Kiểm Tra Đánh Giá Và Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá

người điều khiển mọi mặt diễn ra trong quá trình dạy và học từ nội dung kiến thức, dạy – học và cả tâm lý cho học sinh như sự động viên, khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá quá trình thực hiện của học sinh.

1.2.4. Kiểm tra đánh giá và đổi mới kiểm tra đánh giá

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ là công cụ rất cần thiết nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh;

Đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị thực, giá trị ở đây là của đối tượng được đánh giá. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá thông qua những thành tích học tập, rèn luyện đó. Ví dụ: các bài kiểm tra đều đạt loại giỏi thì có những đánh giá như: học sinh đó có ý thức học tập, tích cực, sôi nổi và xếp loại môn học tốt, khá…

Do vậy, kiểm tra - đánh giá là hai khâu có quan hệ biện chứng mật thiết với nhau. Kiểm tra là một kênh quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá và đánh giá lại dựa vào những kết quả của quá trình kiểm tra mang lại. Hai khâu đó hợp thành một thể thống nhất với nhau gọi là kiểm tra - đánh giá.

Mục tiêu của đánh giá:

+ Đối với học sinh:

- Đánh giá sẽ kích thích hoạt động học tập, thật vậy, đánh giá sẽ cung cấp cho họ những thông tin phản hồi về quá trình học tập của bản thân mình để học sinh tự điều chỉnh quá trình học tập, khuyến khích họ phát triển năng lực tự đánh giá.

- Đánh giá sẽ chỉ cho mỗi học sinh thấy mình đã lĩnh hội được những điều vừa học đến mức độ nào, còn những lỗ hổng nào cần phải bổ sung.

- Đánh giá đảm bảo công bằng, khách quan sẽ kích thích học tập không những về mặt lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn về mặt phát triển năng lực, trí tuệ, sáng tạo và trí thông minh.

- Việc kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn và đặc biệt là phát triển năng lực tự đánh giá, một năng lực quan trọng đối với việc học tập không chỉ khi học sinh học ở trong nhà trường mà còn cần thiết cho việc học tập suốt đời.

+ Đối với giáo viên

- Việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp người thầy xác định đúng điểm xuất phát hoặc điểm kế tiếp của quá trình dạy học, phân nhóm học sinh, chỉ đạo cá biệt và kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.

- Việc đánh giá giúp giáo viên biết được trình độ và kết quả học tập của lớp và của học sinh để đối chiếu với những mục tiêu học tập.

- Việc đánh giá còn giúp giáo viên nhận ra những sai sót điển hình của học sinh và nguồn gốc của những sai sót đó.

- Việc đánh giá giúp giáo viên nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân giáo viên, hiệu quả của những điểm mạnh, điểm yếu của những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mà mình đang thực hiện.

+ Đối với các cấp quản lý

- Việc đánh giá học sinh cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy học trong một cơ sở, đơn vị giáo dục để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

1.2.5. Môn Tin học ở trường THPT

Môn Tin học là môn học mà việc dạy và học gắn liền với việc sử dụng máy tính điện tử, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu và các thiết bị truyền thông khác…

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu

thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội [10].

Vậy trong Tin học ta thấy có ba thành phần là:

- Phần cứng (Hardware): là các bộ phận vật lý hữu hình của hệ thống máy tính; các thành phần cơ khí của nó như: Bo mạch chủ, bộ xử lý trung tâm (CPU), RAM, màn hình, chuột, nguồn…; và tất cả các thiết bị liên quan khác như: ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CR-ROM, card đồ hoạ VGA, bộ tản nhiệt; dây dẫn mạng, dây kết nối…

- Phần mềm (Software): là tất cả thông tin được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu. Phần mềm có thể là những chương trình đơn lẻ như phần mềm tính toán, phần mềm vẽ, phần mềm soạn thảo văn bản… có thể là những phần mềm công cụ để tạo ra các sản phẩm và phần mềm khác như các bộ công cụ hỗ trợ lập trình Visual Studio, PyCharn… hay các phần mềm làm nền cho các phần mềm khác chạy trên nó như các Hệ điều hành (Windows,iOS, Android, Linux…). Phần mềm được lưu trữ và chạy bằng phần cứng, phần mềm và phần cứng có sự tương hỗ lẫn nhau: phần mềm muốn chạy được thì phải có phần cứng tương ứng với nó và ngược lại muốn khai thác được phần cứng thì phải có phần mềm tương ứng để điều khiển nó.

Con người (Human): Con người đóng vai trò sản xuất, khai thác, sử dụng cả phần cứng và phần mềm.

Môn Tin học ở trường THPT đóng một vai trò quan trọng trong việc trang bị những kiến thức cơ bản về CNTT và vai trò của CNTT trong xã hội hiện đại. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy tính và phương pháp dùng máy tính điện tử để giải quyết vấn đề trong việc học tập và trong cuộc sống. Môn Tin học còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho học sinh, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.

Bên cạnh đó, môn Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận

lợi cho học sinh học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách cho học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ nhà trường mà còn có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Các kiến thức và kĩ năng trong môn Tin học có tốc độ phát triển (thay đổi) rất nhanh, do đó nó thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.

Môn Tin học được ra đời cùng với sự phát triển của Máy vi tính và các thiết bị ngoại vi, là một môn học mới, non trẻ nhưng có sự tác động đến toàn xã hội. Máy vi tính và các thiết bị điện tử được bắt đầu phát triển từ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước. Và nhờ nhiều đặc tính ưu việt của nó mà nó nhanh chóng trở thành một phần tất yếu của cuộc sống của chúng ta hiện nay. Những chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ bóng đèn điện tử và công nghệ analog. Khi đó máy tính có thể to bằng cả toa tàu hỏa và điều kiện tiếp cận nó là một công việc khó khăn.

Thời kỳ bùng nổ phát triển máy tính điện tử là khoảng năm năm 1970 của thế kỷ trước. Các máy tính bắt đầu được làm nhỏ lại và bắt đầu có hệ điều hành chạy như một phần mềm độc lập.

Vào những năm 1980 khi những chiếc PC đầu tiên ra đời, nó đã đánh dấu bước ngoặt to lớn trong quá trình phát triển của thiết bị Vi điện tử và đặc biệt khi đó máy tính đã có hệ điều hành chạy độc lập và nổi tiếng là DOS. Máy tính cá nhân cũng bắt đầu phát triển và dần trở thành thiết bị mà người dân dễ tiếp cận và sở hữu hơn. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến thời kỳ này như: Basic, Algol, Pascal, C. Và người ta bắt đầu đưa Tin học dạy ở các trường phổ thông, trong đó có Việt Nam. Các học sinh chuyên Toán bắt đầu được làm quen và học lập trình Pascal.

Những năm 1990, Bộ GD&ĐT nước ta bắt đầu tổ chức viết SGK Tin học cho cấp THPT. Và đến đầu những năm 2000, học sinh cấp THPT chính thức được học môn Tin học, không quá muộn so với thế giới.

Đến năm học 2007-2008, học sinh THCS bắt đầu được học môn Tin học với các module kiến thức tương đối rời rạc như: Làm quen máy tính, hệ điều hành, soạn thảo văn bản, lập trình Pascal, mạng máy tính Internet.

Khoảng năm 2008-2020, học sinh Tiểu học bắt đầu được làm quen với các module của máy tính như: máy tính, tập chuột, tập gõ phím bằng 10 ngón, học vẽ, soạn thảo văn bản…

Như vậy có thể nói, đến thời điểm hiện nay, môn Tin học đã phủ kín các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Tuy nhiên, ở các cấp học, bậc học không có sự liên thông với nhau, vẫn đang chỉ là các module rời rạc. Môn Tin học được coi là môn phụ và môn tự chọn ở các cấp T’H. THCS.

Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã công bố chương trình môn học phổ thông mới, trong đó có môn Tin học. Tin học trở thành một năng lực cốt lõi mà học sinh phổ thông cần phải được hình thành và phát triển. Khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như ứng dụng của môn Tin học với các môn học khác. Tin học có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tiếp cận, sáng tạo tri thức trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Khi mà công nghệ tạo nên công cụ làm việc, công cụ giao tiếp, mang tính chất toàn cầu hóa và là công cụ hiệu quả hỗ trợ việc học tập suốt đời. Tin học là môn bắt buộc ở 3 cấp học là T'H, THCS, THPT.

Môn Tin học cấp Trung học phổ thông hiện nay được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và được thực hiện từ 2006 đến nay. Bên cạnh những mục tiêu chung của giáo dục trung học phổ thông như việc củng cố và phát triển những kết quả giáo dục cấp THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Với đặc thù môn học nên, Môn Tin học hiện tại [3] cũng có chuẩn kiến thức, kỹ năng riêng phù hợp với môn của mình:

+ Về kiến thức

- Môn Tin học sẽ cung cấp cách tương đối hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học tin học: các kiến thức nhập môn về công nghệ thông tin, hệ thống, thuật toán và ngôn ngữ lập trình, soạn thảo và lưu trữ thông tin trong máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và Internet.

- Học sinh biết và sử dụng ở mức cơ bản được các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

- Khối kiến thức môn học Tin học gồm có 3 nhóm:

1. CS (Computer science): Khoa học máy tính.

2. IT (Information technology): CNTT và ứng dụng.

3. DL (Digital literacy): Học vấn số hóa phổ thông.

+ Về kĩ năng

Sau khi học xong, học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập, tìm kiếm thông tin và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.

+ Về thái độ

- Có ý thức, thói quen suy nghĩ khoa học và làm việc hợp lí, chính xác.

- Có ý thức về một số vấn đề kinh tế, xã hội, đạo đức liên quan đến học và sử dụng tin học.

Kế hoạch dạy học cho từng khối lớp cấp THPT:

Bảng 1.1. Kế hoạch dạy học môn Tin học hiện hành


Lớp

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

10

2

35

70

11

1,5

35

52,5

12

1,5

35

52,5

Cộng

105

175


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 4

1.2.6. Hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT

Trước yêu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ cao ngày càng phổ biến như máy vi tính, điện thoại, mạng truyền thông, công nghệ đa phương tiện… Các thiết bị công nghệ cao này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong mỗi lĩnh vực của cuộc sống như: sản xuất, kinh doanh, giải trí, nghiên cứu phát triển, giao thông vận tải… Từ đó đã làm cho yêu cầu của xã hội là phải đưa môn Tin học vào giảng dạy cho học sinh, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thì môn Tin học ở nước ta đã và đang được đưa vào giảng dạy từ bậc đại học đến bậc phổ thông. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông thì chỉ có cấp THPT là môn học chính thức, bắt buộc; cấp THCS, Tiểu học chỉ là tự chọn. Tất cả các cấp học, bậc học đều được khuyến khích tạo điều kiện cho các em học sinh được tiếp cận máy tính, công nghệ mới, nhằm có thể áp dụng những điều mình học vào cuộc sống.

Chương trình Tin học hiện hành đang gặp phải vấn đề hết sức khó khăn đó là sự bất cập và lạc hậu của môn Tin học hiện hành với sự thay đổi như vũ bão, liên tục thay đổi của công nghệ mới nói chung và ngành Tin học nói riêng trên thế giới. Chương trình Tin học của chúng ta đã được viết từ những năm 2006, tính đến nay đã 14 năm, trong khi đó chu kỳ thay đổi công nghệ của CPU (Vi xử lý của máy tính), ví dụ của Intel chỉ là 2 năm, chu kỳ phát triển các dòng điện thoại của Samsung chỉ là 1 năm… Hiện nay chúng ta vẫn đang dạy học sinh kiến thức từ những năm 2003 như phần mềm Microsoft Office Word 2003, cách đây 16 năm; hay vẫn tiếp tục học lập trình Pascal, ngôn ngữ lập trình không còn phù hợp với thời cuộc đã ra đời từ những năm 1970, cách đây gần 50 năm.

Môn Tin học là một môn học rất khó giảng dạy, nó đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình. Đặc biệt là phải liên tục cập nhật những nội dung mới, kiến thức mới phù hợp với hiện tại. Đây

cũng là đặc thù rất nổi bật của môn Tin học. Xét khía cạnh của dạy trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, giáo viên phải nắm được là hiện nay có tới hơn 16 phiên bản Office khác nhau dành cho máy tính để bàn, các bản Office Mobile dành cho các thiết bị di động, các phiên bản dành cho Web,… cách thức làm việc của chúng tuy có nhiều tương đồng, nhưng giáo viên cũng phải thường xuyên cập nhật tình hình phát triển, cũng như phải sử dụng được 1-2 loại để đôi khi giải đáp cho học sinh. Hoặc khi giảng dạy về vi xử lý cho máy tính để bàn, có nhiều hãng sản xuất CPU nhưng nổi tiếng hơn cả là Intel và AMD. Chỉ riêng Intel, từ bộ xử lý 4-bit tên mã là 4004 được giới thiệu vào tháng 11 năm 1971, rồi tiến hóa rất nhanh đến các phiên bản Intel 386 (32 bit) năm 1985, đến phiên bản nổi tiếng là Pentium sử dụng công nghệ 0,8 µm chứa 3,1 triệu transistor, đến công nghệ kiến trúc Core (2006) với công nghệ 65nm, rồi 45nm, và đến các thế hệ dòng Core i (đời đầu ra mắt năm 2010 gồm 9 thế hệ đến nay) cũng làm rối trí giáo viên và học sinh. Chưa kể đến các loại vi xử lý dùng cho thiết bị di động, vi xử lý cho máy chủ…[36]; Hay với hệ điều hành phổ biến nhất thế giới là Windows cũng làm cho giáo viên đau đầu để cập nhật, từ phiên bản đầu như MS-DOS; Windows 3.1, 95, 98, XP, Vista, 7, 9, 10 [38]. Khi giảng dạy thì Windows được cài ở ổ đĩa C:, tuy nhiên, khi thực hành thì Windows có thể nằm ở một ổ đĩa tên khác. Vì máy tính bây giờ hiện đại, có thể cài đồng thời 1-2 hệ điều hành khác nhau, ổ đĩa lưu trữ cũng không đơn giản có 1 mà có thể có nhiều hơn một ổ đĩa lưu trữ…

Giáo viên cần luôn là người chủ động cao nhất khi giảng dạy cả về lý thuyết lẫn khi thực hành. Giáo viên cần làm chủ được những kiến thức trong sách giáo khoa, cùng với đó là phải cập nhật kiến thức mới để hướng dẫn học sinh cũng như giải đáp cho học sinh khi học sinh có nhu cầu tìm hiểu.

1.2.7. Phương pháp dạy học Tin học

Môn Tin học cũng giống như các môn học khác có hai nhân vật chính trong quá trình dạy học là: thầy trò. Và vai trò của người thầy vẫn giữ vai

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí