Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thpt Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng

dựng được quy định, yêu cầu soạn bài (Thiết kế các hoạt động học tập) theo tiếp cận năng lực học sinh và triển khai thực hiện; tổ chức bồi dưỡng giáo viên năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm phát triển năng lực; chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạch dự giờ và phân tích giờ dạy theo tiếp cận năng lực học sinh. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực giáo viên qua các hoạt động của tổ. Ngoài ra, các nhà trường đã có những thành công nhất định trong quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh theo tiếp cận năng lực, tổ chức giáo dục thái độ, động cơ học tập hướng đến phát triển năng lực cho học sinh; tổ chức, chỉ đạo các lực lượng giáo dục tham gia quản lý việc học tập của học sinh. Chính vì vậy, học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập; nhiều học sinh đã hình thành và phát triển được những năng lực cần thiết thông qua việc học tập môn Tiếng Anh.

Có được những thành công trong dạy học và quản lý môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh (nêu trên) là do những nguyên nhân sau:

+ Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đổi mới giáo dục;

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL về đổi mới giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường;

+ Tổ chức tập huấn cho giáo viên môn Tiếng Anh về các nội dung: Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh; dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; đánh giá giờ dạy; hướng dẫn học sinh tự học…

+ Giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

- CBQL các trường quan tâm chỉ đạo đổi mới giáo dục; đổi mới công quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch Nhà trường đổi mới toàn diện và tổ chức thực hiện. Giao quyền tự chủ cho nhóm môn Tiếng Anh trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhóm; chỉ đạo nhóm môn rà soạt nội dung trong chương trình môn Tiếng Anh hiện hành,

tinh giản những nội dung mang tính hàn lâm; điều chỉnh, sắp xếp lại các bài học, xây dựng các chủ đề dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.

- Nhóm môn Tiếng Anh đã dần làm quen với việc đổi mới dạy học: từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn đến việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, qua đó bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

- Giáo viên môn Tiếng Anh các trường đã cố gắng trong việc đổi mới dạy học, tham gia các lớp tập huấn, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo tiếp cận năng lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

- Học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập môn Tiếng Anh để hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân qua môn học này.

- Các nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, sách báo, cung cấp thông tin… cơ bản đáp ứng được dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 12

2.5.2. Những tồn tại hạn chế

- Dạy học:

+ Việc xác định các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề dạy học chưa được rõ ràng.

+ Điều chỉnh nội dung dạy học của chương trình hiện hành, thiết kế lại tiết học trong sách giáo khoa, xây dựng các chủ đề dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh còn hạn chế.

+ Các hình thức dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường chưa phong phú, chủ yếu vẫn là dạy học trên lớp, dạy cả lớp. Còn những hình thức dạy học tích cực để hình thành năng lực học sinh như: dạy học nhóm, dạy học phân hóa, dạy học dự án, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học … ít thực hiện, thậm chí không thực hiện.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh theo tiếp cận học sinh chậm đổi mới, các hình thức kiểm tra chưa phong phú, đánh giá cho điểm học sinh chủ yếu qua các bài kiểm tra; vẫn còn những đề kiểm thiên về ghi nhớ kiến thức, ít

mang tính mở, vận dụng… Lời nhận xét về bài làm của học sinh còn chung chung, thậm chí còn bị giáo viên bỏ quên khi chấm bài.

- Quản lý:

+ Chưa quan tâm chỉ đạo cung cấp các kiến thức tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, lên lớp môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh chưa được thường xuyên, chưa đánh giá đúng chất lượng bài soạn cũng như giờ lên lớp của giáo viên; chưa đánh giá đúng hiệu quả các hoạt động của học sinh.

+ Công tác chỉ đạo phân loại trình độ năng lực học sinh để giảng dạy, bồi dưỡng và phụ đạo học sinh còn hạn chế.

+ Các nhà trường chưa dựa vào năng lực cần có của học sinh để định hướng cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng tiêu chí đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa rõ ràng; công tác tổ chức tập huấn về dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ít thực hiện, nhiều khi chỉ tính số buổi, số ngày chưa quan tâm đến hiệu suất chia sẻ, học hỏi nên chưa hiệu quả.

+ Việc dự giờ vẫn chưa quan sát mức độ hoạt động của học sinh; tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh chưa thực sự thẳng thắn; chưa chú ý đến việc đạt mục tiêu đề ra về phát triển năng lực cho học sinh của từng bài, từng chủ đề dạy học.

- Kết quả học tập môn Tiếng Anh của các trường chưa cao.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Cùng với những ưu điểm trong công tác quản lý HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực tại các trường huyện Trà Lĩnh thì vẫn còn một số hạn chế thiếu sót mà nguyên nhân chủ yếu là:

- Kế hoạch được xây dựng một số trường còn chung chung, chưa cụ thể hóa kế hoạch thành hành động thực tiễn có hiệu quả.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh của trường chưa mang tính đồng bộ, xuyên suốt, quyết liệt, chưa thường xuyên, một số

nội dung còn thực hiện lỏng lẻo vì vậy đã dẫn đến tình trạng tổ chuyên môn Tiếng Anh chưa phát huy được vai trò chuyên môn của tổ.

- Việc quản lý xây dựng bầu không khí học tập trên lớp chưa tốt, chưa xây dựng được môi trường đổi mới giáo dục ở nhà trường.

- Nhiều giáo viên Tiếng Anh ngại đổi mới vì dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh cần nhiều thời gian, công sức từ khâu soạn bài, chuẩn bị lên lớp; tổ chức các hoạt động và đến cả khâu ra đề kiểm tra, đánh giá mà lại không có chế tài nào cho sự ngại khổ, ngại khó này.

- Nhóm chuyên môn chưa phát huy được vai trò của mình trong việc nâng cao năng lực dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

- Phần lớn học sinh ở các trường trên địa bàn huyện chưa chủ động trong các hoạt động học tập để hình thành phát triển năng lực.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn Tiếng Anh tuy đã có tăng trưởng đáng kể nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Phòng học bộ môn, thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu tham khảo... còn thiếu nhiều so với yêu cầu dạy học ngoai ngữ phát triển năng lực thực hành cho HS.

Kết luận chương 2


Khảo sát 30 cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn Tiếng Anh ở các trường THPT các huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng về vấn đề dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh bước đầu kết luận:

Dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng được đánh giá, thực hiện khá tốt từ việc thực hiện nội dung chương trình dạy học, hình thức dạy học, phương pháp dạy học đến các nguồn lực phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Anh. Hiệu trưởng trường THPT đã thực hiện nhiều nội dung quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh và mức độ thực hiện các nội dung quản lý dạy học được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số hạn chế như:

+ Việc xác định các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề dạy học chưa được rõ ràng.

+ Các hình thức dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường chưa phong phú, chủ yếu vẫn là dạy học trên lớp, dạy cả lớp.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh theo tiếp cận học sinh chậm đổi mới, các hình thức kiểm tra chưa phong phú, đánh giá cho điểm học sinh chủ yếu qua các bài kiểm tra.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, lên lớp môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh chưa được thường xuyên.

+ Công tác chỉ đạo phân loại trình độ năng lực học sinh để giảng dạy, bồi dưỡng và phụ đạo học sinh còn hạn chế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh rất nhiều và đa dạng bao gồm các yếu tố thuộc về hiệu trưởng trường THPT, các yếu tố thuộc về giáo viên dạy môn Tiếng Anh và các yếu tố khách quan thuộc về môi trường tổ chức dạy học môn Tiếng Anh.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng theo tiếp cận năng lực học sinh trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới giáo dục.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề ra hệ thống các biện pháp QLDH môn Tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THPT đòi hỏi phải căn cứ vào thực trạng công tác QLDH môn Tiếng Anh của các nhà trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý dạy học truyền thống, cộng với việc áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật tính hiện đại để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Ngoài ra, các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh phải nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó có chất lượng dạy và học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong quản lý dạy học môn Tiếng Anh cũng như quản lý dạy học nói chung, mỗi biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh được coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý dạy học môn học này. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải nằm trong mối tương tác qua lại, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp sẽ góp phần đem lại sự phát triển tối ưu của hệ thống. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh đưa ra phải được tổ chức một cách hợp lý, tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy học môn học này nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Để phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện đại, cần phải đổi mới giáo dục từ mục tiêu, nội dung chương trình đến các phương pháp và hình thức dạy học ở các cơ sở giáo dục gắn với thực tiễn của cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phương.

Các biện pháp quản lý phải hiện thực hóa đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo định hướng của ngành, của địa phương nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, đồng thời tận dụng được cơ hội, phát huy các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin) và môi trường để nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng quản lý hoạt động dạy học. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh đòi hỏi phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, môi trường của các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động QLDH môn Tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học. Các biện pháp được thực hiện có hiệu quả không những tại các trường THPT Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng mà có thể thực hiện hiệu quả ở các trường có điều kiện, hoàn cảnh tương tự.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở Trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

3.2.1. Biện pháp 1 Xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT qua môn Tiếng Anh

- Mục tiêu biện pháp

Xác định các năng lực học tập cần thiết của học sinh khi học môn Tiếng Anh có tác dụng: Định hướng cho việc dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên hướng đến các năng lực cần thiết; là cơ sở giáo viên dựa vào các năng lực cần có của học sinh để giảng dạy môn Tiếng Anh; dựa vào các năng lực học tập đã được xác định để đánh giá học tập của học sinh

- Nội dung biện pháp

Nội dung của biện pháp là xác định được các năng lực học tập cơ bản của học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Anh. Để làm được việc này, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các biện pháp sau.

- Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch: Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó kế hoạch xác định các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh THPT; chỉ đạo nhóm môn Tiếng Anh xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, trong đó có kế hoạch xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT qua môn Tiếng Anh nói chung và năng lực từng bài, từng chủ đề nói riêng.

- Tổ chức thực hiện: Trong việc tổ chức thực hiện xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua môn Tiếng Anh, Ban Giám hiệu xác định phần việc cụ thể, sắp xếp các công việc cần tổ chức thực hiện theo một trình tự hợp lý, phân công hướng dẫn thực hiện để nhóm chuyên môn xác định đúng các năng lực hình thành và phát triển qua môn học này.

- Chỉ đạo thực hiện: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc xác định các năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực người học; Hiệu trưởng cần giao quyền tự chủ cho nhóm chuyên môn trong việc xác định các năng lực hình thành, phát triển qua môn Tiếng Anh; Phát huy vai trò của nhóm trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, điều hành nhóm thực hiện nhiệm vụ phát triển chương trình cũng như xác định các năng lực môn học; Động viên, khuyến khích; tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho giáo viên, nhóm môn thực hiện các công việc cần thiết để xác định các năng lực.

- Kiểm tra, đánh giá: Trong quá trình nhóm chuyên môn xác định các năng lực cần phát triển qua môn Tiếng Anh, Ban Giám hiệu thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động này của nhóm nhằm điều chỉnh kịp thời để hoạt động đi đúng hướng, đúng tiến độ đạt được mục tiêu đề ra.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng, giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xác định các năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực người học. Từ đó nhóm chuyên môn thực hiện nghiêm túc kế hoạch của nhà trường.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí