Vị Trí, Vai Trò Môn Tin Học Trong Chương Trình Gdpt Mới

trò chính là chuyển giao những kiến thức của môn học đến với trò, điều khiển quá trình dạy học để trò tiếp thu được kiến thức, hình thành nên kỹ năng của mình. Học trò vẫn giữ vai trò là chủ thể của quá trình học tập, là đối tượng tiếp nhận tri thức một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.

Trong môn Tin học, nhiều hoạt động xuất hiện trước hết như phương tiện để đạt những yêu cầu về mặt tin học: kiến tạo tri thức tin học, rèn luyện kỹ năng tin học. Một số hoạt động như thế nổi bật lên do tầm quan trọng của chúng trong Tin học, trong các môn học khác cũng như trong thực tế về việc thực hiện thành thạo những hoạt động đó trở thành một trong những mục tiêu dạy học. Những hoạt động này cần phối hợp chức năng mục tiêu và chức năng phương tiện theo công thức: Thực hiện chức năng mục tiêu của hoạt động trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện. (Faust 1978).

Phương pháp dạy học môn Tin học vẫn kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống tuy nhiên có tính đặc trưng riêng của môn học và nó khác với môn học khác như: Học phải đi đôi với hành, tức khi học tập lý thuyết thì cần có các bài thực hành tương ứng để học sinh được rèn luyện. Đặc biệt nếu dạy lý thuyết trực tiếp trên phòng máy thì học sinh được học kết hợp giữa kiến thức và thao tác thực hành ngay trên máy tính.

Phương pháp giảng dạy trong môn Tin học cần được áp dụng linh hoạt trong giữa hoạt động dạy của giáo viên như: Phương pháp dạy học bằng thuyết trình thì môn học khác có thể là những lời lẽ tượng hình, mô tả cho một hình tượng nào đó, thì trong Tin học người giáo viên phải sử dụng những ngôn ngữ đó để lập luận, giảng giải, dẫn dắt, chứng minh và đặc biệt ngôn ngữ phải được sử dụng chính xác, logic. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải linh hoạt sử dụng các hình thức dạy học trực quan chứ không chỉ sử dụng bằng cách giải thích xuông. Ví dụ như: giáo viên phải thường xuyên sử dụng các hình ảnh minh họa, các ứng dụng minh họa thực tiễn để giảng giải cho học sinh. Nếu giáo viên không sử dụng thì học sinh sẽ rất khó khăn trong việc

hiểu về một vấn đề nào đó, như thao tác soạn thảo văn bản của Microsoft Word. Người giáo viên không sử dụng phần mềm trực quan, chỉ mô tả bằng lời hình là một sự thử thách rất lớn mà học sinh gặp phải khi học Tin học.

Phương pháp dạy học trong Tin học cần được hướng đến việc tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo. Tức là các hoạt động học của học sinh cần được liên hệ với những hoạt động nhất định như: khi học một thao tác trên máy tính thì học sinh cần được thực hành thao tác đó trên máy tính nhằm tiếp thu ngay được tri thức và kỹ năng thực hành. Vì vậy, người giáo viên cần là người linh hoạt, nhanh nhạy để tìm được các hoạt động tương thích và phù hợp với người học và quan trọng hơn là đạt được mục tiêu dạy học.

Theo luật giáo dục Việt Nam năm 2005: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Và "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh". Từ đó ta thấy, phương pháp dạy học cần phải giải quyết được bài toán cố hữu của phương pháp dạy học truyền thống ở nước ta trong giai đoạn trước là: thầy giáo là trung tâm. Phương pháp dạy học ngày nay cần được đổi mới nhằm phát huy được phẩm chất, năng lực của người học nhằm đào tạo ra những con người đáp ứng được với những yêu cầu của xã hội.

Và hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết để phát huy được hết phẩm chất năng lực của người học. Phương pháp dạy học môn Tin học cũng không nằm ngoài vòng xoáy của những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học trong thời kỳ mới. Có nhiều năng lực của học sinh như:

năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin… Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng vì qua đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển những năng lực khác. Trong môn học Tin học cũng cần hướng tới sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao nhận thức của người học và phát huy tính tích cực chủ động của người học. Và người giáo viên là nhân tố quyết định trong tình huống này, giáo viên phải nỗ lực thay đổi cách dạy truyền thống và hướng hoạt động dạy của mình vào các hoạt động như: Tổ chức phong phú các hoạt động học tập của học sinh, học tập là việc tiếp nhận tri thức từ thực tế, nên các hoạt động học cũng phải xuất phát từ thực tế để học sinh có thể quan sát, thực hành, thảo luận… để giải quyết các vấn đề đặt ra;

1.3. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ra đời trong bối cảnh đất nước ta và trên thế giới đã và đang chuyển mình mạnh mẽ sang một trang sử mới, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng này là rất lớn, nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người, và giáo dục cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tác động đó.

Giáo dục với vai trò quyết định trong việc phát triển chất lượng con người cho toàn xã hội, nên cũng không nằm ngoài vòng xoáy thay đổi của sự thay đổi của xã hội.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 5

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội. Chương trình hiện hành là một bước tiến so với các chương trình GDPT trước đó. Kết quả giáo dục của ta trong những năm qua cũng đạt được những bước tiến quan trọng, trong các kỳ thi quốc tế chúng ta thường xuyên đạt được những thứ hạng cao.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới của đất nước và của nhân loại đặc biệt là sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội. Đổi

mới giáo dục trở thành nhu cầu cấp thiết của đất nước ta hiện nay, đổi mới giáo dục mang một ý nghĩa rất lớn là đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kiến thức cao phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/01/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thực hiện các nghị quyết trên của Đảng, Quốc hội và quyết định của Thủ tướng chính phủ, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành chương trình Chương trình GDPT mới thông qua thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại.

1.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung của chương trình GDPT mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:" Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" [36].

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả

kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [4].

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới [4].

1.3.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

1. Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm [6].

2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [6];

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất [6].

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh thông qua các môn học tự chọn, giúp học sinh được thể hiện năng lực bản thân.

1.3.3. Nội dung chương trình GDPT mới cấp THPT

Chương trình GDPT mới được ban hành năm 2018 dành cho cấp THPT gồm [6]:

+ Các môn học và hoạt động bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương;

+ Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:

- Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

- Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lý, Hoá học, Sinh học.

- Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

1.4. Môn Tin học trong chương trình GDPT mới

1.4.1. Vị trí, vai trò môn Tin học trong chương trình GDPT mới

Trong chương trình GDPT mới, môn Tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, sáng tạo tri thức trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Thật vậy, Tin học trở thành một phần tất yếu của thế giới hiện đại. Tin học đã và đang thay đổi cách sống, cách nghĩ, cách làm của mỗi chúng ta. Con người đang sống trong xã hội hiện nay không chỉ biết sử dụng các thiết bị công nghệ để tránh bị tụt hậu so với thời cuộc, mà còn biết sử dụng sao cho thông thái, chủ động và còn sáng chế ra các công cụ phục vụ đời sống con người.

Môn Tin học được xác định là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 9 và Có sự phân hoá sâu ở cấp THPT. Khối kiến thức mới gồm 3 mạch kiến thức là: Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS). Ở cấp THPT, môn Tin học phân hoá theo 02 hướng là: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính theo định hướng nghề nghiệp. Nên, tuỳ theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân, học sinh được lựa chọn một trong hai định hướng thông qua việc chọn nhóm chủ đề tương ứng.

Chương trình môn Tin học mới được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực với mục tiêu chính là nhằm hình thành và phát triển năng lực tin học, một trong những năng lực đặc thù của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Khác với chương trình Tin học hiện hành được thiết kế theo hướng tiếp cận nội dung, nặng về lý thuyết hàn lâm. Thì chương trình Tin học mới được xây dựng với nhiều chủ đề dạy học và dành cho các đối tượng học sinh có khả năng, sở thích khác nhau. Chương trình có tính mở hơn với cả những nhà quản lý, với giáo viên và học sinh. Chương trình không đưa ra ràng buộc về chủng loại thiết bị hay phần mềm, không phân biệt phần mềm nguồn mở hay nguồn đóng nhằm tạo điều kiện cho mỗi nhà trường vận dụng linh hoạt tuỳ theo điều kiện. Các chủ đề dạy học mang tính mở, gợi ý để người dạy và người học dễ dàng tiếp cận với những chủ đề dạy học phù hợp. Trong chương trình GDPT mới, khuyến khích học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm cá nhân, của nhóm, khuyến khích áp dụng kiến thức đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tế. Bên cạnh đó, Tin học còn tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển, triển khai những nội dung kiến thức mới và triển khai phương thức giáo dục mới cho tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác như trải nghiệm sáng tạo, giáo dục địa phương. Đồng thời cùng thực hiện định hướng giáo dục STEM với các môn học khác như: Toán học, Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, từ đó nâng cao năng lực tự tìm hiểu, tư duy sáng tạo và đặt người học vào vị trí một nhà phát minh, nhà quản lý, phát hiện và giải quyết các vấn đề trên cơ sở các kiến thức liên môn và các vấn đề thực tế. Thông qua các chủ đề dạy học, thông qua các sản phẩm tự làm (cá nhân hoặc nhóm) học sinh phát huy được các năng lực đặc thù của môn học và tăng cường tính giáo dục khác như: hướng nghiệp, khởi nghiệp, bình đẳng giới, tài chính, dân số, bảo vệ tôi trường…

1.4.2. Mục tiêu dạy học môn Tin học ở trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Mục tiêu của môn Tin học trong chương trình mới là góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời là thành phần chủ yếu giúp hình thành và phát triển năng lực tin học cho học sinh.

Ở cấp Trung học phổ thông, môn Tin học tiếp tục được củng cố và nâng cao năng lực tin học đã được hình thành ở cấp học trước. Bên cạnh đó, chương trình còn mang tính định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực tin học hoặc ứng dụng tin học cho học sinh, trong thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT có nêu cụ thể là:

- Sau khi học xong chương trình này học sinh có những hiểu biết biết cơ bản về hệ thống máy tính, một số kĩ thuật thiết kế thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình; củng cố và phát triển hơn nữa cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra ý tưởng và chuyển giao nhiệm vụ cho máy tính thực hiện [6].

- Học sinh có khả năng ứng dụng tin học, tạo ra sản phẩm số phục vụ cộng đồng và nâng cao hiệu quả công việc; có khả năng lựa chọn, sử dụng, kết nối các thiết bị số, dịch vụ mạng và truyền thông, phần mềm và các tài nguyên số khác [6].

- Giúp học sinh có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, ứng xử văn hoá và có trách nhiệm; có hiểu biết thêm một số ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học, chủ động và tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân [6].

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí