Thực Trạng Giám Sát, Kiểm Tra Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông


cố trên các thiết bị lưu trữ; Theo dõi, phát hiện và xử lý các cuộc tấn công mạng, rà quét các điểm yếu, lỗ hổng về an toàn thông tin từ đó cảnh báo và hỗ trợ cho chủ quản hệ thống thông tin xử lý; nâng cao năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Cục An toàn thông tin; góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn vừa qua.

- Lĩnh vực báo chí, xuất bản và các lĩnh vực khác

Trong giai đoạn 2017 - 2020, các đơn vị trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các lĩnh vực khác được đầu tư 6 dự án với tổng nguồn vốn được bố trí là 411.000 triệu đồng, tuy nhiên đã đầu tư các công cụ cần thiết giúp các đơn vị triển khai thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Triển khai 2 quy hoạch ngành Thông tin và Truyền thông với số vốn là 19.000 triệu đồng, góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành Thông tin và Truyền thông là hành lang pháp lý để xây dựng Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn 2021-2025.

Căn cứ tình hình đầu tư giai đoạn 2017 – 2019 giúp cho ngành TT&TT tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận với việc tập trung thực hiện chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Ba đột phá chiến lược được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt trong Ngành, và đạt được nhiều kết quả khả quan: Hệ thống hóa cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia tiếp tục được xây dựng hiện đại và rộng khắp. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh chóng vững chắc. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước và đời sống xã hội.

Đặc biệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam đã lan tỏa đến mọi ngõ ngách của xã hội, từ trung ương đến địa phương. Báo chí đã khẳng định được vai trò vị trí


của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phản ánh dòng chảy của xã hội Việt Nam, góp phần tạo đồng thuận niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu toàn ngành TT&TT đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt hơn 3 triệu tỷ đồng so với gần 2,2 triệu tỷ đồng năm 2016. Tổng nộp ngân sách Nhà nước của Ngành đạt gần 106 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016 (76 nghìn tỷ đồng). Tổng số doanh nghiệp toàn ngành TT&TT năm 2020 đạt con số hơn 64 nghìn doanh nghiệp, tăng 50% so với năm 2016 (41 nghìn doanh nghiệp).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

2.2.4. Thực trạng giám sát, kiểm tra chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Triển khai thực hiện công tác giám sát đánh giá chi đầu tư:

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 7

Ban hành Quyết định số: 2236/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch giám sát và đánh giá đầu tư năm 2017-2020.

b) Đánh giá tình hình thực hiện giám sát đầu tư và kết quả đạt được:

Trong năm 2017-2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành tổ chức kiểm tra 20 dự án như sau:Tại Bộ Thông tin và Truyền thông: 15 dự án; Tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam: 5 dự án.

- Kết quả đạt được:

+ Về bố trí kế hoạch vốn đầu tư: Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông giao kế hoạch vốn đầu tư và giao danh mục các dự án A, B đáp ứng tiến độ thực hiện theo quy định;

+ Công tác đấu thầu: Hàng năm, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án, Chủ đầu tư đã triển khai thực hiện công tác đấu thầu các gói thầu theo đúng trình tự, quy định của Luật Đấu


thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 và các quy định hiện hành khác của Nhà nước;

+ Tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện: Chủ đầu tư đã chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu dự án, bảo toàn được vốn, hiệu quả đầu tư đáp ứng kịp thời nhiệm vụ của Bộ giao;

+ Công tác quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư đã thực hiện và chấp hành đầy đủ, đúng trình tự thủ tục quản lý đầu tư, đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án theo các quy định của Nhà nước; Đối với các công trình xây dựng đã tuân thủ theo các văn bản sau:Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

+ Chủ đầu tư đã chấp hành báo cáo giám sát định kỳ dự án theo qui định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Nghị định 01/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

+ Năng lực Ban quản lý dự án: Chủ đầu tư đã lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án, có văn bằng, chứng chỉ chuyên ngành, đảm bảo điều kiện theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.


- Một số tồn tại:

+ Một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ việc cập nhật thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư trên hệ thống quốc gia và đánh giá đầu tư theo quy định của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Nghị định 01/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giám sát và đánh giá đầu tư, Bộ đã chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện các nội dung sau:

+ Xây dựng quy trình quản lý và vận hành thiết bị của dự án được đầu tư;

+ Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá đầu tư hàng năm và đánh giá các dự án đầu tư nhóm C.

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

2.3.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan

a) Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước cho Bộ Thông tin và Truyền thông: Chính sách và cơ chế kiểm soát NSNN phải làm cho các hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền KT- XH, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, chính sách và cơ chế kiểm soát NSNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát theo hướng: Cơ quan tài chính khi cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán NSNN được giao và khả năng ngân sách từng quý, xem xét bố trí mức chi hàng quý cho từng đơn vị sử dụng NS để thực hiện; về phương thức thanh toán, phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được thanh toán, chi trả qua Vụ Đầu tư – Bộ Tài


chính cấp phát co các chủ đầu tư, trên cơ sở dự toán được duyệt, được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước.

b) Các yếu tố về cơ chế chính sách: Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư ... và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô. Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp... Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng các yếu tố khách quan

a) Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước: Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được phân bổ cho các bộ, ngành trung ương phải tuân thủ theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi: Tổ chức bộ máy kiểm soát cho NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu


thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

c) Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ sở tài chính làm công tác kiểm soát chi: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác KSC phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì sự nghiệp an sinh xã hội mà ngành đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện công tác KSC nguồn vốn XDCB từ NSNN cho là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ KSC phụ trách, do đó mỗi cán bộ vừa phải là người theo dõi, giám sát quá trình vừa chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn cho các dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.4. Đánh giá chung quan nghiên cứu thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

2.4.1. Những thành tựu đạt được và hạn chế

a) Thành tựu đạt được

Việc áp dụng pháp luật về chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản đã giúp cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phát huy được hiệu quả. Tạo điều kiện đưa hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ Thông tin và Truyền thông đi vào trật tự và thích ứng với nền kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số quốc gia hướng đến xây dựng Chính phủ số góp


phần trưởng kinh tế đưa Việt Nam chúng ta trở một thành nước lớn mạnh và hùng cường.

Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành Thông tin và Truyền thông và quy hoạch quốc gia; góp phần cải tiến công tác kế hoạch hoá theo hướng gắn với các yếu tố thị trường, tăng thêm quyền tự chủ cho các đơn vị và doanh nghiệp của ngành Thông tin và Truyền thông trong hoạt động đầu tư phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước vào quá trình đầu tư tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Góp phần cải cách một bước các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, thực hiện phân cấp, giao quyền, tạo chủ động mạnh hơn cho các đơn vị thuộc Bộ về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bố trí vốn đầu tư thực hiện các công trình dự án không phân biệt dự án nhóm A, B, C.

Trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình, Bộ Thông tin và Truyền thông không còn trực tiếp quyết định đầu tư các dự án mang tính sản xuất – kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp tự chủ chi đầu tư và thường xuyên. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, quản lý đầu tư theo quy hoạch. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là làm ra pháp luật về đầu tư xây dựng, tạo ra khung pháp lý, đưa ra các tiêu chuẩn, quy phạm, tiêu chí về đầu tư, chất lượng, tiến độ, tiền vốn, tổ chức bộ máy… giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và chấn chỉnh toàn bộ quá trình đầu tư từ khâu quy hoạch, kế hoạch đến khâu thực hiện các dự án đầu tư cụ thể và đồng thời, phải hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng.


b) Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý đầu tư xây dựng hiện nay tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là văn bản dưới luật, nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, thiếu các chế tài đủ mạnh. Nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, chắp vá, thiếu thống nhất, đồng bộ và không ổn định.

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn rất nhiều hạn chế:

- Chưa phân biệt rõ nội dung quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp (quản lý vĩ mô và quản lý tác nghiệp) về đầu tư xây dựng; chưa làm rõ yêu cầu về quản lý đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hiện nay chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đề cao trách nhiệm các bộ, ngành và địa phương, nhất là về trách nhiệm cá nhân.

- Chưa quy định đầy đủ và chưa phân định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng: giữa chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu, ban quản lý dự án, các cơ quan chức năng trong những khâu cụ thể của quá trình quản lý đầu tư như: quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư (thiết kế, quản lý dự án, đấu thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư, v.v).

- Chưa làm rõ tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực để phân bổ nguồn lực; chưa quy định rõ phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương phù hợp với cơ chế thị trường; chưa công khai hoá hoạt động đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư, đặc biệt

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí