Quản Lý Bồi Dưỡng Chuyên Môn Của Giáo Viên Dạy Tin Học

Công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng được các nhà trường quan tâm với 100% đánh giá khá, tốt. 100% các tổ, nhóm chuyên môn được đánh giá khá, tốt với tiêu chí như: phân công xây dựng ma trận, nội dung đề kiểm tra học kỳ, công tác tổ chức coi kiểm tra học kỳ, đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh.

Tiêu chí công tác kiểm tra hồ sơ về kiểm tra, lên điểm của tổ chuyên môn có 3,51% đánh giá trung bình do và tiêu chí công tác kiểm tra việc chấm, trả bài cho học sinh có 7,02% đánh giá trung bình, điều đó có thể thấy các công việc này chưa được các nhà trường quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục. Giáo viên có một phần nhỏ chưa thực hiện nghiêm túc việc chấm, trả bài cho học sinh.

2.3.3.7. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên dạy Tin học

Để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên thì việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ là rất cần thiết và có ý nghĩa rất to lớn với mỗi giáo viên.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cụ thể như sau:

Bảng 2.21. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên



STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Công tác quán triệt, phổ biến, hướng dẫn các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên


57


100



0



0




2

Giới thiệu đầy đủ các tài liệu cho

giáo viên về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.


57


100



0



0



3

Kiểm tra việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên

43

75.44

14

24.56


0




4

Việc tham gia bồi dưỡng HSG, làm SKKN, hướng dẫn học sinh thi KHKT... của giáo viên


37


64.91


18


31.58


2


3.51



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 12

Qua bảng trên ta thấy, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên rất được các trường quan tâm thực hiện. Công tác quán triệt, giới thiệu các nội dung về bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tới giáo viên được các nhà trường thực hiện nghiêm túc với 100% đánh giá loại tốt. 75,44% đánh giá tốt công tác kiểm tra dự giờ, thăm lớp của giáo viên.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng HSG, làm SKKN, hướng dẫn học sinh thi KHKT mặc dù đã thực hiện tốt, nhưng có 3,51% xếp loại trung bình. Điều này là do, ví dụ: công tác bồi dưỡng HSG thường chỉ giao cho 01 người phụ trách đội tuyển, hay chỉ có 01 người tham gia hướng dẫn học sinh thi KHKT, nên công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua hình thức này là phù hợp nhưng chưa phủ rộng cho toàn bộ giáo viên.

2.3.3.8. Thực trạng quản lý có sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thực hành Tin học

CSVC và thiết bị dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy học. Nếu không có thành tố cơ bản này, các hoạt động dạy học không thể diễn ra thuận lợi và đạt được mục tiêu dạy học là phát triển năng lực cho người học. Trong giai đoạn hiện nay, CSVC, trang thiết bị dạy học là phương tiện quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học Tin học tại các trường THPT được mô tả ở bảng sau:

Bảng 2.22. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thực hành Tin học‌


STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quy định sử dụng thiết bị dạy học trong quy chế chuyên môn


56


98.25


1


1.75



0





STT


Nội dung quản lý

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


2

Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng phòng máy của từng chương, bài


52


91.23


3


5.26


2


3.51




3

Kế hoạch tăng cường, sửa chữa phòng máy, thiết bị dạy học Tin học


53


92.98


4


7.02


0


0




4

Theo dõi, đánh giá việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học, phòng máy tính


48


84.21


7


12.28


2


3.51




5

Sử dụng thiết bị dạy học trong đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên


53


92.98


2


3.51


2


3.51




Qua kết quả khảo sát trên ta thấy: Các nhà trường đã thực thấy được tầm quan trọng của CSVC, thiết bị dạy học trong công tác dạy và học của giáo viên. Hàng năm, các nhà trường đều có quy định rõ ràng trong quy chế chuyên môn về việc sử dụng thiết bị trong dạy và học. Từ việc xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học đầu năm của các tổ chuyên môn, kế hoạch sử dụng chi tiết đến từng bài, chương theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, có 3,51% đánh giá trung bình từ đó có có thể thấy, kế hoạch xây dựng còn mang tính hình thức nên dẫn đến có 3,51% đánh giá việc theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học loại trung bình. Trong một tiết dạy của giáo viên, việc đánh giá, xếp loại giờ dạy là hết sức quan trọng và được các trường thực hiện tốt có 92,98% đánh giá xếp loại tốt, tuy nhiên, có 3,51% đánh giá xếp loại trung bình, có thể thấy vẫn có giáo viên sử dụng không hiệu quả hoặc dạy chay trong các bài học.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập

2.4.1. Những điểm mạnh

Thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, quy định của Chính phủ, quy định của ngành về công tác giáo dục. Các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập đã nhận thức đầy đủ các yêu cầu, quy định của ngành về đổi mới về phương pháp quản lý, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt của đội ngũ CBQL trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác dạy và học. Môn Tin học với vai trò là môn học bắt buộc từ lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nên trong những năm gần đây cũng được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

CBQL các nhà trường đã có sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch dạy học của môn học, trong đó có môn Tin học. Các nhà trường đã chú trọng xây dựng các kế hoạch môn học phù hợp với thực tế của nhà trường như tình hình đội ngũ, tình hình học sinh, tình hình cơ sở vật chất, thiết bị. Từ đó, các nhà trường đã chỉ ra các biện pháp quản lý các hoạt động dạy và học nhằm đạt mục tiêu chung chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp quản lý, luôn được các nhà trường cải tiến linh hoạt sao cho từng thời điểm, từng vị trí làm việc thì hoạt động dạy và học vẫn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, các nhà trường cũng rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra – đánh giá với tất cả các môn học, trong đó có môn Tin học.

Bên cạnh việc cải tiến các biện pháp quản lý, các nhà trường cũng rất quan tâm đến tăng cường kỷ luật chuyên môn nhằm tạo mặt bằng chung cho tất cả giáo viên phát huy được năng lực, sở trường của mình trong công việc. Không phân biệt môn chính, môn phụ khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, từ đó tạo được sự chuyển biến trong nề nếp dạy và học.

Các nhà trường cũng đã xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống tốt, có tình yêu với nghề và trách nhiệm sư phạm rất cao trong công việc. Tập thể giáo viên trong nhà trường đoàn kết tốt, yên tâm công tác. Trình độ chuyên môn của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, và ngày càng được nâng cao. Năng lực đội ngũ giáo viên Tin học hiện tại có đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, các nhà trường cũng rất chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nhất là đã quan tâm đầu tư môn Tin học với yêu cầu tài chính thường rất lớn. Các nhà trường đều có phòng Tin học hiện đại và đầy đủ trang thiết bị. Hoạt động của các phòng thực hành Tin học được dùng cho nhiều mục đích khác nhau bên cạnh việc dạy môn Tin học như: tổ chức các buổi thi trên toàn trường thông qua Internet, hỗ trợ học sinh, giáo viên tra cứu tài liệu... Nhìn chung CSVC của các nhà trường đã từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới với chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

2.4.2. Những hạn chế

Trong công tác quản lý hoạt động dạy và học môn Tin học trong các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập. Các nhà trường đã chủ động đề ra nhiều biện pháp thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể:

Nhận thức của giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới hiện mới đang dừng ở mức nhận biết. Các nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng với chương trình mới. Chủ yếu trông đợi vào các đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hoặc việc tự học của giáo viên.

Môn Tin học hiện nay được coi là môn học phụ nên CBQL, giáo viên và học sinh đều chưa chú trọng đến việc dạy và học theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. Có những giáo viên còn dạy học hình

thức, qua loa chưa chú trọng đến việc đầu tư, xây dựng nội dung, hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy Tin học như chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý nề nếp giờ dạy chưa chặt chẽ, đôi khi còn hình thức.

Công tác đầu tư xây dựng bài giảng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Một số giáo viên còn dạy chay (tức không sử dụng máy tính hoặc bài giảng điện tử khi giảng bài), dẫn đến việc đổi mới PPDH còn mang tính hình thức (chỉ đầu tư khi có giáo viên dự giờ...)

Cơ sở vật chất trong những năm gần đây được các nhà trường quan tâm đầu tư. Từ phòng máy tính thực hành, đến số lượng máy tính, máy chiếu trên các phòng học. Tuy nhiên, do đầu tư không đồng bộ nên lượng máy tính bị hỏng nhiều, ảnh hưởng đến việc dạy và học thực hành.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã có nhiều văn bản điều hành về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, công tác nhân sự đôi khi ngoài tầm kiểm soát của các trường như việc điều chuyển giáo viên dẫn đến có trường thiếu giáo viên, khó thực hiện các công việc quan trọng, dài hạn.

Công tác quản lý của CBQL chưa nhạy bén trong tình hình mới. Các biện pháp quản lý đôi khi chưa được thực hiện đồng bộ, đội ngũ CBQL chưa quyết liệt, mạnh dạn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Công tác kiểm tra giảng dạy, kiểm tra giáo án, hồ sơ giáo viên dạy Tin học còn xem nhẹ, vì coi là môn phụ không quan trọng nên việc kiểm tra, giám sát cũng dừng lại ở mức độ nhắc nhở, góp ý khi có lỗi hoặc không thực hiện đổi mới PPDH theo yêu cầu.

Công tác quản lý, sử dụng khai thác CSVC và trang thiết bị dạy học chưa hiệu quả, các nhà trường đều có cán bộ quản lý các phòng học Tin học, tuy nhiên do kiêm nhiệm nhiều nội dung thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

Giáo viên Tin học ở các nhà trường tuy được đào tạo đúng chuyên môn nhưng do điều kiện kinh tế thị trường, họ thường có các công việc làm tăng thu nhập như có người có quán bán, sửa chữa đồng hồ, có người buôn bán chè, chim hoặc cây cảnh... Cũng có ảnh hưởng đến việc đầu tư chuyên môn của giáo viên.

Chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường đều thấp, điều kiện kinh tế ở địa phương khó khăn nên việc đầu tư cho việc học hành của các em còn nhiều hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nhìn chung cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ đã nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của công tác quản lý dạy và học. Đã đề ra được nhiều biện pháp quản lý và mang lại hiệu quả trong công tác dạy và học của các nhà trường. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tin học đã được chú trọng trong thời gian gần đây. Môn Tin học cũng đang dần là môn học cơ bản, nền tảng cho các môn học khác ứng dụng vào công tác dạy và học. Đội ngũ giáo viên ở các trường đều là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công việc. Học sinh hiện nay được tiếp cận nhiều với công nghệ, điều kiện học tập có nhiều tiến bộ hơn trong thời gian trước.

Qua khảo sát thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập, có thể nhận thấy các CBQL, giáo viên ở các trường này đã có những nhận thức đầy đủ về công cuộc đổi mới từ việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Các nhà trường cũng rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên trong tình hình mới, cập nhật các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp phòng máy cũng được quan tâm thực hiện.Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, việc quản lý hoạt động dạy và học trong chương trình hiện tại còn có những bất cập như: Việc chỉ đạo các thực hiện các quy định về việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực chưa có sự chỉ đạo thực hiện thống nhất. Dẫn đến, hoạt động dạy học được thực hiện không đồng đều, có giáo viên nhận thức đầy đủ, và thực hiện tốt, tuy nhiên, cũng có những giáo viên nhận thức chưa đầy đủ và làm chưa thật tốt. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học đã được các trường đầu tư mua sắm, sửa chữa hàng năm tốt, nhưng việc bảo quản, sử dụng còn những khó khăn nhất định như: tính đồng bộ của thiết bị chưa cao dẫn đến số lượng máy tính hỏng hóc cao ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí