23% CBQL, giáo viên cho rằng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023