Chương Trình, Nội Dung Môn Tiếng Việt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Tiểu Học

văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản. Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

b) Năng lực văn học:

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng [24].

1.3.3. Chương trình, nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Tiểu học

1.3.3.1. Chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Tiểu học

Chương trình môn Tiếng Việt 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. Chương trình chú ý đến tính thực tiễn, chuyển từ việc trả lời câu hỏi “HS học được gì” thành “HS làm được gì từ những điều đã học”.

Chương trình chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Chương trình nhằm góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chương trình tăng cường tính tích hợp và phân hóa. So với chương trình 2006, chương trình môn Tiếng Việt 2018 chú trọng hơn định hướng dạy học tích hợp. Chương trình tích hợp đến mức cao nhất có thể giữa phẩm chất và năng lực, giữa ngôn ngữ và văn học, giữa thể loại và kiểu văn bản, giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, giữa nội dung tiếng Viể và các nội dung liên môn khác.

Chương trình được xây dựng theo hướng mở về kiến thức, ngữ liệu và thời lượng. Chỉ yêu cầu các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các kiến thức cơ bản, cốt lõi về Tiếng Việt, văn học và một số ngữ liệu bắt buộc. Chương trình không quy định quá chi tiết, để tạo điền kiện cho tác giả SGK và GV phát huy tính chủ động, sang tạo trong thực hiện chương trình.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 4

Chương trình chỉ dẫn rõ phương pháp dạy học, PP đánh giá kết quả dạy học, yêu cầu của ngữ liệu được chọn để dạy học và xem đây là những cách thức để chương trình đạt được mục tiêu.

1.3.3.2. Nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Ở tiểu học, nội dung chương trình môn Tiếng Việt tập trung vào các kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệu, các nội dung đó được khái quát như sau:

(1) Kiến thức tiếng Việt:

- Ngữ âm và chữ viết:

+ Lớp 1: Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh; Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh; Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng.

+ Lớp 2: Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...).

+ Lớp 3: Cách viết nhan đề văn bản.

+ Lớp 4: Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức.

+ Lớp 5: Quy tắc viết tên người, tên địa lí; Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

- Từ vựng:

+ Lớp 1: Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi.

+ Lớp 2: Vốn từ theo chủ điểm.

+ Lớp 3: Vốn từ theo chủ điểm. Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau.

+ Lớp 4: Vốn từ theo chủ điểm. Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa.

+ Lớp 5: Vốn từ theo chủ điểm. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

- Ngữ pháp:

+ Lớp 1: Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu.

+ Lớp 2: Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

+ Lớp 3: Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất. Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu. Công dụng của dấu gạch ngang; dấu ngoặc kép; dấu hai chấm.

+ Lớp 4: Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng. Câu và thành phần chính của câu. Trạng ngữ của câu. Công dụng của dấu gạch ngang; dấu gạch nối ; dấu ngoặc kép; dấu ngoặc đơn.

+ Lớp 5: Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng. Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng).

- Hoạt động giao tiếp:

+ Lớp 1: Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường; Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.

+ Lớp 2: Hội thoại; Đoạn văn.

+ Lớp 3: Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng. Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết. Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm. Kiểu văn bản và thể loại.

+ Lớp 4: Biện pháp tu từ nhân hoá. Câu chủ đề của đoạn văn. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản. Kiểu văn bản và thể loại

+ Lớp 5: Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng. Kiểu văn bản và thể loại.

- Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể của ngôn ngữ:

+ Lớp 1, lớp 2: Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

+ Lớp 3, lớp 4, lớp 5: Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

(2) Kiến thức văn học:

+ Lớp 1: Câu chuyện, bài thơ; Nhân vật trong truyện.

+ Lớp 2: Đề tài (viết, kể về điều gì). Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật. Vần trong thơ.

+ Lớp 3: Bài học rút ra từ văn bản; Địa điểm và thời gian; Suy nghĩ và hành động của nhân vật.

+ Lớp 4: Chủ đề. Đặc điểm nhân vật Hình ảnh trong thơ. Lời thoại trong kịch bản văn học.

+ Lớp 5: Chủ đề. Kết thúc câu chuyện. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ. Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.

(3) Ngữ liệu:

+ Lớp 1: Văn bản văn học; Văn bản thông tin; Gợi ý chọn văn bản; Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học sinh lớp 1.

+ Lớp 2: Văn bản văn học; Văn bản thông tin; Gợi ý chọn văn bản.

+ Lớp 3: Văn bản văn học; Văn bản thông tin; Gợi ý chọn văn bản.

+ Lớp 4: Văn bản văn học; Văn bản thông tin; Gợi ý chọn văn bản.

+ Lớp 5: Văn bản văn học; Văn bản thông tin; Gợi ý chọn văn bản.

1.3.4. Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở Tiểu học

1.3.4.1. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Phương pháp giảng dạy có vai trò đến chất lượng giờ dạy, mục tiêu bài học có đạt được hay không, có thực thi hay không chính là ở khả năng và trình độ triển khai thực hiện của từng giáo viên đứng trên bụng giảng trong nhà trường.

Có nhiều phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt, tôi xin được dẫn một số phương pháp hiện đang được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông.

(1) Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức môn học cho học sinh theo một chủ đích nhất định nhờ đó học sinh tiếp thu bài giảng một cách có ý thức. Phương pháp thuyết trình bao gồm kể chuyện, giảng giải, diễn giảng:

+ Kể chuyện: trong đó giáo viên dùng lười nói diễn cảm và các thao tác sư phạm, để dẫn dắt học sinh tiếp cận làm nổi bật nội dung tri thức cần truyền thụ. Thông qua kể chuyện giáo viên nêu ra các sự kiện, hiện tượng thể hiện tính quy luật của đối tượng.

+ Giảng giải: giáo viên dùng lời nói làm cho học sinh hiểu được các khái niệm, các phạm trù, quy luật vận động phát triển của đối tượng cần truyền thụ.

+ Diễn giảng: dạy học trong đó những tri thức truyền thụ sẽ diễn biến theo một hệ thống logic chặt chẽ theo một khối lượng lớn trong một thời gian tương đối dài, thông qua lời nói của giáo viên.

(2) Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Là phương pháp tích cực nhằm chuẩn bị trực tiếp cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và khả năng hợp tác. Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong tất cả các loại bài của môn

Tiếng Việt, đặc biệt là các bài có yêu cầu thực hành kĩ năng nói, viết văn bản; nói các nghi thức lời nói.

Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong tất cả các loại bài của mônT iếng Việt, đặc biệt là các bài có yêu cầu thực hành kĩ năng nói, viết văn bản; nói các nghi thức lời nói. Hai điều kiện cần thiết để thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề là: GV phải tạo ra được tình huống có vấn đề trong quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức hoặc rèn luyện kĩ năng. Tình huống có vấn đề được tạo ra từ ba yếu tố cơ bản:

+ Một là, mục đích của kiến thức hoặc kĩ năng cần trang bị.

+ Hai là, nhu cầu nắm kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.

+ Ba là, dự báo khả năng nắm được kiến thức hoặc kĩ năng đó của học sinh.

Để đưa ra được tình huống có vấn đề, giáo viên phải cho học sinh biết: Trong bài học này, các em có điều gì chưa biết? Các em có mong muốn khám phá điều chưa biết đó và đưa nó vào vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân không? Giáo viên phải giúp học sinh tìm ra được các việc làm cụ thể, thứ tự của các việc làm đó để giải quyết được vấn đề đã đặt ra và hoàn thành nhiệm vụ của bài học.

(3) Phương pháp dự án: Là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập.

(4) Phương pháp trò chơi học tập: Trò chơi là một hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh. Thông qua các trò chơi, học sinh được luyện tập làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và với tinh thần hợp tác. Cùng với những hình thứchọc tập khác, trò chơi tạo cơ hội để học sinh học bằng tự hoạt động: tự củng cố kiến thức và tự hoàn thiện kĩ năng.

Trò chơi phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩnăng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình; nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của một kĩ năng hay của nhiều đơn vị kiến thức; hình thức của trò chơi phải đa dạng

giúp cho học sinh luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để các em học tập một cách linh hoạt và hứng thú; cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện; mỗi trò chơi cần thu hút nhiều học sinh tham dự; điều kiện để tổ chức trò chơi cần đơn giản, phương tiện để chơi dễ làm, giáo viên có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong phòng học.

(5) Phương pháp thảo luận nhóm: có tác dụng hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ; có thể dùng trong khi dạy tập đọc (phần tìm hiểu nội dung bài), đặc biệt là ở những yêu cầu về suy luận, phán đoán ý từ một bài đọc cụ thể, hoặc nhận xét vềmột chi tiết, ý tưởng nào đó trong bài đọc. Có thể dùng thảo luận để xây dựng dàn ý cho một bài viết; thảo luận để đưa ra lời nói (miệng hoặc viết) đáp ứng với một tìnhhuống giao tiếp cụ thể được đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm học sinh.

1.3.4.2. Hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hình thức tổ chức dạy học là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ưu. Các hình thức dạy học quá đa dạng. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình thức dạy học trên lớp, hình thức dạy học ngoài lớp...mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, có chức năng và vai trò nhất định trong quá trình dạy học, song giữa các hình thức tổ chức dạy học luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ với nhau. Tác giả xin được đưa ra một số hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học hiện nay:

(1) Hình thức lên lớp: Là hình thức tổ chức cơ bản, những bài học môn Tiếng Việt chủ yếu được thực hiện trên lớp dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Lên lớp là hình thức dạy học lý thuyết, trong đó giáo viên dùng lời nói và các thao tác nghiệp vụ để truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng tiếp nhận cho học sinh và học sinh lĩnh hội một cách tự giác sáng tạo.

(2) Hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Nhằm định hướng, tạo điều

kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…). Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học:

+ Hoạt động câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…

+ Tham quan, dã ngoại: Là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

(3) Hình thức dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong môn học (tức là con đường tích hợp những nội dung từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023