Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Của Giáo Viên Tin Học

dựng kế hoạch giảng dạy tuỳ theo từng lớp, từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp. Ví dụ: kế hoạch giảng dạy áp dụng cho các lớp A, C (lớp có chất lượng học sinh tốt hơn) sẽ có các nội dung vận dụng và vận dụng cao nhiều hơn các lớp còn lại.

- Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình đã xây dựng.

Thông qua Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và chỉ đạo thông qua Quy chế chuyên môn của mỗi nhà trường. CBQL cần chỉ rõ, phân công từng thành viên trong Ban giám hiệu phụ trách và chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn nhằm đảm bảo hiệu quả trong công việc của từng giáo viên, từng vị trí công tác. Cũng cần yêu cầu phải thực hiện nghiêm Quy chế chuyên môn và các văn bản thi hành nhằm đạt hiệu quả cao nhất của mục tiêu giáo dục trong môn học.

- Quản lý việc kiểm tra thực hiện nội dung, chương trình dạy học.

Thông qua các hình thức như từ Sổ đầu bài, giáo án, kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình mà CBQL sẽ nắm được giáo viên đã và đang thực hiện các nội dung chương trình như thế nào, có chính xác không, có cắt xén chương trình hay không?... Việc kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và đánh giá một cách công bằng, khách quan khi thực hiện quy chế chuyên môn. Có những hình thức khuyến khích các thầy – cô giáo phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác, những thầy cô có sáng kiến hay, có tâm huyết với nghề. Nhưng bên cạnh đó khi phát hiện giáo viên có sai phạm cần có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn và có giám sát thực hiện nhằm góp phần đưa toàn bộ cơ quan, đơn vị thành một thể thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ.

1.5.2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Tin học

1.5.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của giáo viên Tin học

Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên, tổ chuyên môn là công việc tất yếu của mỗi môn học. Trên cơ sở những yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của bộ môn Tin học, và căn cứ vào những hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm của các cấp quản lý là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó, tùy tình hình cụ thể của nhà trường mà mỗi giáo viên và tổ chuyên môn phải đưa ra những kế hoạch phù hợp.

Cán bộ quản lý từng trường sẽ đưa ra những hướng dẫn, những quy trình xây dựng phân phối chương trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm học sinh của từng trường mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Đối với kế hoạch dạy học, cần có:

- Các cơ sở để xây dựng kế hoạch như: các chỉ thị, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức tiết dạy, nội dung giảm tải của môn học, tình hình học sinh, chỉ tiêu đăng kí đầu năm, điều kiện cơ sở vật chất lớp học.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 7

- Xác định mục tiêu môn học, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động trong đó: Đề ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu và điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch đó như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học bộ môn, kinh phí dành cho các hoạt động học, phân phối chương trình, nội dung cắt giảm theo chương trình giảm tải của từng bài, từng tháng, từng tuần. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong năm học trong giai đoạn hiện nay.

Việc xây dựng các kế hoạch dạy học cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm bộ môn, nhất là môn Tin học có những đặc thù riêng. Ví dụ: trong môn Tin học thời lượng thực hành nhiều, thông thường sau 1 tiết lý thuyết sẽ có 2 tiết thực hành.

1.5.2.2. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên Tin học

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có: giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (nếu là giáo viên chủ nhiệm), ngoài ra còn có các loại hồ sơ mà nhà trường trực tiếp quản lý như học bạ, sổ gọi tên ghi điểm... Việc quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên cũng cần được chú trọng và quan tâm thực hiện vì khi nhìn vào chất lượng hồ sơ chuyên môn của giáo viên ta cơ bản biết được tính cách, chất lượng chuyên

môn của giáo viên. Khi kiểm tra độ nông sâu của mỗi tiết học, ta cần quan tâm đến sự công phu trong chuẩn bị bài và soạn giảng của giáo viên. Nếu giáo viên soạn bài tốt, có phân loại được đối tượng học sinh, có nhiều nội dung hay, phù hợp thì giáo viên tất có chuyên môn tốt và tâm huyết với nghề. Chất lượng hồ sơ chuyên môn của giáo viên cũng là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm.

Để làm tốt công tác quản lý hồ sơ, CBQL cần thực hiện:

- Trên cơ sở số lượng môn học, giáo viên nhà trường thực hiện mua đúng, đủ số lượng và phát cho giáo viên.

- Quản lý chặt chẽ các loại hồ sơ này đảm bảo ý thức giữ gìn thật tốt của giáo viên.

- Có hướng dẫn sử dụng rõ ràng đối với các loại hồ sơ cho giáo viên.

- Nghiêm cấm các hành vi tẩy xoá hồ sơ sai quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản hồ sơ của giáo viên. Việc kiểm tra, giám sát cần khuyến khích được giáo viên cố gắng trong công việc.

1.5.2.3. Quản lý phân công giảng dạy của giáo viên Tin học

Việc tổ chức giảng dạy được người cán bộ quản lý phân công cho giáo viên dựa trên tình hình đội ngũ nói chung của một nhà trường. Người Hiệu trưởng hoặc cán bộ quản lý phụ trách sẽ xem xét phân công dựa trên năng lực, sở trường phù hợp cho mỗi giáo viên. Để mỗi giáo viên phát huy được hết những năng lực, sở trường của mình và mang lại hiệu quả làm việc cao nhất trong cả công tác quản lý và công tác chuyên môn của giáo viên. Mỗi giáo viên lại có những ưu điểm, nhược điểm, sở trường công tác riêng, tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình riêng, nên việc phân công giảng dạy cho giáo viên phải đảm bảo phù hợp nhất. Từ đó mới khích lệ được tinh thần làm việc hăng say, yêu nghề của giáo viên, đặc biệt trách nhiệm với công việc được giao.

Việc phân công giảng dạy hiện nay chủ yếu được chuyển giao cho các

tổ chuyên môn xây dựng và đề xuất, trình Hiệu trưởng xem xét quyết định. Các tổ chuyên môn sẽ dựa trên kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn các giáo viên phân trong các nhóm chuyên môn phân công công tác cho từng giáo viên dựa trên kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều kiện học sinh…

Vậy, để quản lý được hoạt động này, người CBQL cần thực hiện:

- Nắm rõ, nắm chắc nhân sự trong mỗi nhà trường. Đặc biệt nắm chắc chất lượng nhân sự nhằm đảm bảo phân đúng người, đúng việc.

- Nắm chắc về điều kiện CSVC trong mỗi nhà trường nhằm yêu cầu giáo viên xây dựng các kế hoạch phù hợp.

1.5.2.4. Quản lý hoạt động dạy học trong môn Tin học

Trong quá trình dạy học hiện nay, công tác quản lý rất đáng chú trọng đến 2 nội dung trong dạy và học là công tác chuẩn bị bài trước khi lên lớp và hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Đây là hai hoạt động có thể nói quyết định đến thành công hay thất bại của một giờ lên lớp của giáo viên.

+ Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là công việc mà giáo viên rà soát lại nội dung bài học xem những nội dung kiến thức ở trong đó mình đã làm chủ được chưa, có những tình huống khác nhau khi giải một bài toán hay không, các thiết bị thí nghiệm, dụng cụ nào cần thiết cho tiết dạy, nội dung khó này nên được thực hiện như thế nào?...

Người cán bộ quản lý phải thực hiện chỉ đạo thật tốt công tác chuẩn bị này để đảm bảo một giờ học chất lượng, để đạt được như vậy người cán bộ quản lý cần phải làm:

- Cùng tổ, nhóm chuyên môn kiểm tra những nội dung khó dạy của môn học xem giáo viên đã có sự trao đổi chuyên môn với tổ nhóm chưa, đã chuẩn bị tốt các nội dung đã nêu trong kế hoạch chưa?

- Cùng với tổ, nhóm chuyên môn duy trì tốt việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc chuẩn bị bài của giáo viên khi lên lớp. Thông qua

việc dự giờ thăm lớp để đánh giá công tác chuẩn bị tiết dạy của giáo viên. Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Có thể kiểm tra gián tiếp thông qua các sổ sách theo dõi việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm, thực hành mà Cán bộ quản lý sẽ biết được cán bộ giáo viên chuẩn có thường xuyên sử dụng các thiết bị này cho công tác giảng dạy không?

+ Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung quan trọng trong việc dạy và học. Người cán bộ quản lý cần chỉ đạo tốt việc dạy học trong môn Tin học và cần chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra các hoạt động này thông qua việc dạy học của giáo viên. Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được giáo viên sử dụng sao cho phù hợp và phát huy được tính sáng tạo, khả năng tuy duy và năng lực của học sinh.

Để kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, cán bộ quản lý cần phải xem xét các nội dung sau:

- Sự chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn các nội dung dạy học, phương pháp dạy học tích cực, cũng như tăng cường việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Tính mới trong mỗi tiết học là một điều quan trọng, nó thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong khi lên lớp. Giáo viên khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của bài học từ đó không bị rập khuôn, máy móc.

- Việc chuyển giao những đơn vị kiến thức cho học sinh có làm cho học sinh bị nhàm chán, nặng nề không? Đối tượng học sinh khác nhau thì cách thức chuyển giao của học sinh có khác nhau không?

- Thái độ của học trò khi tham gia vào bài học: thái độ tích cực của học sinh khi tham gia bài học nó thể hiện nhiều khía cạnh của giáo viên như: nội dung dạy học có cuốn hút không, cách thức tổ chức dạy học có phong phú không?

1.5.2.5. Quản lý học tập Tin học của học sinh

Kết quả học tập của học sinh một phần đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học. Thật vậy, người cán bộ quản lý có thể nhìn vào việc tích cực học tập, rèn luyện các nội dung bài học mà biết được giáo viên có chuẩn bị bài tốt không, có tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng của nhà trường không?

Cùng với đó, kết quả học tập của học sinh sẽ giúp chúng ta có những căn cứ để điều chỉnh phân công giảng dạy nếu cần, thậm chí có những tình huống người cán bộ quản lý phải thay đổi cả kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với học sinh.

Để làm được việc này, cán bộ quản lý cần thực hiện các công việc như:

- Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên toàn trường nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng, khách quan nhất.

- Kiểm tra việc vào điểm, cho điểm theo từng tuần, từng tháng trên cơ sở quy chế chuyên môn và kế hoạch vào điểm của học sinh.

- Kiểm tra việc chấm trả bài của giáo viên cho học sinh, sau khi trả bài giáo viên có chữa bài cho học sinh không?

- Kiểm tra các kỹ năng thực hành của học sinh khi học trong môn học.

1.5.2.6. Quản lý đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Tin học

Kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và tích cực lên nhau. Vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy thường đi kèm với đổi mới kiểm tra đánh giá. Phương pháp dạy học ngày nay đang chuyển dần sang sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (phát huy tính tích cực của học sinh) nên kéo theo sự thay đổi về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá hiện nay được thực hiện phong phú hơn như kiểm tra trên giấy, trên bài thực hành, trên sản phẩm hay dự án của cá nhân hoặc nhóm học

sinh tham gia thực hiện. Từ đó cách đánh giá cũng nhấn mạnh đến năng lực mà học sinh sẽ đạt được như: sự hợp tác, phương pháp mà học sinh làm ra sản phẩm, phương pháp rèn luyện của học sinh.

Vậy, CBQL cần làm gì để có thể quản lý được hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bối cảnh đang đẩy mạnh đổi mới PPDH. Người CBQL cũng cần thực hiện các công việc để quản lý hoạt động này như:

- Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

- Kiểm tra việc xây dựng giáo án lên lớp và các kế hoạch kiểm tra đánh giá của môn học, việc xây dựng ma trận kiểm tra của từng bài.

- Tăng cường các hình thức kiểm tra đối với học sinh, đặc biệt đối với các bài kiểm tra thường xuyên, khuyến khích các em sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin sau đó còn giúp cho công tác thống kê, phân tích kết quả học tập của học sinh được nhanh chóng, chính xác và đạt được mục đích của công tác quản lý.

1.5.2.7. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên Tin học

Bước sang thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Và giáo dục cũng không nằm ngoài sự tác động to lớn đó, người thầy cũng không nằm ngoài vòng quay của sự thay đổi. Người thầy cần chủ động tiếp thu, sáng tạo những thay đổi trong môi trường làm việc của mình. Đảm bảo, chính giáo viên là người không bị tụt hậu so với thế giới xung quanh. Từ đó có thể thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên hiện nay là rất quan trọng và cấp thiết. Quan trọng ở chỗ nội dung kiến thức về Tin học, công nghệ thông tin thay đổi chóng mặt,

tuy không đưa tất vào giảng dạy nhưng giáo viên cũng cần cập nhật để nắm được những thay đổi.

Vậy, để làm thực hiện quản lý tốt nội dung này, người CBQL cần thực hiện một số nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên nắm bắt được các thay đổi của chủ trương, chính sách đối với giáo viên. Giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Có kế hoạch tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau như học tập chuyên đề, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo như: thi khoa học kỹ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tham gia đầy đủ các hoạt động và họ có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình.

1.5.2.8. Quản lý các điều kiện CSVC, sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học trong dạy học Tin học

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu trong trường học và quá trình dạy học. Quản lý tốt các điều kiện này sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy học của giáo viên và nâng cao ý thức dạy học của học sinh. Người cán bộ quản lý phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên.

Người cán bộ quản lý phải kiểm tra các nội dung như:

- Kiểm tra trực tiếp việc sử dụng trang thiết bị hỗ trợ dạy học như: máy tính, máy chiếu, thiết bị thí nghiệm, minh hoạ (nếu có)…

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát CSVC trong nhà trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn các điều kiện trong nhà trường như: phòng học, bàn ghế, thiết bị thí nghiệm thực hành, các phương tiện phục vụ cho dạy và học.

- Kiểm tra gián tiếp việc sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc kiểm tra sổ sách mượn – trả thiết bị.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí