Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 64

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 65

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm 65

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm 66

Kết luận chương 3 70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

1. Kết luận 71

2. Khuyến nghị 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

vii

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐT

Chương trình giáo dục phổ thông mới

CT GDPTM

Sách giáo khoa

SGK

Cơ sở vật chất

CSVC

Thiết bị dạy học

TBDH

Hiệu trưởng

HT

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương pháp giáo dục

PPGD

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Đại học

ĐH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC BẢNG, HÌNH


Bảng:

Bảng 2.0. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học 35

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động giáo dục trong 4 năm qua 36

Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ và giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn ... 36 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá thực trạng về mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn

Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học 39

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng về nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học 40

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học 41

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học 42

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng về kết quả học tập môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học 44

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học 45

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn 47

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học 48

Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh 50

Bảng 2.12. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt trong các trường tiểu học ở huyện Vân Đồn 52

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 66

Hình:

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp 69

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 69

LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ ra: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [19].

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [20].

Trong đó, mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Môn Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học có tên là Tiếng Việt. Mục tiêu của môn học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn

bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Để đáp ứng được mục tiêu của môn Tiếng việt theo CT GDPTM, trong những năm qua cán bộ quản lý các trường tiểu học của huyện Vân Đồn, đã không ngừng đổi mới công tác quản lý trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học, trong công tác dạy học giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học trong từng môn học/hoạt động giáo dục, từ đó chất lượng dạy học trong các nhà trường đã được nâng lên; tuy nhiên có một bộ phận giáo viên, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, vẫn sử dụng phương pháp truyền thống (lấy hoạt động của người thầy là trung tâm), giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo, dẫn đến học sinh chưa yêu thích môn học, chưa đảm bảo các mục tiêu cần đạt của môn Tiếng Việt theo chương trình hiện hành.

Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh xếp loại chưa hoàn thành môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở các trường tiểu học trong toàn huyện Vân Đồn vẫn chiếm tỉ lệ cao so với các môn học/hoạt động giáo dục khác.

Thực tiễn đó đòi hỏi các cán bộ quản lý của các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt thì mới đáp ứng CT GDPTM. Như vậy, tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học đang là một vấn đề hết sức cần thiết hiện nay để đáp ứng được CT GDPTM.

Xuất phát từ vị trí việc làm của bản thân, tô chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng yêu cầu đổi mới CT GDPTM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học.

4.2. Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng CT GDPTM.

4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.

5. Giả thuyết khoa học

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thì phải nâng cao hiệu quả quản lý. Nếu 14 trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM, từ đó đáp ứng các yêu cầu đổi mới CT GDPTM.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tham khảo, phân tích, tổng hợp các tài liệu giáo dục học, quản lý giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, lý luận dạy học; nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản của Chỉnh phủ, văn bản của Bộ GDĐT, của địa phương có liên quan đến giáo dục, các đề tài có liên quan... để xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất các biện pháp về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường tiểu học hiện có, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này.

6.2.2. Phương pháp quan sát: Sử dụng các quan sát để thu thập thông tin về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM của các trường tiểu học.

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu học về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học làm căn cứ đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả.

6.2.4. Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu trên phiếu điều tra, các chỉ số đánh giá.

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Khách thể điều tra: Khảo sát 14 trường có cấp tiểu học, 14 Hiệu trưởng và 17 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tiểu học, 74 giáo viên tiểu học dạy bộ môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn.

7.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến năm 2020.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Cho đến nay, không chương trình GDPT của quốc gia nào lại không chú ý, đề cao và coi trọng dạy học ngôn ngữ quốc gia (chủ yếu là tiếng mẹ đẻ). Biết đọc, biết viết (literacy) là cơ sở và công cụ cho việc học những kiến thức khác, những môn học khác. Ban đầu là học để biết đọc, biết viết và sau đó thông qua đọc và viết để học; học trong nhà trường, ngoài xã hội và học suốt đời. Cũng phải thông qua đọc và viết mà làm, thì làm mới có hiệu quả cao. Làm những công việc thô sơ, đơn giản đã thế; trong thế giới hiện đại, nhiều công việc không thể làm được nếu không có học, không được học; trong đó có khả năng “đọc ra”, “đọc thủng” văn bản để nắm được thông tin, những chỉ dẫn và ý nghĩa của thông điệp một cách chính xác; không phải chỉ ở những văn bản phức tạp chuyên sâu mà ngay từ một tờ rơi, đơn thuốc...

Chính xuất phát từ tầm quan trọng này mà cho đến đầu thế kỷ XXI, yêu cầu biết đọc, biết viết cho tất cả mọi người vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng mà UNESCO kêu gọi tất cả các quốc gia hoàn thành vào năm 2015. Chính vì thế, hầu như tất cả các nước đều xác định đây là môn học độc lập, môn học công cụ. Chương trình Tiếng Nga của Cộng hòa Nga (2011) ghi rõ: “Trong nhà trường phổ thông, môn Tiếng Nga giữ vai trò chủ đạo. Bởi những thành tích của việc học tiếng Nga - trong nhiều trường hợp - quyết định kết quả học tập của học sinh ở các môn học khác, nó cũng như đảm bảo được việc thích nghi và thành công trong cộng đồng trẻ” [21].

Mục tiêu bao trùm của Chương trình Tiếng Anh (2010) của Singapore là “Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ lưu loát và các khả năng có thể có của học sinh, hướng tới việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả….Sự thành thạo của học sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ được đánh giá bởi những kết quả học tập mà họ đạt được

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023