1.4.3. Nội dung dạy học môn Tin học ở trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới
(Trích Thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT)
Nội dung dạy học môn Tin học ở cấp THPT theo chương trình GDPT mới bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi gồm 70 tiết/năm học, học sinh có thể được học một số chuyên đề theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp với 35 tiết/lớp/năm[6].
a) Nội dung cốt lõi [6]
Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet
Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số Chủ đề E: Ứng dụng tin học
Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học
b) Các chuyên để học tập [6]
+ Định hướng Tin học ứng dụng
Bảng 1.2. Định hướng nội dung Tin học ứng dụng
Chuyên đề | Mục tiêu | |
10 | Thực hành làm việc với các tệp văn bản | Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản, trình chiếu, bảng tính. |
Thực hành sử dụng phần mềm trình chiếu | ||
Thực hành sử dụng phần mềm bảng tính | ||
11 | Thực hành sử dụng phần mềm vẽ trang trí | Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm vẽ trang trí, làm phim hoạt hình và chỉnh sửa ảnh. |
Thực hành sử dụng phần mềm làm phim hoạt hình |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Về Quản Lý Và Quản Lý Hoạt Động Dạy Học
- Kiểm Tra Đánh Giá Và Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá
- Vị Trí, Vai Trò Môn Tin Học Trong Chương Trình Gdpt Mới
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Của Giáo Viên Tin Học
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tin Học
- Về Csvc, Trang Thiết Bị Phục Vụ Dạy Học Tin Học
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Chuyên đề | Mục tiêu | |
Thực hành sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh | ||
12 | Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự án | Giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm quản lí dự án; biết các giải pháp thông dụng để bảo vệ dữ liệu; có khả năng cài đặt, gỡ bỏ phần mềm; phân tích được dữ liệu với phần mềm bảng tính. |
Thực hành bảo vệ dữ liệu, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm | ||
Thực hành phân tích dữ liệu với phần mềm bảng tính |
+ Định hướng Khoa học máy tính
Bảng 1.3. Định hướng nội dung Khoa học máy tính
Chuyên đề | Mục tiêu | |
10 | Thực hành với các bộ phận của robot giáo dục | Giúp học sinh có kĩ năng lắp ráp robot giáo dục. |
Kết nối robot giáo dục với máy tính | Giúp học sinh có kĩ năng kết nối máy tính với robot giáo dục và cài đặt phần mềm hỗ trợ. | |
Lập trình điều khiển robot giáo dục | Giúp học sinh hình thành khả năng lập trình điều khiển robot giáo dục. | |
11 | Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Đệ quy | Giúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Đệ quy. |
Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Chia để trị | Giúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Chia để trị. | |
Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Duyệt | Giúp học sinh có khả năng thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Duyệt. | |
12 | Tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu tuyến tính | Giúp học sinh hiểu một số khái niệm cơ bản và ứng dụng một số kiểu dữ liệu tuyến tính. |
Tìm hiểu Cây tìm kiếm nhị phân trong sắp xếp và tìm kiếm | Giúp học sinh hiểu một số khái niệm cơ bản và ứng dụng Cây tìm kiếm nhị phân trong sắp xếp và tìm kiếm. | |
Tìm hiểu kĩ thuật duyệt Đồ thị và ứng dụng | Giúp học sinh hiểu kĩ thuật duyệt |
1.4.4. Phương pháp, hình thức dạy học môn Tin học ở trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Định hướng chung của chương trình GDPT mới là hình thành và phát triển năng lực của người học. Đặc biệt dạy và học phải phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh. Vậy nên, phương pháp dạy học cũng cần phải được thay đổi mạnh mẽ theo hướng vừa vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống vừa kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt mục tiêu của giáo dục.
Định hướng chung về các phương pháp dạy học là:
- Dạy học trực quan và thực hành được coi trọng: Phương pháp dạy học thực hành rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực thực hành của học sinh. Năng lực thực hành đây chính là năng lực sử dụng công cụ và các phần mềm kĩ thuật số trên máy tính, đặc biệt ở giai đoạn học các chủ đề của định hướng Tin học ứng dụng. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực nhưng nổi bật là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp này sẽ đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề, đây chủ yếu là các vấn đề của thực tiễn. Từ đó, giúp học sinh hình thành tư duy, tính sáng tạo và khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần phải chú trọng trang bị những kiến thức chuyên môn cho học sinh bên cạnh việc giải quyết vấn đề. Tránh xảy ra tình trạng thực hành thì làm được một cách máy móc, rập khuôn mà không hiểu bản chất của vấn đề [6].
- Vận dụng tính đa dạng của môi trường số để học sinh được chủ động thu thập, xử lý và đánh giá thông tin. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học điển hình cho sự vận dụng đa dạng các học liệu của môi trường số. Phương pháp dạy học này được gọi là dạy học định hướng hành động. Phương pháp này đặc biệt chú trọng đến việc hoạt động trí óc và sự cộng tác trong công việc của học sinh. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập gắn với định hướng hành động. Cá nhân hoặc một nhóm
học sinh sẽ vận dụng các phần lý thuyết và thực hành được học để tạo ra các sản phẩm và sau đó công bố, hoặc trình bày sản phẩm trước lớp [6].
- Vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau vào mục đích dạy học. Người giáo viên có thể chủ động thiết kế các hoạt động dạy học tập phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Sử dụng các công cụ như máy tính, Internet để học sinh tự khám phá, rèn luyện tư duy dự đoán, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề [6].
- Khai thác hình thức giáo dục đa dạng. Trong môi trường 4.0 như hiện nay, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức giáo dục khác nhau để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn và giáo dục STEM sẽ giúp bài học, chủ đề được quấn hút và gây được hứng thú với học sinh. Giáo viên cần phải là người chọn lọc các chủ đề thiết thực và hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và ứng dụng tin học không chỉ trong phạm vi môn Tin học mà cả trong các môn học khác, không chỉ gói gọi trong nhà trường mà có thể ở ngoài nhà trường, thậm chí có quy mô toàn cầu. Việc dạy học gắn nội dung kiến thức với các vấn đề thực tế, yêu cầu học sinh không chỉ đề xuất giải pháp cho vấn đề mà còn phải biết kiểm chứng hiệu quả của giải pháp thông qua sản phẩm số học sinh làm được [6].
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Kỹ thuật dạy học tích cực là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Ví dụ như: kỹ thuật động não, tia chớp, bể cá...
- Chú trọng phương pháp tự học cho học sinh. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính sáng tạo của Học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp chuyên biệt đặc thù của từng bộ môn. Các phương pháp này được giáo viên vận dụng linh hoạt nhằm phát huy tốt nhất khả năng tư duy sáng tạo và đặc biệt nâng cao khả năng tự học cho học sinh [6].
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tin học ở trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về quá trình dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mục tiêu của dạy học là định hướng phát triển năng lực cho học sinh, vậy nên hoạt động kiểm tra đánh giá cũng phải theo hướng đánh giá những năng lực mà mà học sinh hướng tới trong quá trình học tập. Trong môn Tin học phải chú trọng đánh giá những kiến thức, kỹ năng tin học mà học sinh dùng để tạo ra các sản phẩm trong khi thực hiện các yêu cầu của bài học. Hay nói cách khác, đây là hình thức đánh giá thông qua kết quả đầu ra. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với đánh giá theo quá trình dạy học nhằm đánh giá việc học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào từng công việc cụ thể, hợp lý.
Hoạt động kiểm tra đánh giá chủ yếu chuyển từ kiểm tra kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá các hoạt động ghi nhớ… sang đánh giá việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó để giải quyết vấn đề của thực tiễn, đặc biệt cần đánh giá về các năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Do vậy, ta cần chuyển từ việc đánh giá kết quả cuối năm sang hình thức đánh giá thường xuyên, định kỳ theo từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích có những nhận định về về năng lực, sở trường học sinh từ đó giáo viên chủ động điều chỉnh quá trình dạy học (nếu cần).
+ Một số hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh
- Kiểm tra, đánh giá trong các tiết thực hành: Các tiết thực hành là tiết học mà học sinh sẽ trực tiếp sử dụng những kiến thức của mình đã học áp dụng vào thực hiện một vài nội dung nào đó. Giáo viên có thể sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu của bài thực hành thông qua những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần vận dụng. Việc kiểm tra trong giờ thực hành có thể không kiểm tra hết học sinh trong một lớp học/tiết, tuy nhiên nó sẽ giúp học sinh có tính tự giác cao hơn trong khi hoàn thiện các bài
học. Đặc biệt, giáo viên nên vận dụng cách kiểm tra là không báo trước các trường hợp được kiểm tra và thông báo việc kiểm tra là ngẫu nhiên. Nhưng nếu có điều kiện, giáo viên có thể thông báo cho học sinh được biết để các em chú ý làm bài và tích cực làm bài để đạt được kết quả cao. Việc đánh giá trong các bài học thực hành còn giúp giáo viên nắm bắt được quá trình thực hành, quá trình học tập và hình thành sản phẩm cuối tiết học của học sinh. Qua quá trình này, giáo viên còn nắm được mức độ đóng góp của mỗi học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh trong các sản phẩm nhóm.
- Hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm: Bên cạnh việc kiểm tra thông qua các sản phẩm thực hành trên máy tính, hoặc thiết bị dạy học. Giáo viên có thể kết hợp giữa kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong môn Tin học có nhiều nội dung phù hợp với kiểm tra trắc nghiệm như: cấu trúc chương trình, cú pháp câu lệnh trình tự thao tác hay trình tự nút lệnh… Có những nội dung phù hợp với hình thức tự luận như biểu diễn thuật toán thông qua sơ đồ khối hoặc nêu các giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu… Tuy nhiên, trong một số trường hợp giáo viên có thể kết hợp sử dụng cả trắc nghiệm và tự luận nhằm đánh giá đầy đủ nhất các kĩ năng tư duy, sáng tạo, vận dụng của học sinh
- Hình thức kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính: Hình thức kiểm tra phụ thuộc vào mục đích của việc dạy học. Nên giáo viên cần lựa chọn hình thức kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính cho phù hợp. Môn Tin học với đặc thù có phần kiến thức chuyên ngành tin học và phần kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác phần mềm khác nhau. Nên hình thức kiểm tra trên giấy thường sẽ phù hợp với những nội dung mang kiến thức chuyên ngành như: Tìm hiểu bài toán và thuật toán (Tin học 10), Bài toán quản lý, Bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu (Tin học 12)... Hình thức kiểm tra trên máy tính phù hợp với những chương, bài có yêu cầu sử dụng kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm như: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access (Tin học 12), Lập
trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal (Tin học 11)… Nếu giáo viên lựa chọn không phù hợp dễ dẫn đến không đạt được mục đích của việc dạy học. Ví dụ: Như học phần Soạn thảo văn bản (Tin học 10) giáo viên kiểm tra trên giấy các thao tác định dạng văn bản… thì sẽ không đạt được mục đích là rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính (Microsoft Word).
- Hình thức chia nhóm làm bài và kiểm tra theo nhóm: Hiện nay, hình thức dạy học theo nhóm nhỏ đang dần được giáo viên áp dụng do có nhiều những ưu điểm như phát triển được các năng lực hợp tác, giao tiếp… cho học sinh. Nên việc kiểm tra theo các nhóm học tập, làm bài cũng dần được áp dụng. Tuy nhiên, người giáo viên phải đánh giá thật công bằng, khách quan, đặc biệt là phải xác định được mức độ đóng góp vào sản phẩm của mỗi bản thân học sinh trong nhóm. Tránh trường hợp có học sinh ỷ nại vào bạn bè, lười làm việc, không đóng góp vào sản phẩm chung của cả nhóm nhưng lại vẫn được điểm bằng với các bạn.
- Hình thức để học sinh tự đánh giá lẫn nhau: Việc giáo viên chấm, trả bài và nhận xét bài cho học sinh là công việc thường xuyên, qua đó học sinh sẽ nhận biết được những sai sót của bản thân và rút kinh nghiệm cho mình. Nhưng giáo viên hiện nay có thể sử dụng các phương pháp, cách thức khác nhau để học sinh có thể tự đánh giá lẫn nhau, thậm chí tự cho điểm lẫn nhau (có sự giám sát, chốt điểm của giáo viên) trong quá trình học tập, qua việc học này có thể giúp nâng cao năng lực phản biện của học sinh trước những tình huống cụ thể. Người giáo viên có thể thực hiện bằng cách: Chấm bài của học sinh sau đó trả bài theo hình thức trả chéo, tức là học sinh A sẽ nhận được bài của học sinh X, nhưng học sinh X lại có thể nhận được bài của học sinh B nào đó, sau đó yêu cầu các em nhận xét kết quả thực hiện bài làm của các bạn. Xem bạn làm như thế là đúng hay sai, có bổ sung, sửa chữa gì cho bạn không. Sau đó giáo viên có thể chốt lại các vấn để đó nếu cần và đi đến thống nhất điểm cho học sinh. Cách hai, phổ biến hơn là giáo viên chia nhóm cho học
sinh làm bài tập, chuyên đề nào đó. Sau đó cho các em trình bày kết quả thực hiện các bài đó trước lớp, trước giáo viên, các bạn trong lớp sẽ có câu hỏi phản biện với nội dung mà học sinh trình bày. Từ đó, các nhóm học sinh sẽ tự rút ra các kinh nghiệm, rút ra được những kinh nghiệm trong làm bài và đặc biệt sẽ rèn luyện được những kỹ năng như; giao tiếp, phản biện... Giáo viên có thể yêu cầu các lớp cho điểm các bạn hoặc 50% số điểm sẽ là điểm của các bạn trong lớp, 50% là của giáo viên chấm…
1.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT theo định hướng chương trình GDPT mới.
1.5.1. Quản lý nội dung, chương trình dạy học Tin học
Một trong những nội dung quản lý quan trọng trong mỗi nhà trường là quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Môn Tin học có mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch và cũng là một môn học với đầy đủ những yếu tố như những môn học khác. Vì vậy, nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT hiện nay cũng có những nội dung cơ bản đã được quy định trong các quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.
Vậy, người cán bộ quản lý cần thực hiện tốt các công việc như:
- Quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung dạy học: Kế hoạch dạy học Tin học cần được đánh giá cụ thể thực trạng tại mỗi nhà trường. Các nội dung cần được xây dựng dựa trên sự linh hoạt về nhân sự, cơ sở vật chất liên quan. Sau đó kế hoạch cần được công khai, phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường.
- Quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung đã xây dựng:
CBQL sau khi có kế hoạch thực hiện nội dung dạy học sẽ thực hiện các công việc phân công chuyên môn giáo viên của giáo viên. Tuỳ theo năng lực, sở trường và đặc biệt là số lượng giáo viên hiện có nhà trường sẽ có những phân công phù hợp. Mỗi giáo viên sau khi có phân công giảng dạy sẽ xây