Thực Trạng Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Huyện Châu Phú

qua Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2020. Công tác lập thủ tục về đất đai thực hiện đúng quy trình, quy định. Kịp thời xác minh, xử lý các vi phạm về môi trường trên địa bàn, kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt các trạm quan trắc tự động tại các vùng nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Tổ chức 13 cuộc kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ môi trường, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 21 trường hợp. Tiếp nhận 13 dự án có thu hồi đất, trong đó đã thực hiện hoàn thành công tác thu hồi đất 02 dự án. Tổ chức kiểm tra thực địa, đo đạc, phục hồi mốc ranh, trích đo, trích lục hồ sơ kỹ thuật và lập hồ sơ các khu đất công của huyện đưa vào khai thác năm 2020.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú

2.2.1. Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện

Trên cơ sở Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/01/2013 của Tỉnh ủy An Giang về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh An Giang về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025,...UBND huyện Châu Phú đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 12/11/2015 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Châu Phú đến năm 2020; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 19/3/2019 về thực hiện Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh An Giang trên địa bàn huyện Châu Phú năm 2019; Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng năm 2019.

Các kế hoạch và văn bản chỉ đạo của UBND huyện xác định mục tiêu là cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, tạo bước đột phá phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch,...để Châu Phú trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách; cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – văn hóa, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao, đẩy mạnh kết nối với các ngành, các lĩnh vực để hình thành chuỗi giá trị, đảm bảo cho du khách và người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch; Hệ thống sản phẩm du lịch hình thành rõ nét, đặc sắc, da dạng, mang đậm bản sắc địa phương và thương hiệu, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch tiếp tục được quan tâm củng cố, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai kịp thời những văn bản chỉ đạo về du lịch cho các xã, thị trấn và các thành phần tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về du lịch tại các địa phương và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Chỉ đạo phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý đối với các hoạt động kinh doanh du lịch không đúng theo Luật Du lịch hiện hành; yêu cầu cơ sở thực hiện đăng ký và niêm yết giá theo các văn bản chỉ đạo của tỉnh; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xử lý nghiêm tình trạng buôn bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch nhằm chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền, phát động toàn dân thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh; tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn

chặn, xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám gây phiền hà cho du khách. Thường xuyên giám sát việc thực hiện trùng tu di tích phục vụ khách tham quan trên địa bàn huyện đúng theo quy định. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra các khu du lịch, điểm tham quan du lịch vào dịp Tết, lễ hội văn hóa truyền thống của huyện, các ngày lễ có nhiều khách tham quan nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch, tránh tình trạng mất an ninh, trật tự.

* Kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch

Hiện nay, các sản phẩm du lịch hiện có trên địa bàn huyện Châu Phú như: Khu du lịch Vạn Hương Mai; Homestay Châu Đốc ở xã Khánh Hòa; du lịch gắn với vườn cây ăn quả trên địa bàn xã Khánh Hòa, Ô Long Vĩ, Bình Chánh; du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống Trần Văn Thành, lễ hội đua thuyền tại đình Bình Thủy - xã Bình Thủy,...Với lợi thế và tiềm năng du lịch hiện có, UBND huyện đã tổ chức quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với du lịch trên địa bàn, trong đó xác định khu vực trọng điểm du lịch và các khu, điểm du lịch nhỏ. Quy hoạch du lịch phù hợp với khả năng ngân sách và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, quy hoạch tổng thể đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, đối ứng trùng tu sửa chữa di tích Cốc Đạo Cậy, đình Bình An Thạnh Lợi, đình Vĩnh Thạnh Trung, đình Khánh Hòa, Dinh Ông Thẻ,...Phát triển Nhãn xuồng cơm vàng Mỹ Đức - Khánh Hòa, Táo nhà lưới xã Mỹ Phú, Măng tây xã Bình Thủy, Bắp nữ hoàng đỏ xã Bình Long; Đề án thu hút đầu tư khai thác thương mại dịch vụ giai đoạn (2016 – 2020) tại Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho khu du lịch Vạn Hương Mai ở xã Mỹ Đức và Homestay Châu Đốc tại xã Khánh Hòa phát triển nhiều loại hình để thu hút khách du lịch đến tham quan và dừng chân tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

* Kế hoạch xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển

Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch gắn với kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, bước đầu một số xã, thị trấn đã triển

Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - 6

khai kế hoạch trùng tu, tôn tạo đình làng và tuyên truyền giới thiệu các hoạt động, thông tin về tiềm năng du lịch trên địa bàn để mời gọi đầu tư, xúc tiến quảng bá, khảo sát quy hoạch làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương, quy hoạch khu, điểm du lịch tâm linh như đền thờ Trần Văn Thành.

Xây dựng kế hoạch viết lược sử các di tích – văn hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2023. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên các kênh thông tin; giới thiệu rộng rãi các di tích lịch sử - cách mạng, di sản văn hóa trên địa bàn cho khách du lịch; nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn; huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch, khu du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; tuyên truyền quảng bá trên hệ thống Đài truyền thanh và cổng thông tin điện tử của huyện về lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù của địa phương nhằm thu hút du khách đến tham quan. Hằng năm, du lịch huyện Châu Phú tiếp đón trên

100.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

* Kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

Công tác phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch tiếp tục được quan tâm. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tổ chức rà soát các loại biển chỉ đường sử dụng để chỉ dẫn du lịch, kiểm tra, lắp đặt, thay mới các biển báo, biển chỉ dẫn du lịch, tên đường giao thông đã cũ tại khu vực lễ hội và các điểm du lịch tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận các khu, điểm du lịch dễ dàng. Quan tâm sửa chữa, nâng cấp các di tích, đình làng khang trang, sạch đẹp, trang nghiêm nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của di tích.

Chính quyền địa phương phối hợp cùng nhân dân nơi có điểm du lịch, lễ hội thường xuyên nâng cấp, dặm vá các tuyến đường giao thông (tỉnh lộ 945) để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan đi lại dễ dàng.

Tranh thủ từ nguồn ngân sách của cấp trên, ngân sách địa phương và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để khai thác, phát triển DLST trên địa bàn.

* Kế hoạch phát triển kinh tế đồng bộ với các ngành khác

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh (kết nối giữa quốc lộ 91) đến di tích đề thờ quản cơ Trần Văn Thành, rừng tràm Trà Sư, Vạn Hương Mai và khu DLST tại khu vực cánh đồng nhỏ Mỹ Đức, Khánh Hòa; đề án phát triển chuyên canh trồng Nhãn xuồng cơm vàng ứng dụng công nghệ cao tại xã Khánh Hòa và điểm dừng chân Vạn Hương Mai ở xã Mỹ Đức; phát triển trạm dừng chân tại khu trung tâm thương mại Vịnh Tre mở rộng là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển thương mại, kết nối thương nhân trên địa bàn đưa các sản phẩm nông sản và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp vào kinh doanh tại điểm dừng chân.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được các cấp, các ngành quan tâm, xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, góp phần làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách.

Các cấp chính quyền từ huyện đến xã đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn; lòng ghép thông qua các buổi, hội nghị, hội thảo và thông qua phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, tuyên truyền.

2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện

Sự phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách là một yếu tố vô cùng quan trọng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp trong triển khai thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. UBND huyện là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành việc

thực hiện; Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong phối hợp với các ngành chức năng, các xã trong triển khai thực hiện chính sách phát triển DLST. Nếu việc phân công, phối hợp chặt chẽ, khoa học, hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả thực hiện.

2.2.4. Duy trì chính sách

Trong các bước triển khai thực hiện chính sách thì việc duy trì chính sách cũng được huyện quan tâm. Từ việc xác định đúng mục tiêu chính sách thì việc duy trì chính sách phải được triển khai, quán triệt một cách thông suốt với sự tham gia của các ngành, các cấp. Để duy trì tốt chính sách phát triển du lịch, UBND huyện đã phân công cho các phòng, ban chuyên môn có liên quan và UBND các xã căn cứ vào kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của trên để triển khai thực hiện.

2.2.5. Điều chỉnh chính sách

Chính sách phát triển du lịch khi được triển khai vào cuộc sống, tùy từng giai đoạn có thể phát sinh những vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp hoặc những biến cố của tự nhiên – xã hội như thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, sự chuyển dịch của nền kinh tế,...Từ đó, UBND huyện cũng thường xuyên đánh giá để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong giai đoạn 2015 – 2020, đối với phát triển du lịch Châu Phú chỉ xác định khai thác du lịch tâm linh và khai thác khách nội địa trong tỉnh là chính. Tuy nhiên, Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025 đã đề cặp đến phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của huyện và tạo sự thu hút lượng du khách rất lớn đến với An Giang đi qua địa bàn huyện Châu Phú dừng chân trên địa bàn để hưởng thụ các sản phẩm du lịch mới. Điều đó thể hiện sự điều chỉnh trong chính sách phát triển du lịch của địa phương sau một thời gian triển khai thực hiện.

2.2.6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Kiểm tra, đôn đốc là một nhiệm vụ quan trọng trong qui trình thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện Châu Phú. Qua kiểm tra, đôn đốc kịp thời phát hiện những lợi thế mới, phát hiện khắc phục những hạn chế, vi phạm trong quá trình thực hiện.

Kiểm tra, đôn đốc là nhiệm vụ của các cơ quan, cán bộ, công chức được giao quyền như: UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, UBND các xã,...nhằm mục tiêu hoàn chỉnh công tác tổ chức thực hiện và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cá nhân tham gia thực hiện chính sách.

Định kỳ Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn để thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ thể thực hiện chính sách tăng cường trách nhiệm, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt chính sách.

2.2.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Định kỳ 6 tháng, năm và giai đoạn UBND huyện tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển DLST trên địa bàn huyện. Từ đó, xác định những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó xác định những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách đã triển khai.

Việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cũng góp phần kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, những vấn đề bất cập của chính sách và bất cập trong thực hiện chính sách để điều chỉnh nhằm duy trì chính sách.

Cụ thể, UBND huyện đã tổng hợp báo cáo sơ kế 04 thực hiện Chương trình hành động số 59/CTTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng giai đoạn năm 2021 – 2025 tại Báo cáo số 25/BC-UBND ngày 21/02/2020 và tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn năm 2013 – 2020 và định hướng năm 2021 – 2025 tại Báo cáo số 24/BC-UBND ngày 21/02/2020. Từ đó, đánh giá những mặt làm được, chưa được, nguyên nhân và định hướng nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo.

2.3. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Châu Phú


2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, phía Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân, phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc, phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, phía Nam giáp huyện Châu Thành. Châu Phú có hệ thống giao thông liên hoàn, có hệ thống sông, kênh rạch tương đối chằng chịt; là một trong 05 huyện thuộc vùng tứ giác Long Xuyên.

- Địa hình đồng bằng, có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi để phát triển trồng các loại cây ăn quả và phát triển DLST.

- Điều kiện khí hậu - khí tượng

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm (có 2 mùa rõ rệt), mùa mưa nhiệt độ có xu hướng tăng cao, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn. Nhiệt độ trung bình từ năm 2015 – 2020 khoảng 27,90C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 5,10C. Thời kỳ lạnh nhất rơi vào tháng 12, tháng 01 và tháng 02 với nền nhiệt dao động từ 24,60C – 27,70C. Thời kỳ nóng nhất rơi vào tháng 4 và tháng 5 với nền nhiệt sấp xỉ 300C.

+ Độ ẩm: độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và phân chia thành 02 mùa khô - ẩm khá rõ rệt, ẩm độ bình quân vào mùa khô dao động từ 76% - 81% và 78% – 86% vào mùa ẩm. Thời kỳ mùa khô trùng với mùa ít mưa, độ ẩm trung bình giảm xuống khoảng 76%, tháng khô nhất thường là tháng 3. Thời kỳ ẩm trùng với mùa mưa, độ ẩm trung bình thường vượt 80%, tháng ẩm nhất thường là tháng 9.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí