Các Biểu Hiện Và Tiêu Chuẩn Đánh Giá Nghiện Internet

Từ những quan điểm nêu trên, luận án xác định: Nghiện là tình trạng một người có thói quen sử dụng lặp đi, lặp lại một hành vi hoặc một chất có tính chất gây nghiện nào đó với cường độ ngày càng cao bất chấp những hậu quả xấu hoặc những rối loạn tiêu cực về nhận thức và hành vi.

2.1.1.1. Khái niệm nghiện internet

Nghiện internet là thuật ngữ được dùng với những tên gọi khác nhau như: 'Rối loạn Nghiện Internet (IAD)”, ' Sử dụng Internet bệnh lý ", ' Sử dụng Internet có vấn đề”, ' Sử dụng Internet quá mức”, và ' Bắt buộc Sử dụng internet" (Widyanto& Griffiths, 2006 ) [79], … nhằm hàm ý nói đến một cá nhân không kiểm soát được việc sử dụng internet của họ từ đó gây nên những hậu quả tiêu cực không mong muốn trong đời sống thường ngày của họ. Trong đó, “nghiện internet” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến và được nhiều quốc gia chấp nhận.

Trong lịch sử, khái niệm nghiện internet được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Theo Goldberg (1995): “Nghiện internet như một chứng đánh bạc bệnh lý, trong đó người dùng internet không thể kiểm soát được bản thân khi nào nên sử dụng hay ngừng kết nối với internet và luôn muốn tăng thời gian sử dụng bất chấp những hậu quả gây nên bởi sử dụng internet quá nhiều” [78]. Theo Kiberly Young (1998): “Nghiện internet là một khái niệm rộng bao gồm hàng loạt các vấn đề về hành vi và rối loạn kiểm soát và có thể được phân thành loại theo năm loại phụ: (1) nghiện tình dục trên mạng - sử dụng quá mức các trang web người lớn về tình dục; (2) nghiện giao tiếp trên mạng (tham gia quá nhiều vào các mối quan hệ trực tuyến); (3) nghiện đánh bạc trực tuyến; mua sắm hay buôn bán trực tuyến; (4) quá tải thông tin (Lướt mạng hay tìm kiếm dữ liệu một cách cưỡng bách) và (5) nghiện máy tính (chơi các trò chơi điện tử quá mức)” [162]. Tương tự với quan điểm của Young (1998), Block (2008) [85, tr. 2] cho rằng: “Nghiện internet là một dạng rối loạn liên quan đến kiểm soát xung lực bao gồm ít nhất ba loại phụ: (1) chơi game quá mức, (2) có sự bận tâm về đến vấn đề tình dục trực tuyến, và (3) quá tải về e- mail / các tin nhắn văn bản. Tất cả các các thành phần này phải hội tụ đủ bốn triệu chứng cơ bản: sử dụng quá mức, sự lệ thuộc vào internet, bị dung nạp (càng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn để đạt được sự thoả mãn), và các hậu quả tiêu cực. Theo Ryding và cộng sự (2018) định nghĩa: Khái niệm nghiện internet (IA) thường được mô tả như một chứng rối loạn xung động trong đó một cá nhân trải qua mối bận tâm

lớn với việc sử dụng Internet, khó quản lý thời gian trên Internet, trở nên cáu kỉnh nếu bị quấy rầy khi trực tuyến và giảm tương tác xã hội trong thế giới thực (Tikhonov và Bogoslovskii 2015) [143]. Một số tác giả khác như Alam và cộng sự (2014 nếu định nghĩa: Nghiện internet là cá nhân không có khả năng kiểm soát việc sử dụng Internet của họ, sau đó gây ra những khó khăn về tâm lý, về xã hội, học tập và / hoặc công việc (Davis, Flett và Besser, 2002 và Shapira, Goldsmith, Keck, Khosla và Mcelroy, 2000) [134].

Dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Hồ Văn Dũng, Phùng Đình Mẫn và cộng sự (2012) cho rằng “nghiện internet còn gọi là sử dụng internet quá mức hay sử dụng internet bệnh lý, chỉ hành vi lên mạng không kiểm soát được xung lực mà không liên quan gì đến chất gây nghiện” [5]. Cũng dưới góc độ Tâm lý học, Lê Minh Công (2016) đưa ra định nghĩa “nghiện internet là trạng thái tâm lý đòi hỏi thường xuyên được sử dụng internet một cách quá mức dưới bất cứ hình thức nào, độ dung nạp ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng bản thân mất dần khả năng kiểm soát việc sử dụng internet, gây nên những hậu quả tiêu cực về nhận thức, cảm xúc và hành vi trong cuộc sống của cá nhân, xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai khi giảm hoặc cắt sử dụng internet một cách đột ngột” [4].

Như vậy, đã có nhiều khái niệm liên quan đến nghiện internet được đề xuất bởi nhiều nhà khoa học dưới những cách thức tiếp cận khác nhau, trong đó khái niệm được đề xuất nhà tâm lý học Kimberly Young (1999) là khái niệm đầy đủ, bao quát nhất và được sử dụng phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện nay.

Kế thừa luận điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, dưới góc độ nhận thức tác giả quan niệm: Nghiện internet là tình trạng người sử dụng internet không thể kiểm soát được bản thân khi nào nên sử dụng hay ngừng kết nối với internet và luôn muốn tăng thời gian sử dụng bất chấp những hậu quả gây nên bởi sử dụng internet quá nhiều, từ đó khiến họ gặp phải những khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội.

2.1.2. Các biểu hiện và tiêu chuẩn đánh giá nghiện internet

2.1.2.1. Các biểu hiện của nghiện internet

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Dựa trên các tiêu chuẩn có trong DSM-IV (Bản thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 4) của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Griffiths (1996) cho rằng nghiện internet có 6 biểu hiện sau: 1) Sự nổi bật: Khi sử dụng internet trở thành hoạt

động hầu như rất quan trọng trong cuộc sống con người nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm giác và hành vi. Một số người, mặc dù không thực sự sử dụng internet nhưng cá nhân vẫn nghĩ về thời gian lên mạng kế tiếp mà anh ta sẽ thực hiện; 2) Thay đổi cảm xúc: những người nghiện có những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực như buồn chán, lo âu, ... khi sử dụng internet quá mức; 3) Sức chịu đựng: đây là quá trình tăng dần về thời gian sử dụng internet, và luôn đạt được những cảm xúc như cũ khi sử dụng internet mặc dù có sự thay đổi những tác động; 4) Triệu chứng cai: cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cơ thể khi bị gián đoạn hoặc đột ngột giảm sử dụng internet, ví dụ: cảm giác run, buồn rầu, hay cáu gắt,...; 5) Xung đột: Liên quan giữa việc sử dụng internet và suy nghĩ về chúng, liên quan giữa việc sử dụng internet với các hành vi khác liên quan đến công việc, việc học tập, cuộc sống xã hội, sở thích và quan tâm riêng hay trong chính bản thân cá nhân. Đó là sự lo lắng do cá nhân trải qua quá nhiều thời gian trên mạng; 6) Sự tái phát: Lặp đi lặp lại những hành vi có nguy cơ cao của việc sử dụng internet quá mức sau một thời gian cá nhân kiêng khem và kiểm soát [79].

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 6

Young (1996) cho rằng có tám vấn đề thường xuất hiện ở những người nghiện internet: Sự bận tâm với việc sử dụng internet, luôn suy nghĩ về hoạt động trực tuyến trước đây/ dự đoán phiên trực tuyến tiếp theo; Sự thèm muốn ngày càng nhiều về thời gian sử dụng internet; Cố gắng cắt giảm sử dụng internet hoặc dừng lại nhưng không thành công; Cảm giác trống rỗng, trầm cảm khi không đượ trực tuyến hoặc khi cố gắng cắt giảm thời gian sử dụng: Duy trì việc sử dụng internet lâu hơn dự kiến ban đầu; Nguy hiểm hoặc rủi ro mất đi các mối quan hệ, công việc, nghề nghiệp hoặc giáo dục quan trọng vì sử dụng mạng Internet; Nói dối hoặc tìm cách giấu diếm về mức độ độ sử dụng internet của bản thân đối với gia đình và bạn bè; Sử dụng Internet như một cách để thoát khỏi các vấn đề hoặc làm giảm một tâm trạng khó khăn (ví dụ như cảm giác bất lực, tội lỗi, lo lắng, trầm cảm) [161]. Đồng tình với những biểu hiện được đề xuất bởi Young (1996), các tác giả Beard và Wolf (2001) cho rằng năm biểu hiện đầu tiên mà Young đã đề xuất là phải có mặt, ngoài ra, theo Beard và Wolf ít nhất một trong các tiêu chí sau đây cũng phải có mặt:1) Người đã bị hủy hoại hoặc liều mất một mối quan hệ, công việc, cơ hội giáo dục, sự nghiệp đáng kể do sử dụng Internet; 2) Người đã nói dối với các thành viên gia đình hoặc những người khác để che giấu mức độ tham gia của họ với Internet; 3) Người sử

dụng Internet như một cách để thoát khỏi vấn đề hoặc giải tỏa tâm trạng bồn chồn (ví dụ như cảm giác bất lực, lo âu và trầm cảm) [75]. Một số tác giả khác như Tao và cộng sự (2010) đưa ra các tiêu chí để xác định nghiện internet bao gồm: Mối bận tâm với Internet khi ngoại tuyến; Rút lui, thể hiện bằng tâm trạng khó chịu, lo âu, khó chịu hoặc chán nản sau khi được ngoại tuyến trong vài ngày. Ngoài ra, một hoặc nhiều trong năm tiêu chí triệu chứng sau đây cũng có mặt: Dung sai, được định nghĩa là tăng sử dụng Internet cần thiết để đạt được cùng mức độ hài lòng; Mong muốn liên tục và/ hoặc cố gắng không thành công để kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng sử dụng Internet; Tiếp tục sử dụng quá mức bất chấp các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý có khả năng gây ra hoặc trầm trọng hơn do sử dụng Internet; Mất lợi ích trước đó, sở thích và các hoạt động thú vị khác; Kết quả sử dụng Internet quá mức trong suy giảm chức năng, chẳng hạn như học tập, chuyên nghiệp hoặc trong các mối quan hệ cá nhân [83].

Tác giả Lê Minh Công (2016) cho rằng một cá nhân nghiện internet có các biểu hiện tâm lý như sau:1) Biểu hiện về mặt nhận thức: Người nghiện luôn bận tâm, suy nghĩ về việc sử dụng internet; Người nghiện internet luôn có xung đột về nội tâm. 2) Biểu hiện về mặt cảm xúc: Người nghiện có sự thay đổi cảm xúc theo hướng tiêu cực như buồn chán, lo âu, căng thẳng, bồn chồn khi sử dụng Internet quá mức; Có những biểu hiện của triệu chứng cai (hội chứng cai); Luôn có cảm giác thèm muốn sử dụng internet để đạt được sự thỏa mãn cảm xúc cá nhân. 3) Biểu hiện về mặt hành vi: Gia tăng hành vi sử dụng internet; Thay đổi bất thường trong sinh hoạt như thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngủ ngày nhiều…; Sự tái phát [4].

Kết hợp các luận điểm của các tác Griffihs, Young, Beard, Wolfe và đồng tình với cách phân chia các biểu hiện theo các góc độ nhận thức, cảm xúc, hành vi của tác giả Lê Minh Công, luận án liệt kê một số biểu hiện liên quan đến người nghiện internet như sau:

Về mặt nhận thức: Những người nghiện internet thường dành quá nhiều thời gian trên máy tính đến mức họ không ý thức được mình đã sử dụng máy tính bao lâu; Họ luôn bận tâm và suy nghĩ về internet và ý thức luôn mong muốn được tăng thời lượng sử dụng internet (bị dung nạp) bất chấp những hậu quả không mong muốn;Trong nhận thức luôn đối diện với những xung đột cá nhân (nội tâm của họ), đó là những xung đột giữa việc sử dụng internet với công việc học tập, cuộc sống, sở thích cá nhân và những nhiệm vụ được giao khác.

Về mặt cảm xúc – tâm lý: Người nghiện internet thường có những thay đổi rất lớn về đời sống cảm xúc, đa phần những cảm xúc của họ mang chiều hướng tiêu cực (buồn chán, lo âu, ...) khi sử dụng internet quá mức; Xuất hiện các hội chứng cai: Có những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cơ thể khi bị gián đoạn hoặc đột ngột giảm sử dụng internet, ví dụ: cảm giác run, buồn rầu, hay cáu gắt.v.v.

Về mặt hành vi: Tìm mọi cách để tăng dần thời gian sử dụng internet, và luôn đạt được những cảm xúc như cũ khi sử dụng internet mặc dù có sự thay đổi những tác động; Sự tái phát: Lặp đi lặp lại những hành vi có nguy cơ cao của việc sử dụng internet quá mức sau một thời gian cá nhân kiêng khem và kiểm soát; Họ sử dụng máy tính mà quên đi những nhu cầu cơ bản khác của mình như đi vệ sinh, ăn uống; Có những thay đổi bất thường trong sinh hoạt, học tập và các công việc; Xuất hiện các hành vi như nói dối, không muốn tiếp xúc với mọi người, gây hấn, … sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

Các biểu hiện được liệt kê nêu trên là những chỉ báo quan trọng giúp luận án sử dụng để đánh giá về các biểu hiện nghiện internet ở học sinh THCS thông qua bảng trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi về các biểu hiện tâm lý, nhận thức và hành vi của HS nghiện internet.

2.1.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện internet

Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến vấn đề nghiện internet là bác sỹ tâm thần người Mỹ Ivan Goldberg vào năm 1995. Tuy vậy, nghiên cứu của ông chưa đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để xác định về mức độ sử dụng được coi là nghiện, mà nghiên cứu chỉ được ông phác thảo nhằm hướng đến hoạt động vui chơi giải trí cho cộng đồng trực tuyến.

Đến năm 1996 nhà tâm lý học người Mỹ Kimberly Young là người công bố chi tiết về các tiêu chí xác định nghiện internet. Những nghiên cứu ban đầu của Young cho rằng nếu sử dụng internet quá 38 giờ mỗi tuần được coi là nghiện internet. Trong chuỗi nghiên cứu của mình, năm 1998, Young [162] đã phát triển một bảng câu hỏi nhằm xác định nghiện internet dựa trên các tiêu chí DSM-IV của cờ bạc bệnh lý. Bài kiểm tra bao gồm 20 mục tự khai báo được ghi trên thang điểm gồm 5 điểm Likert từ “ hiếm khi” đến “luôn luôn” nhằm phân loại các mức độ nghiện internet. Các mục bao gồm các khái niệm như mất kiểm soát, không quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, hành vi và nhận thức sai lệch, những hậu quả tiêu cực, tâm trạng thay đổi và lừa dối. Tuy vậy đến năm 1999 Young đã sửa đổi bộ tiêu chí xác định nghiện internet với thang điểm gồm 6 điểm

bao gồm tùy chọn “không áp dụng” và phân biệt giữa người dùng bình thường và người dùng có nghiện Internet mức độ nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng với điểm ngắt được đặt ở mức 31/50/80. Cụ thể 6 mức độ được sử dụng để phân loại về mức độ nghiện internet của Young bao gồm: 5: Luôn luôn; 4: Rất thường xuyên; 3: Thường xuyên; 2: Thỉnh thoảng; 1: Hiếm khi; 0: Không áp dụng. Cách tích điểm của trắc nghiệm theo thứ tự tăng dần và theo số của câu trả lời, 0 = 0 điểm; 1 = 1 điểm; 2 = 2 điểm; 3 = 3 điểm; 4

= 4 điểm; 5 = 5 điểm. Tổng hợp điểm của 20 câu trắc nghiệm, Young đã phân loại các mức độ nghiện internet như sau: 0 – 30 điểm, Sử dụng internet ở mức bình thường; 31– 49 điểm: Nghiện internet nhẹ; 50 – 79 điểm: Nghiện internet ở mức vừa phải; 79 – 100 điểm: Nghiện internet ở mức nặng [163].

Khi nghiên cứu về Quy mô sử dụng Internet cưỡng bức – CIUS, Meerkerk và cộng sự (2009) đã phát triển một thang đo chủ yếu dựa trên các tiêu chí đánh bạc bệnh lý bao gồm 14 mục với thang điểm 5 điểm Likert, từ "không bao giờ" đến "rất thường xuyên" với điểm cắt được đề xuất: 18, 21 và 37 nhằm xác định nghiện internet cho thanh thiếu niên [89]. Hoặc nghiên cứu của Chen và cộng sự (2003) là một bảng câu hỏi khác được phát triển dựa trên các tiêu chí đánh bạc bệnh lý và sự phụ thuộc vào chất gây nghiện. Bài kiểm tra bao gồm 26 mục tự báo cáo được ghi trên thang điểm 4 điểm Likert từ “rất không giống tôi” đến “rất giống tôi”. Bảng trắc nghiệm này đánh giá các triệu chứng chính của nghiện, chẳng hạn như dung nạp, sử dụng cưỡng bức, và rút lui và các triệu chứng liên quan như tác động tiêu cực đến hoạt động xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân, tình trạng thể chất và quản lý thời gian, với các điểm cắt đề nghị ở điểm số 58 để sàng lọc cho người nghiện internet ở Trung Quốc [81]. Và, mới đây nhất là ngày 1/1/2018 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa 'rối loạn chơi game' vào Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật mới (ICD) thứ 11 và 'Rối loạn chơi game' được coi là chứng nghiện, được xếp vào nhóm Bệnh lý thần kinh. Cụ thể các triệu chứng đó bao gồm: 1) Không thể kiểm soát việc chơi game (về tần suất, cường độ và thời gian kéo dài), 2) Dành nhiều ưu tiên cho việc chơi game, 3) Vẫn tiếp tục chơi hoặc tăng thêm thời gian chơi bất chấp các hậu quả tiêu cực [175].

Như vậy, đã có nhiều tiêu chuẩn/tiêu chí khác nhau được đề xuất bởi các nhà khoa học nhằm xác định về tình trạng nghiện internet, trong đó bộ tiêu chuẩn của Young (1998; 1999) được đánh giá toàn diện nhất và hiện nay đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng khi nghiên cứu về tình trạng nghiện internet, chẳng hạn như ở Ý, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Đức.v.v. Vì vậy, luận án này cũng dựa vào các tiêu chí nghiên cứu trước đó của Young và được Việt ngữ bởi Lê Minh Công (2016) để làm các tiêu chuẩn đánh giá, phân loại về các mức độ nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2.2. Nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở

2.2.1. Khái niệm về học sinh trung học cơ sở nghiện internet

Từ khái niệm nghiện internet, chúng tôi xác định: Học sinh THCS nghiện internet là tình trạng sử dụng internet khiến các em không thể kiểm soát được bản thân khi nào nên sử dụng hay ngừng kết nối với internet và luôn muốn tăng thời gian sử dụng bất chấp những hậu quả gây nên bởi sử dụng internet quá nhiều, từ đó khiến học sinh gặp phải những khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội.

2.2.2. Một số đặc tâm lý của học sinh trung học cơ sở

“Học sinh trung học cơ sở” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh tuổi thuộc lứa tuổi từ 11 đến 15. Các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6-9). Theo tâm lý học lứa tuổi lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thuộc giai đoạn tuổi thiếu niên. HS THCS là một giai đoạn phát triển đặc biệt, phức tạp trong cuộc đời con người. Đặc trưng của lứa tuổi là sự bột phát về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và quan hệ xã hội, là giai đoạn chuyển tiếp trẻ em thành người lớn. Đây là lứa tuổi được dùng với nhiều tên gọi khác nhau, có những tên gọi phản ánh những biểu hiện tiêu cực của lứa tuổi này như: tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, tuổi bất trị, tuổi lì lợm,... nhưng cũng có rất nhiều tên gọi thể hiện sự thơ ngây, hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ của lứa tuổi này như: tuổi dậy thì, tuổi mới lớn, tuổi mực tím, tuổi ô mai, tuổi hồng, tuổi ngọc, tuổi hoa niên.v.v [40], [6]. Một số đặc điểm tâm lý cần quan tâm đối với học sinh THCS bao gồm:

Đặc điểm của hoạt động nhận thức: Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nhận thức của học sinh THCS là mục đích, tính chủ định phát triển mạnh trong tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, ghi nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng. Nhận thức có chủ định dần dần thay thế nhận thức không chủ định [43]. Các loại tri giác về không gian, thời gian, tri giác vận động, phát triển mạnh mẽ. Chất lượng khi cảm nhận đối tượng tăng lên rõ rệt. Khả năng phân tích và tổng hợp cũng tăng lên, khả năng quan sát cũng phát triển mạnh, trở thành một thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy nhiên, đôi khi nhận thức của họ còn nhiều hạn chế như nóng vội, vội vàng, tính tổ chức còn kém [41].

Đời sống xúc cảm - tình cảm: Đời sống xúc cảm - tình cảm của HS phát triển mạnh, dần hình thành nên những loại tình cảm cấp cao đa dạng, phong phú, có chiều sâu. Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ ở thiếu niên đang phát triển mạnh. Tình cảm của thiếu niên phát triển và đã phục tùng lí trí [17]. Tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình cảm tập thể ở lứa tuổi này đều được phát triển mạnh. Trong tình cảm trí tuệ, những rung cảm liên quan đến nhu cầu khám phá, phát hiện cái mới, liên quan đến nhu cầu nhận thức được phát triển. Được mở rộng vượt ra ngoài phạm vi trường học. Quan niệm về cái đẹp của thiếu niên phong phú, sâu sắc hơn nhi đồng,… Nhiều em đã có những tác phẩm sáng tác về thơ văn, hội họa, biểu lộ tình cảm với cái đẹp của mình [19, tr. 429]. Tuy nhiên, xúc cảm - tình cảm của đa số thiếu niên có cường độ khá mạnh, chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và dễ thay đổi.

Đặc điểm về nhân cách của học sinh THCS: Khi đến tuổi thiếu niên, do sự đột biến của cơ thể ở tuổi dậy thì, trước hoàn cảnh học tập mới, đặc biệt do sự phát triển các mối quan hệ xã hội, sự giao tiếp trong tập thể mà ở thiếu niên xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình, đến những phẩm chất nhân cách riêng, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Điều này khiến thiếu niên muốn xem xét lại mình, muốn tỏ thái độ mới về mình. Các em mở ra những dự định hoạt động tương ứng nhằm vươn lên làm người lớn. Các em cho rằng mình không thua kém người lớn có quyền hạn và hoạt động như người lớn (ăn, mặc, vui chơi giải trí…). Các em tích cực rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng để đạt được như người lớn. Có nhu cầu tự khẳng định mình trước người lớn, biểu hiện ở chỗ các em luôn ý thức rằng, mình có đủ khả năng để tin quyết, để độc lập [14].

Tóm lại, bước sang lứa thiếu niên, HS THCS có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ cả về khía cạnh thể lý và đời sống tâm hồn, nhân cách. Hoạt động nhận thức liên quan đến tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng phát triển về chất lượng; đời sống cảm xúc phong phú, đa dạng với những đòi hỏi khá cao trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và những tình cảm về tình yêu quê hương đất nước; đặc tính nổi bật trong nhân cách chính là sự tự khẳng định bản thân, thích khám phá và muốn chứng tỏ mình không còn là trẻ con, mà trở thành người lớn trong một vị trí xã hội nhất định. Dẫu vậy, do thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, kinh nghiệm cuộc sống và tư duy còn những hạn chế nhất định nên ở lứa tuổi này các em thường không kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc của mình, nên nhiều HS THCS rơi vào trạng thái khủng hoảng về tâm lý;

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí