Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giờ Dạy Của Giáo Viên

cho giáo viên được thực hiện tốt, tuy nhiên, còn 5,26% đánh giá trung bình do việc này chưa được thực hiện thường xuyên, định kì. Các nhà trường hàng năm đều có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất dạy học, tuy nhiên do hàng năm chỉ có một đợt mua sắm lúc đầu năm, nên trong năm học khó thực hiện đợt mua sắm bổ sung, chỉ có 85,96% đánh giá tốt và có tới 14,03% đánh giá khá và trung bình. Việc sử dụng kết quả kiểm tra giáo án và chuẩn bị bài nhằm đánh giá, xếp loại giáo viên được các trường thực hiện tốt và nó là một tiêu chí cứng trong việc thực hiện chuyên môn của giáo viên.

b, Thực trạng quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên

Quản lý việc thực hiện giờ dạy của giáo viên là quá trình theo dõi việc dạy học của giáo viên có theo đúng phân phối chương trình không? trong quá trình dạy học có nghỉ không? giáo viên thực hiện dạy thay, dạy bù như thế nào? CBQL quản lý tốt các công việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng giờ dạy của mỗi giáo viên. CBQL cần chủ động đưa ra các biện pháp quản lý sao cho phù hợp với điều kiện làm việc của từng trường. Qua khảo sát thực tế tại các trường THPT về việc quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên ta thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quy chế chuyên môn có quy định thực hiện nề nếp rõ ràng, phù hợp.

55

96.49

2

3.51


0



2

Theo dõi ngày công lao động của giáo viên (nghỉ dạy).

53

92.98

4

7.02


0



3

Theo dõi việc dạy thay, dạy bù của giáo viên.

47

82.46

5

8.77

5

8.77




4

Theo dõi thực hiện giờ dạy giữa kế hoạch giảng dạy và thực tế giảng dạy trên Sổ ghi đầu bài.


48


84.21


9


15.79



0




5

Kết quả kiểm tra việc thực hiện giờ dạy của giáo viên có được sử dụng để đánh giá xếp loại, giáo viên


55


96.49


2


3.51



0



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 11

Qua bảng trên ta thấy, các nhà trường cơ bản thực hiện tốt việc quản lý giờ dạy của giáo viên. Các biện pháp quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế chuyên môn của mỗi nhà trường, các công việc như theo dõi ngày công lao động, theo dõi việc dạy thay, dạy bù, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy được các nhà trường nghiêm túc thực hiện.

Tuy vẫn có hiện tượng giáo viên dạy bù, dạy thay không báo cáo hoặc báo cáo sau khi đã thực hiện nhưng tỉ lệ đó không nhiều (8,77%).

c, Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên

Hoạt động dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy của giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Các hoạt động này giúp giáo viên, đồng nghiệp có thời gian cùng nhau trao đổi, đóng góp ý kiến để bài giảng (quá trình thực hiện giờ dạy) của giáo viên được tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên, tác giả thu được cụ thể tại bảng sau:

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quy chế chuyên môn quy định cụ thể việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên


57


100



0



0



2

Kế hoạch và chỉ đạo dự giờ đối với giáo viên

52

91.23

5

8.77


0



3

Việc sự giờ đột xuất các giáo viên

40

70.18

13

22.81

4

7.02




4

Hoạt động thao giảng có được tổ chức và tạo động động lực cũng như môi trường trao đổi chuyên môn tốt cho mỗi giáo viên


55


96.49


1


1.75


1


1.75



5

Việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi hàng năm ở tất cả các môn

45

78.95

8

14.04

4

7.02



6

Hoạt động dự giờ khi có đổi mới phương pháp giảng dạy

41

71.93

9

15.79

7

12.28



7

Việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giảng dạy.

50

87.72

7

12.28


0



8

Việc xếp loại giờ dạy của giáo viên

48

84.21

9

15.79


0



Nhìn chung kế hoạch dự giờ đều được các nhà trường quan tâm thực hiện, cụ thể trong việc thực các hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng được nêu cụ thể trong Quy chế chuyên môn của mỗi nhà trường. Đặc biệt công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện luôn được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện, cụ thể có 91,23% các thầy cô được hỏi đánh giá tốt trong việc xây dựng kế hoạch. Các tiêu chí khác đều được đánh giá ở mức tốt với từ 70,18% trở lên.. Qua trao đổi trực tiếp, tác giả được biết do việc dự giờ đột suốt trong năm diễn ra ít, mỗi trường chỉ từ 5-7 tiết/năm học. Các trường rất chú trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên, việc đánh giá, rút kinh nghiệm giờ sau khi dạy được các trường thực hiện tốt đạt hiệu quả cao. Trong thời gian nhận xét, không có nhận xét chung chung mà đi thẳng vào những việc đã làm được, chưa làm được và đặc biệt là đánh giá những hoạt động của giáo viên có tạo được động lực của học sinh.

d, Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Thực hiện các yêu cầu dạy học hiện nay, chuyển dạy học lấy nội dung làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Nên đổi mới PPDH là điều tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng các PPDH hiện đại như đặt vấn đề, chia nhóm, thực hiện dự án... cùng với những kỹ thuật dạy học mới như: bể cá, tia chớp... có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Hiện nay, CBQL và giáo viên đã nhận thức rất đầy đủ về việc đổi mới PP trong dạy học. Tác giả đã tiến hành khảo sát việc đổi mới PPDH và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Yêu cầu thực hiện quy định về đổi mới PPDH.


56


98.25


1


1.75



0




2

Nhận thức của CBQL, giáo viên về đổi mới PPDH


57


100


0


0



0




3

Tổ chức các giờ dạy mẫu về đổi mới PPDH hoặc kết hợp trong giờ thực tập giáo viên


57


100


0


0



0




4

Tổ chức thao giảng có yêu cầu về đổi mới PPDH


57


100



0



0




5

Bồi dưỡng nâng cao năng lực về PPDH cho giáo viên


30


52.63


22


38.6


5


8.77




6

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CSVC thiết bị dạy học cho giáo viên


33


57.89


20


35.09


4


7.02




7

Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên có yêu cầu về đổi mới PPDH


54


94.74


3


5.26



0




8

Việc xếp loại giờ dạy của giáo viên có yêu cầu về đổi mới PPDH


55


96.49


2


3.51



0




Qua bảng trên ta thấy, việc thực hiện các quy định về đổi mới PPDH được các trường làm rất tốt, cụ thể có 98,25% tự xếp loại tốt, cùng với đó là nhận thức tầm quan trọng của CBQL, giáo viên về đổi mới PPDH cũng đạt mức rất cao 100% tự xếp loại khá, tốt. Hiện nay, trong việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên có một yếu tố rất quan trọng là đổi mới PPDH, nên 100% CBQL, giáo viên đánh giá tốt với tiêu chí Tổ chức các giờ dạy mẫu về đổi mới PPDH hoặc kết hợp trong giờ thực tập giáo viên. Các giờ thao giảng của giáo viên nhân các dịp lễ lớp như 10-11, 20-10, 8-3

đều có yêu cầu về đổi mới PPDH và được các thầy cô giáo viên đón nhận nhiệt tình. Công tác đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên được các nhà trường quan tâm thực hiện, đặc biệt có các yêu cầu về đổi mới PPDH, qua bảng trên ta thấy có 100% đánh giá khá tốt về tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy có đổi mới PPDH.

Tuy nhiên, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực về PPDH cho giáo viên chỉ đạt 52,63% loại tốt, có tới 38,6% xếp loại khá và 8,77% xếp loại trung bình, từ đó nhận thấy tuy là hoạt động rất quan trọng nhưng chủ yếu người giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng về đổi mới PPDH, việc này phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của người giáo viên. Nếu người giáo viên không tự thay đổi, tự rèn luyện thì cũng rất khó để đạt được mục đích của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị cũng chủ yếu thông qua các hoạt động tự học của giáo viên, nên tiêu chí này có 42,11% xếp loại khá và trung bình.

2.3.3.5. Hoạt động học của học sinh

Hiện nay, theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học, mọi hoạt động giảng dạy của giáo viên đều nhằm mục đích phát triển năng lực cho các em học sinh. Người giáo viên có hoàn thành nhiệm vụ dạy học hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố học sinh, học sinh có tiếp thu bài không, có hợp tác trong các hoạt động. Người giáo viên cũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo trong khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. Người CBQL cũng phải có các biện pháp quản lý khác nhau nhằm tác động vào hoạt động học của học sinh, để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh.

Kết quả khảo sát việc quản lý hoạt động học của học sinh cụ thể như sau:

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng nội quy, nề nếp lớp học

55

96.49

2

3.51


0




2

Bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh


54


94.74


3


5.26



0




3

Bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh


53


92.98


3


5.26


1


1.75




4

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng kỹ năng sống, kỹ năng học tập cho học sinh


53


92.98


2


3.51


2


3.51




5

Quản lý việc thực hiện nề nếp của học sinh


52


91.23


2


3.51


3


5.26




6

Xây dựng và quản lý mối quan hệ giữa thầy và trò


55


96.49


2


3.51



0




7

Tổ chức khen thưởng cho học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện


55


96.49


2


3.51



0




8

Kỉ luật những học sinh vi phạm nội quy, nề nếp trong học tập và rèn luyện


53


92.98


4


7.02



0



Qua bảng trên ta thấy, các nhà trường cơ bản đã thực hiện tốt việc quản lý nề nếp học tập của học sinh. Có các biện pháp quản lý nhằm giúp các em học sinh có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình thông qua các hoạt động giáo dục. Có 96,49% đánh giá tốt trong việc xây dựng nội quy, nề nếp lớp học nhằm tạo môi trường học an toàn, lành mạnh và công bằng.

Một số biện pháp được đánh giá tốt trong công tác quản lý học tập của học sinh như: Biện pháp bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, khả năng tự học của học sinh được đánh giá từ 92,98%, điều đó cho thấy nhận thức của CBQL, giáo viên đều rất coi trọng, tuy nhiên, bồi

dưỡng khả năng tự học của học sinh có 01 thầy cô đánh giá trung bình, cũng có thể thấy việc này có thể được thực hiện chưa thường xuyên hoặc chưa đồng bộ trong trường học.

Tiêu chí tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá 92,98% tốt, tuy nhiên có 2 thầy cô (tương ứng 3,51%) đánh giá trung bình cũng có thể thấy rằng hoạt động này tuy đã làm tốt nhưng chưa thường xuyên. Ví dụ như trường THPT Lương Sơn khi xây dựng kế hoạch mỗi tháng một chủ đề, chủ điểm tuy nhiên khi thực hiện thì vì nhiều lý do nên không thể thực hiện hết.

Tiêu chí quản lý việc thực hiện nề nếp học sinh được đánh giá 91,23% tốt, tuy nhiên có 5,26% đánh giá trung bình. Điều này có thể thấy do nhiều nguyên nhân như tác động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nề nếp của học sinh.

Tiêu chí Xây dựng và quản lý mối quan hệ giữa thầy và trò có 100% đánh giá tốt, khá. Điều đó cho thấy trong các nhà trường không có hiện tượng giáo viên trù dập hay đối xử không công bằng với học sinh. Các thầy cô luôn được học trò tin yêu, quý trọng.

Công tác khen thưởng, kỷ luật của các trường cũng được quan tâm thực hiện và thường xuyên có các hình thức khen thưởng kịp thời như: khen thưởng học sinh có thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi, thi KHKT... Trong các năm, việc duy trì kỷ luật học sinh cũng được các trường thực hiện tốt, trong 3 năm gần đây có tất cả 7 vụ việc học sinh vi phạm nội quy đến mức phải mở hội đồng kỷ luật để xử lý.

2.3.3.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh và giáo viên, đặc biệt là với cán bộ quản lý. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cung cấp cho CBQL những thông tin rất hữu ích về thực trạng

dạy và học trong một nhà trường, để từ đó có những chỉ đạo kịp thời, khắc phục những điểm chưa tốt, hỗ trợ những sáng kiến hay và đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung. Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có những thông tin về chất lượng các lớp giảng dạy, các năng lực nhận thức của học sinh từ đó giúp giáo viên phân loại được đối tượng học sinh và có những điều chỉnh về nội dung dạy học, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh tự nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu về kiến thức, năng lực của mình. Từ đó có ý thực tự học, tự rèn luyện để phát triển được năng lực của mình.

Kết quả khảo sát đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới:

Bảng 2.20. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Công tác chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra định kỳ, học kỳ.


57


100


0


0



0




2

Công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh


56


98.25


1


1.75



0




3

Công tác kiểm tra hồ sơ về kiểm tra, lên điểm của tổ chuyên môn


50


87.72


5


8.77


2


3.51




4

Công tác kiểm tra việc chấm, trả bài cho học sinh


45


78.95


8


14.04


4


7.02




5

Công tác phân công xây dựng ma trận đề, xây dựng nội dung đề


53


92.98


4


7.02



0



6

Công tác tổ chức coi kiểm tra học kỳ

57

100

0

0


0



7

Đánh giá kết quả học tập của học sinh

51

89.47

6

10.53


0




Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được các nhà trường rất quan tâm thực hiện. 100% các trường đều có kế hoạch và Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí