Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Kế hoạch dạy học môn Tin học hiện hành 20

Bảng 1.2. Định hướng nội dung Tin học ứng dụng 31

Bảng 1.3. Định hướng nội dung Khoa học máy tính 32

Bảng 2.1. Số lượng lớp học, phòng học bộ môn, phòng học Tin học 52

Bảng 2.2. CBQL, giáo viên, nhân viên 53

Bảng 2.3. Số lượng học sinh 54

Bảng 2.4. Kết quả học lực 55

Bảng 2.5. Kết quả hạnh kiểm 56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Chất lượng môn Tin học 57

Bảng 2.7. CSVC, trang thiết bị dạy học Tin học 59

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

Bảng 2.8. Thực trạng cán bộ quản lý 60

Bảng 2.9. Thực trạng CBQL, giáo viên dạy Tin học 60

Bảng 2.10. Công tác quản lý dạy học 63

Bảng 2.11. Nhận thức đổi mới PPDH của CBQL, giáo viên 64

Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động lập kế hoạch dạy học 66

Bảng 2.13. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên 67

Bảng 2.14. Thực trạng phân công giảng dạy 68

Bảng 2.15. Thực trạng soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp 70

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên 71

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của

giáo viên 72

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH 74

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 76

Bảng 2.20. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 78

Bảng 2.21. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên 79

Bảng 2.22. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng

thực hành Tin học 80

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 102

Bảng 3.2. Khảo sát về tình khả thi 104

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 2.1: Quy mô lớp học 53

Biểu đồ 2.2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 54

Biểu đồ 2.3: Quy mô học sinh 55

Biểu đồ 2.4: Kết quả học lực 56

Biểu đồ 2.5: Kết quả hạnh kiểm 57

Biểu đồ 2.6: Chất lượng môn Tin học 58

Biểu đồ 2.7: Số lượng máy tính dùng trong dạy học 59

Hình 1.1: Mối quan hệ của dạy và học 12

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong cuộc cách mạng 4.0 đã và đang tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Nó mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng cho chúng ta nhiều thách thức. Đánh giá được những tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đảng và nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo thực hiện các cơ quan, ban ngành chủ động tích cực vận động, đổi mới, ứng phó với cuộc cách mạng này. Tại nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị đã ghi "Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước" [13].

Vậy chúng ta cần làm gì để nắm bắt được những thành tựu của cuộc cách mạng này? Sau hơn 30 năm đổi mới, mở cửa, nước ta đã có những phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kỹ thuật... Nhờ sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, nước ta đã và đang thay đổi. Nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế... được thế giới ghi nhận. Trong đó, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa trở thành những nhân tố phát triển mạnh mẽ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Trong những năm qua, các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới liên tiếp diễn ra, nền kinh tế tri thức dần chiếm lĩnh thế thượng phong. Đặt cho các nước nhiều thách thức không nhỏ về bài toán nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Như ở nước ta, để đảo bảo phát triển bền vững, cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó, điều cần làm hiện nay là đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho thế hệ trẻ nền tảng tri thức tiên tiến, hiện đại là phù hợp và cần thiết cho xu thế toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thay đổi chóng mặt, kinh tế thị trường thay đổi liên tục, khoa học công nghệ trên thế giới liên tục phát triển, ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời phục vụ đời sống. Để bắt kịp với xu thế sự phát triển của thời đại, việc ra đời nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc đổi mới diễn ra với tất cả các môn học nhằm phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh, từ đó hình thành nên lớp thanh thiếu niên có tri thức, có năng lực phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước.

Với chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành, đang được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là "chất liệu", "đầu vào" vừa là "kết quả", "đầu ra" của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng và đời sống thực tế rất hạn chế.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Trong các môn học được đổi mới, môn Tin học đóng vai trò chủ đạo, quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng của thời đại mới như: khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa.

Môn Tin học với sứ mạng giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tin học với mục đích to lớn là: học sinh phải biết sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); học sinh biết

cách ứng xử phù hợp trong môi trường số; học sinh biết giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT-TT; và học sinh biết hợp tác trong môi trường số.

Vậy, làm thế nào công tác dạy và học của môn Tin học hiện hành tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới? Giáo viên giảng dạy môn Tin học cần phải làm gì để phát huy được năng lực, sở trường của học sinh, đồng thời giúp học sinh khai thác được nguồn tài nguyên "vô tận" của nhân loại góp phần xây dựng, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước?

Vì những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài "Quản lý hoạt động dạy học môn tin học tại các trường THPT – Huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới".

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc dạy học Tin học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ hiện nay, từ những nhận định về thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục, đề xuất ra một số biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường. Nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học môn Tin học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động dạy học môn Tin học cho học sinh tại trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Trước những yêu cầu về mục tiêu, nội dung trong môn Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, công tác quản lý dạy học môn Tin học đặt ra cho nhà quản lý những vấn đề gì và cần có những biện pháp nào để giải quyết được những vấn đề đó?

5. Giả thuyết khoa học

Từ thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học như: quản lý nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá... trong chương trình Tin học hiện hành ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – Phú thọ. Nhưng, công tác quản lý dạy học Tin học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều khó khăn, bất cập. Nếu nghiên cứu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện của các nhà trường sẽ khắc phục những khó khăn trong vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Tin học từ đó góp phần nâng cao chất lượng và đáp ứng được với chương trình giáo dục phổ thông mới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học cho học sinh THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.2. Khát sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ.

6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Đề tài tập trung tìm ra các biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn Tin học tại các trường THPT – huyện Yên Lập

– tỉnh Phú Thọ.

- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong 3 năm học gần nhất của các trường THPT Lương Sơn, Yên Lập, Minh Hòa.

8. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả phối hợp một số phương pháp sau để triển khai các nội dung nghiên cứu trong luận văn:

8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các cấp liên quan đến nội dung của đề tài.

- Nghiên cứu các bài báo trong nước, nước ngoài, công trình khao học đã công bố, các tạp chí, sách báo... liên quan đến môn Tin học và giảng dạy Tin học trong nhà trường. Từ đó phân tích, đánh giá tìm ra các cơ sở lý luận đã được nghiên cứu và những xác định được vấn đề cần giải quyết.

8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng các phiếu điều tra học sinh, phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên theo các bước sau:

1) Xây dựng kế hoạch điều tra.

2) Xây dựng các mẫu phiếu điều tra.

3) Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông.

4) Xử lý tài liệu, dữ liệu thu thập được.

5) Kiểm tra lại kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Sử dụng các câu hỏi nhằm phỏng vấn giáo viên, học sinh về điều kiện dạy và học với môn Tin học mới.

- Phương pháp quan sát trực tiếp, gián tiếp

Quan sát cách dạy và học của giáo viên, học sinh trên lớp và thông qua các hoạt động giáo dục khác.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Xây dựng các nội dung điều ra, hoặc những giải pháp... tác giả tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhiều người trong đó có những chuyên gia, đồng nghiệp. Gửi các kế hoạch hoặc các vấn đề đến những người cần xin ý kiến thông qua Email hoặc đường bưu điện, hoặc trực tiếp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Tổ chức các buổi họp với giáo viên để biết ý kiến của họ về chương trình giảng dạy hiện tại, những điều cần cải tiến. Ngoài ra, cũng trò chuyện với học sinh để có thông tin phản hồi về cách dạy, cách học, điều cần cải tiến trong cách dạy, cách học đó.

8.3. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ

Từ cơ sở kết quả thu được, tác giả tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu bằng cách sử dụng các hàm thống kê của phần mềm Microsoft Excel.

9. Những đóng góp của đề tài

- Về lý luận: xác định những cơ sở có tính khoa học về việc quản lý hoạt động dạy học môn Tin học.

- Về thực tiễn: đề xuất giải pháp giúp giáo viên cải tiến được cách dạy, cách xây dựng kế hoạch trong công tác giảng dạy môn Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập – Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT - huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí