Nguyên Tắc Đảm Bảo Phù Hợp Với Hệ Thống Pháp Lý

Tin học. Công tác tự bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới còn thụ động, các trường chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng hoặc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho giáo viên nhằm giúp giáo viên tiếp cận và chuẩn bị tốt nhất cho chương trình mới.

Từ những khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường THPT huyện Yên Lập, cùng với những cơ sở lý luận đã tìm hiểu ở chương I. Luận văn nhận thấy cần có những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy học Tin học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện giúp học sinh phát triển toàn diện và tiếp cận đầy đủ với chương trình giáo dục phổ thông mới.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIN HỌC

TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp lý

Nguyên tắc này tức là khi xây dựng các biện pháp quản lý việc dạy và học cần phải được xây dựng dựa trên các văn bản của pháp luật như: Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo; luật giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; căn cứ vào mục tiêu phát triển chung của ngành giáo dục trong giai đoạn tới; mục tiêu phát triển chung của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý hoạt động dạy học Tin học ở trường phổ thông là một hoạt động với rất nhiều thành phần liên quan đến nó như: Công tác quản lý, hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất lớp học, thiết bị dạy học. Nên khi xây dựng một biện pháp cần phải đảm tính hệ thống trước sau, trên dưới giữa các thành tố đó với nhau mới có thể tạo thành một chuỗi các hoạt động nhằm mục đích hiệu quả và đạt được mục tiêu dạy và học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Căn cứ vào thực trạng của mỗi nhà trường và hoạt động quản lý các hoạt động giảng dạy của môn Tin học hiện hành. Căn cứ theo mục đích, yêu cầu của môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đó đề ra các biện pháp phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 13

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Chương trình giáo dục đang thay đổi, dẫn đến nhiều thay đổi trong công

tác quản lý của CBQL và công tác giảng dạy của giáo viên. Những biện pháp quản lý đề ra phải tiếp tục được kế thừa từ những ưu điểm của các biện pháp trước đó. Đảm bảo có sự đổi mới, sáng tạo trên cơ sở những cái cũ và không phủ nhận sạch trơn những ưu điểm mà các biện pháp quản lý trước để lại.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

Xã hội đang thay đổi và phát triển không ngừng đòi hỏi giáo dục cũng phải thay đổi theo để đáp ứng được với yêu cầu của xã hội. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì giáo dục phải không ngừng đổi mới, đổi mới chương trình, đổi mới nội dung sẽ kéo theo đổi mới các biện pháp quản lý. Các nhà quản lý khi đề ra các biện pháp quản lý trong tình hình mới cũng phải tuân theo các quy luật phát triển. Các biện pháp quản lý phải phát huy được những mặt mạnh của những biện pháp trước, phát huy được những người sẽ thực hiện các biện pháp đó. Các biện pháp quản lý cũng cần phải được sửa chữa, nâng cấp trên cơ sở những hạn chế của biện pháp quản lý trước, tránh kìm hãm sự phát triển tổ chức hay cá nhân và đặc biệt tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn hệ thống.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả, phải giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế của các công tác quản lý hoạt động dạy và học hiện tại. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ các biện pháp đưa ra phải phù hợp hơn, khả thi hơn cho CBQL, giáo viên và học sinh, đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục trong các nhà trường hiện nay theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Để quản lý hoạt động dạy và học môn Tin học trong thời gian tới của các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập đạt hiệu quả và đáp ứng với

yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tác giả xin đề xuất một số biện pháp như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy và học môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.1.1. Mục đích

- Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương thay đổi toàn diện giáo dục hiện nay, nhằm đáp ứng được với yêu cầu của xã hội.

- CBQL, giáo viên cần có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục nói chung và môn Tin học nói riêng. Khi đã nhận thức đầy đủ thì sẽ có những tác động, những điều chỉnh trong phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

- CBQL, giáo viên và học sinh cần nắm rõ được mục đích, yêu cầu của môn Tin học trong giai đoạn hiện nay. Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 này thì môn Tin học có vai trò như thế nào? Chúng ta phải thay đổi gì để đáp ứng được với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Đổi mới giáo dục không phải là công việc của một cá nhân, một nhà trường mà là của toàn ngành, toàn xã hội. Nhưng để thành công được thì phải đòi hỏi từng cá nhân, nhà trường có sự quyết tâm, nhất trí, đoàn kết trong khi thực hiện công cuộc đổi mới. Từng biện pháp quản lý, từng phong cách dạy và cách học đã và đang làm cho mỗi cá nhân, tập thể trở thành một khối thống nhất trong tổng thể của ngành. CBQL và mỗi cá nhân giáo viên cần phải hiểu đúng, và tạo niềm tin để họ thực hiện và dẫn đến thành công trong công cuộc chung.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Người CBQL, giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Người CBQL, giáo viên cần nắm được mục tiêu của giáo dục phổ thông mới: "Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá

nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (Điều 29 Luật giáo dục 2019)

- Người CBQL, giáo viên cần nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, nhất là các chủ trương về đổi mới trong công tác quản lý.

- Người CBQL, giáo viên cần nắm mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý với môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, mục tiêu rất quan trọng là cung cấp cho học sinh tri thức mang tính định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực tin học hoặc ứng dụng tin học.

- Khi nắm chắc được các mục tiêu chung, riêng thì người CBQL sẽ có những biện pháp quản lý phù hợp với nhà trường của mình. Giáo viên sẽ có những cách thức lên lớp của mình phù hợp với đối tượng học sinh.

3.2.1.3. Cách tiến hành

- CBQL và giáo viên cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để nắm chắc chủ trương, mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, yêu cầu của các môn học trong đó có môn Tin học.

- Sưu tầm và nghiên cứu sâu các văn bản hướng dẫn của cấp trên về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới.

- CBQL, giáo viên cần nâng cao khả năng tự học, tự sáng tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức mới cho bản thân mình trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay.

- Tăng cường giao lưu, học hỏi giữa CBQL, giáo viên của các trường THPT và các trường khác trong huyện.

- Tổ chức các lớp tự bồi dưỡng trong mỗi nhà trường của CBQL cho giáo viên hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường hoặc liên trường.

- CBQL có thể xây dựng kho CSDL về các văn bản chung, văn bản điều hành để giáo viên dễ dàng khai thác, sử dụng khi cần.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- CBQL cần tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường nhằm phát huy hết năng lực, sở trường, cũng như khai thác kinh nghiệm giảng dạy của họ.

- Tăng cười đầu tư tài liệu, sách, báo có nội dung về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới cho thư viện, nhất là các tài liệu liên quan đến môn Tin học giúp mọi giáo viên có thêm nguồn tài liệu tham khảo, học tập.

3.2.2. Biện pháp 2: Triển khai tăng cường đổi mới phương pháp dạy học khi dạy môn Tin học theo định hướng chương trình mới

3.2.2.1. Mục đích

- Đổi mới phương pháp giảng dạy là tất yếu khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi mục tiêu của giáo dục là chuyển từ trọng tâm kiến thức sang phát triển năng lực sở trường của học sinh thì phương pháp giảng dạy cũng phải thay đổi theo để đạt được mục tiêu dạy học. Vì vậy, việc đề ra biện pháp tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy khi môn Tin học theo định hướng chương trình mới là cần thiết và quan trọng.

- Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh có nhiều hứng thú khi học tập, các em được phát huy năng lực, sở trường của mình trong học tập và rèn luyện. Giúp hình thành động cơ học tập đúng đắn, phong cách học tập mới và ý trí quyết tâm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy giúp giáo viên tự bồi dưỡng về chuyên môn môn học và phương pháp giảng dạy của mình. Thời cuộc thay đổi, giáo viên cũng phải thay đổi theo nhằm đáp ứng được với thời cuộc, đó là điều tất yếu khi thực hiện dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đổi mới phương pháp dạy học còn giúp tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tăng cường công tác chỉ đạo của CBQL với công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là với môn Tin học.

- CBQL phải xây dựng các kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học: từ khâu tuyên truyền các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, kế hoạch thực hiện từ tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học.

- Cụ thể hoá các nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn nhằm phát huy tốt nhất vai trò của tổ, nhóm chuyên môn trong khi thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học.

- Xây dựng các tiêu chí chấm điểm, nhận xét, đánh giá giờ dạy rõ ràng, cụ thể và phù hợp với giáo viên, học sinh và điều kiện của nhà trường.

- Xây dựng quy chế chuyên môn và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm quy chế đã xây dựng. Quy định rõ ràng về hồ sơ, sổ sách để giáo viên nắm được và thực hiện cho tốt. Quy định về chế độ sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn…

- Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn với việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần đáng kể vào đổi mới phương pháp dạy học.

- Khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để trao đổi với học sinh như: thông qua mạng xã hội, thông qua các phần mềm dạy học trực tuyến… Trong một số nội dung có thể cho phép giáo viên sử dụng việc giảng dạy thông qua lớp học ảo…

3.2.1.3. Cách tiến hành

- Yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

- Tổ chức các buổi tập huấn tại trường cho đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Có thể mời các chuyên gia hoặc giáo viên trường khác về để trao đổi, giảng dạy.

- Tổ chức thao giảng, giờ dạy mẫu và phân chia các thầy cô giáo viên thực hiện sao cho không tập trung quá vào 1-2 đối tượng có chuyên môn tốt.

- Tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, đảm bảo chất lượng, đồng bộ. Cùng với đó là quản lý tốt các nguồn lực về CSVC, thiết bị dạy học nhằm làm thay đổi nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về đổi mới phương pháp dạy học.

- Tăng cường hoạt động của thư viện như mua sách báo, tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp giáo viên, học sinh có thêm nguồn tư liệu để trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng.

- Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường nhằm phát huy hết khả năng của họ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học. Việc đánh giá giờ dạy phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan, làm rõ những mặt đã làm được, mặt chưa làm được để giáo viên có thể điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp. Việc kiểm tra, dự giờ (nhất là kiểm tra đột xuất) cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Sau khi kiểm tra phải có những hình thức khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực và đạt kết quả tốt, nghiêm túc nhắc nhở, phê bình những giáo viên chưa thực hiện tốt các quy định về đổi mới phương pháp dạy học, và có những yêu cầu khắc phục cụ thể trong thời gian tới.

- Tạo điều kiện tối đa về CSVC, trang thiết bị giúp giáo viên có những cách thức trao đổi bài hiệu quả với học sinh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường tuyên truyền đầy đủ các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về quy định thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đầy đủ về cơ cấu bộ môn, nhất là môn Tin học.

- Xây dựng được quy chế chuyên môn phù hợp với đặc điểm của từng trường. Đảm bảo kiểm tra thường xuyên, công bằng, khách quan trong giáo dục.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí