Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Trà

được các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo giúp các em học tốt hơn các môn học khác; tự tin hơn trong giao tiếp; cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học cũng như trong cuộc sống, giúp cho tâm hồn của người học văn trở lên trong sáng, tươi đẹp hơn; biết sống lạc quan, biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn… học môn Tiếng Anh tốt, sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi tham gia vào cuộc sống sau này, đơn giản là các em biết viết một bản báo cáo, một tờ đơn hay biết tham gia vào một buổi thảo luận… mà các em sẽ gặp trong cuộc sống... môn Tiếng Anh cũng quan trọng đối với nghề nghiệp của các em sau này nếu các em chọn nghề Báo, Luật, Du lịch, Sư phạm…

+ Trong quá dạy học, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ học tập vừa phải, phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em hoàn thành. Khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập các sẽ tự tin vào khả năng thành công trong học tập của bản thân, thúc đẩy các em tích cực, nỗ lực, mong muốn đạt được mục tiêu của bài học, môn học. Điều quan trọng, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra sự thành công của mình;ghi nhận, biểu dương bất kể thành công dù lớn hay nhỏ của học sinh để các em có động lực thực hiện các nhiệm vụ học tập tiếp theo trong suốt quá trình học tập.

+ Giáo viên thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với học sinh, gắn kết tình thầy trò; sự quan tâm, chia sẻ, khích lệ, động viên qua những cuộc trò chuyện, những lời hỏi thăm ân cần, những lời nhận xét tích cực… có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy học sinh học tập.

+ Giáo viên xây dựng bầu không khí học tập tích cực thể hiện qua mối quan hệ hài hòa giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh để tạo sự gần gũi, thân thiện, vui vẻ. Điều này cũng góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh.

+ Quan tâm thực sự đến công việc của từng học sinh, công nhận, khen gợi những đòng góp và sự nỗ lực học tập của các em.

+ Có quy tắc rõ ràng như: phải soạn bài trước khi đến lớp, trong lớp tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, phải nộp bài làm văn đúng ngày quy định… quy tắc này phải được thực hiện một cách nhất quán, công bằng đối với mọi học sinh, không được có những ác cảm đối với học sinh, tối kị sự trù dập.

+ Giáo viên cần khẳng định được năng lực công tác, năng lực dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh, các giờ lên lớp được chuẩn bị kĩ, tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, sinh động; thường xuyên đổi mới PPDH để tạo môi trường học tập hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với nhau tạo sự thân thiện, gắn bó trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.

+ Tạo không khí thi đua học tập sôi nổi giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ trong lớp; giữa các lớp trong trường để các em thi đua học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.

- Chỉ đạo thực hiện

+ Nâng cao nhận thực cho cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh, học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh.

+ Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thuận tiện cho giáo viên trong dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh.

+ Động viên, khuyến khích sự học hỏi, chia sẻ của giáo viên, học sinh

+ Gắn kết quả xây dựng môi trường học tập vào đánh giá nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, hạnh kiểm của học sinh.

+ Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho công tác này, biểu dương khen thưởng những giáo viên, học sinh thực hiện tốt.

- Kiểm tra, đánh giá

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá một môi trường học tập môn Tiếng Anh tốt.

+ Đo lường việc xây dựng môi trường học tập môn Tiếng Anh theo các tiêu chí đã xây dựng thông hoạt động thăm lớp dự giờ, thông qua các hành vi, ứng xử của giáo viên và học sinh;

+ Đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng môi trường học tập môn Tiếng Anh. Qua đó, biểu dương khen thưởng những giáo viên, học sinh, lớp tích cự xây dựng môi trường học tập; đồng thời rút kinh nghiệm và cùng chia sẻ với những khó khăn với những giáo viên, học sinh, tập thể lớp chưa đạt kết quả như mong đợi trong công việc này.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý, giáo viên môn Tiếng Anh, học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập và có những hiểu biết về môi trường học tập tốt.

- Hiệu trưởng có kĩ năng trong xây dựng và quản lý văn hóa nhà trường; giáo viên môn Tiếng Anh có kĩ năng xây dựng môi trường học tập môn Tiếng Anh theo định tiếp cận năng lực học sinh.

- Giáo viên môn Tiếng Anh có năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh , hiểu biết sâu sắc về mục tiêu và tầm quan trọng của môn học.

- Cán bộ quản lý, giáo viên có sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT

- Nhà trường tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Điều này sẽ thuận lợi cho công tác huy động tổng hợp các nguồn lực để xây dựng môi trường giáo dục nói chung, môi trường dạy học môn Tiếng Anh nói riêng.

- Sự quan tâm, giáo dục của gia đình cũng góp phần xây dựng môi trường học tập thuận lợi.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực học sinh. Mỗi một biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh đề xuất có mục đích riêng, cách thức và điều kiện thực hiện riêng nhưng đều thống nhất là hướng đến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh. Các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh có vai trò là điều kiện, là phương tiện và đồng thời có tác dụng riêng trong việc góp phần khắc phục một mặt hạn chế nào đó trong công tác quản lý dạy học môn Tiếng Anh và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh.

Các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau vì vậy hoạt động dạy học môn Tiếng Anh chỉ đạt hiệu quả cao khi

tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh. Có thể mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh bằng biểu đồ sau:

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Trà Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng

3.4.1. Mục đích khảo sát

Để thu thập thông tin đánh giá về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Thị xã Quảng Yên đã đề xuất có cần thiết và tính khả thi hay không, từ đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và xác định thêm độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao.

3.4.2. Phương pháp khảo sát

Để khẳng định tính cần thiết, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GVTA các trường THPT theo các mức độ sau đây:

- Rất cần thiết; Cần thiết: Ít cần thiết; Không cần thiết; Không trả lời.

- Rất khả thi; Khả thi: Ít khả thi; Không khả thi; Không trả lời.

Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm


TT

Đối tượng khảo sát

Số lượng

%

1

Giáo viên trung học phổ thông

34

57,14

2

Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

15

30,61

Tổng chung

49

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

3.4.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát gồm: 15 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 34 GVTA các trường THPT trên địa bàn Huyện Trà Lĩnh.

Bảng 3.2. Tiêu chí và thang đánh giá


STT

Tiêu chí đánh giá

Cách cho điểm

Chuẩn đánh giá

1

Rất cần thiết, rất khả thi

4

3,25 - 4,0

2

Cần thiết, khả thi

3

2,5 - 3,24

3

Ít cần thiết, ít khả thi

2

1,75 - 2,49

4

Không cần thiết, không khả thi

1

< 1,75

3.4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của của các biện pháp đã đề xuất

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh


TT


Biện pháp quản lý

Rất cần

thiết

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh

THPT qua môn Tiếng Anh


42


85,72


6


12,24


1


2,04


0


0


3,84


1


2

Chỉ đạo thực hiện dự giờ, phân tích các giờ dạy theo tiếp cận năng lực của giáo viên môn

Tiếng Anh trong trường


34


69,39


14


28,57


1


2,04


0


0


3,67


5


3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp

cận năng lực học sinh


38


77,55


9


18,37


2


4,08


0


0


3,73


2


4

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho giáo viên theo tiếp cận

năng lực học sinh


35


71,43


14


28,57


0


0


0


0


3,71


3


5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và học tập môn Tiếng Anh của học sinh theo tiếp cận năng lực

học sinh


35


71,43


13


26,53


1


2,04


0


0


3,69


4


6

Xây dựng môi trường học môn Tiếng Anh theo tiếp

cận năng lực HS


33


67,35


15


30,61


1


2,04


0


0


3,65


6


Trung bình

36

73.81

12

24.15

1

2.04

0

0.00

3.72


Nhận xét:

Cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn Tiếng Anh trong trường trung học phổ thông đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở mức độ Rất cần thiết, với điểm trung bình X=3,72 (min=1, max=4).

Các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh theo số liệu khảo sát có mức độ cần thiết không đồng đều nhau. Các biện pháp quản lý dạy học được đánh giá có mức độ cần thiết cao hơn: “Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT qua môn Tiếng Anh” với X=3,84 xếp bậc 1/6; “Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng học sinh” với X=3,73 xếp bậc 2/6... “Xây dựng môi trường học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh” có mức độ cần thiết thấp hơn với X=3,65 xếp bậc 6/6.


Biểu đồ 3 2 Tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo 2


Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực người học‌

3.4.4.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh


TT


Biện pháp quản lý

Cần thiết

Khả thi

X

Thứ

bậc

X

Thứ

bậc

1

Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT

qua môn Tiếng Anh

3,84

1

3,63

3

2

Chỉ đạo thực hiện dự giờ, phân tích các giờ dạy theo tiếp cận năn

ực của giáo viên môn Tiếng Anh trong trường

3,67

5

3,43

5

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn

Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh

3,73

2

3,76

1

4

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho

giáo viên theo tiếp cận năng lực học sinh

3,71

3

3,67

2

5

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và học ập môn Tiếng Anh của học sinh theo tiếp cận năng lực học

inh


3,69


4


3,47


4

6

Xây dựng môi trường học môn Tiếng Anh theo tiếp cận

năng lực HS

3,65

6

3,37

6


Trung bình

3,72

3,55

Nhận xét:

Giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để khẳng định mối quan hệ luận văn sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc.

Spiecman r = 1 - Kết quả tính toán R  0 83 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt 3

Kết quả tính toán R +0,83 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh là phù hợp và thống nhất với nhau, các biện pháp quản lý có mức độ cần thiết như thế nào thì cũng có mức độ khả thi phù hợp như biện pháp “Kiểm tra, đánh giá dạy học và học tập môn Tiếng Anh của học sinh theo tiếp cận năng lực học học sinh” có mức độ cần thiết X=3,69, khả thi X=3,47 đều xếp thứ bậc 4/6.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, luận văn xác định được khung lý luận cơ bản làm cơ sở để khảo sát thực trạng DH và QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh:

Quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh là tác động có định hướng,có kế hoạch của chủ thể quản lý đến hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và phát triển được năng lực của học sinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh bao gồm: Các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng, các yếu tố thuộc về giáo viên và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý dạy học.

Qua nghiên cứu thực trạng về DH và QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh cho thấy:

Việc dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh được thực hiện khá tốt. Hiệu trưởng trường THPT đã thực hiện nhiều nội dung QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh; mức độ thực hiện các nội dung QLDH được đánh giá ở mức độ khá.Tuy nhiên, trong công tác QLDH môn Tiếng Anh theo định tiếp cận năng lực HS vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục. Qua khảo sát cũng cho thấy, các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng, thuộc về giáo viên dạy môn Tiếng Anh và các yếu tố khách quan thuộc về môi trường quản lý có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh. Đây cũng là một căn cứ để đề xuất các biện pháp QLDH môn Tiếng Anh.

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất sáu biện pháp QLDH môn Tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý dạy học môn học này ở các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh: 1- Xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT qua môn Tiếng Anh. 2- Chỉ đạo thực hiện dự giờ, phân tích các giờ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023