Quản Lý Các Phương Tiện Phục Vụ Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Phát Triển Năng Lực

1.4.7. Quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực

Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng nhất cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc tổ chức nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiện nay với định hướng thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực thì việc đầu tư trang thiết bị cảng trở nên cấp thiết hơn, với trang thiết bị phục vụ cho dạy học ngày càng hiện đại thì sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết bị cần phải bồi dưỡng cho ĐNGV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực càng thêm cấp thiết.

Cụ thể các biện pháp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

(1) Xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học;

(2) Xây dựng qui định sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học;

(3) Tổ chức hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học;

(4) Theo dõi, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học;

(5) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho từng nội dung, từng bài của các tổ, nhóm CM;

(6) Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong giáo viên và học sinh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

(7) Sử dụng kết quả kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học để đánh giá giáo viên.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học cơ sở Hồng Hải, thành phố Hạ Long theo tiếp cận phát triển năng lực - 7

1.5.1. Yếu tố chủ quan

* Về năng lực, trình độ của Hiệu trưởng:

Quản lý dạy học, trong đó có chỉ đạo dạy học trong trường THCS có tính đặc thù so với quản lý xã hội khác bởi nó là quản lý con người, là quá trình tổ chức một cách hợp lý lao động của người dạy và người học để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người. Quản lý này có tính mềm dẻo, linh hoạt khác với việc quản lý công việc, máy móc. Đối với chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh thì Chủ thể quản lý là người Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn

của nhà trường. Chủ thể quản lý không chỉ quản lý bằng mệnh lệnh mà cần phải tôn trọng tính tự chủ, phát huy sở trường và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm cấp dưới, có tính động viên, khích lệ đồng thời giám sát tốt cấp đưới để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Để thực hiện tốt việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới, người Hiệu trưởng hay Tổ trưởng chuyên môn cần chú ý những công tác sau:

- Phải nắm vững về sự cần thiết của việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, làm cho giáo viên hiểu được các văn bản hướng dẫn về thực hiện đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông là điều kiện bắt buộc trong xu thế đổi mới và hội nhập.

- Hướng dẫn, động viên, điều chỉnh kịp thời quá trình thực hiện đổi mới dạy và học của giáo viên và học sinh.

* Về nhận thức, năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy học môn tiếng Anh:

Giáo viên là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường. Nhận thức của GV về yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới PPDH hiện nay: cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng dạy học, đa số giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đôi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế khác nhau.

* Về kỹ năng học tập và ý thức, động cơ học tập tiếng Anh của học sinh:

Trong quá trình học tập môn học nào cũng bị chi phối bởi sự hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng khiến học sinh học tập, làm việc không biết mệt mỏi, bằng mọi phương pháp để hoàn thành công việc. Lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực trong hoạt động nhận thức, kỹ năng tự học, tự rèn của bản thân là những yếu tố cần được giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với những tình huống mới lạ, những kiến thức khoa học mở ra trước mắt và họ tìm cách khám phá giải quyết tình huống đó tích luỹ

dần vốn kiến thức vững chắc cho mình. Đối với mỗi môn học, học sinh có sự hứng thú khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi em. Kiến thức mà học sinh nắm được là cố gắng nỗ lực và tình cảm tích cực của chính các em. Trong bối cảnh cuộc cách mạng thông tin diễn ra như vũ bão, tiếng Anh lại càng quan trọng hơn. Tiếng Anh giúp chúng ta có thêm thông tin, tài liệu để cho chúng ta tự hoàn chỉnh tri thức, nâng cao trình độ, tự hoàn thiện về mọi mặt. Học tốt môn Tiếng Anh người học sẽ bổ túc được khiếm khuyết về các phương diện, hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của môn Tiếng Anh có niềm hứng thú khi tiếp xúc với nó. Đó là trợ thủ đắc lực để nâng cao chất lượng học tập.

* Về hoạt động của tổ chuyên môn:

Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

Tổ (nhóm) chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Hoạt động của tổ (nhóm) chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.

Để công tác sinh hoạt chuyên môn đạt chất lượng, các tổ trưởng - nhóm trưởng chuyên môn khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của giáo viên. Yêu cầu tất cả các giáo viên trong tổ tham gia vào sinh hoạt chuyên môn, cùng phối hợp khi soạn bài, thực hiện bài học minh họa, khi ôn tập, khi ra đề kiểm tra và sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, phát huy tốt vai trò của giáo viên cốt cán, từ đó thúc đẩy công tác chuyên môn tốt hơn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải được chuẩn bị chu đáo trước.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng - nhóm trưởng chuyên môn cần phải chủ động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sao cho có chất lượng hiệu quả.

* Về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:

Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

* Về Kế hoạch triển khai Đề án Ngoại ngữ 2020 của Nhà trường:

Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học. Khung trình độ

năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.

1.5.2. Yếu tố khách quan

2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan

* Chính sách, quy định về trình độ được đào tạo của GV tiếng Anh theo Chuẩn:

KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

* Tài liệu học tập, sản phẩm giải trí sử dụng ngôn ngữ Anh:

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thì vai trò của người học là rất quan trọng, vì người học phải tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn kỹ năng và thể hiện năng lực của mình trong quá trình học, còn giáo viên chỉ với vai trò hướng dẫn, định hướng hoạt động giúp người học lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, hình thành năng lực sau mỗi bài học. Việc lựa chọn tài liệu tiếng Anh phù hợp với bản thân giúp học sinh có động lực và quyết tâm học tập hơn, nếu chọn tài liệu quá dễ thường sẽ khiến bạn nhàm chán, nếu tài liệu quá khó khiến bạn không thể hiểu được nội dung cũng dẫn tới chán nản không muốn học.

* CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh:

Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng CSVC, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lý TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả và thiết thực, góp phần đưa giáo dục của nhà trường lên tầm

cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Đầu tư của cha mẹ cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ Anh của học sinh:

Phẩm chất và năng lực học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như về điều kiện chăm lo giáo dục trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, nếp sống nơi dân cư, bản sắc dân tộc của địa phương ... các vấn đề trên đều có ảnh hướng đến quá trình học tập của học sinh.

* Tác động của điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm của gia đình:

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, “cuộc sống số”, “tư duy số” là những cụm từ thường bắt gặp trong cuộc sống. Các phương tiện kỹ thuật cao tác động vào đời sống xã hội một cách ồ ạt đã tác động rất mạnh mẽ tới việc dạy học ở trường THCS. Giáo viên phải tiếp cận chương trình, sách giáo khoa còn nhiều lúng túng và không ít những bất cập về kiến thức, về thời gian, về phương pháp, về hình thức ra đề thi, đề kiểm tra… Tất cả những bất cập ấy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên, ta thấy trách nhiệm của người giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh phải không ngừng học hỏi năng cao kiến thức cũng như năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu cao của xã hội đặt ra cho họ.

Kết luận chương 1


Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực là quá trình tác động của Hiệu trưởng để định hướng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trên cơ sở phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, phát huy được những tiềm năng, kiến thức, tạo động lực cho cả giáo viên và học sinh nhằm hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực bao gồm bảy nội dung:

(1) Quản lý phát triển chương trình và xác định mục tiêu dạy học môn tiếng Anh;

(2) Quản lý kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn tiếng Anh;

(3) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn tiếng Anh;

(4) Quản lý hoạt động học của học sinh trong môn tiếng Anh;

(5) Quản lý đổi mới phương pháp dạy học;

(6) Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy;

(7) Quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực.

Có những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC‌‌


2.1. Khái quát chung về trường THCS Hồng Hải, thành phố Hạ Long

2.1.1. Quy mô phát triển giáo dục

Trường THCS Hồng Hải được thành lập theo Quyết định số 180 /QĐ- UBND, ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long, trên cơ sở tách học sinh thuộc trường TH&THCS Lê Hồng Phong và phân bổ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ trường THCS TH&THCS Quang Trung và các trường khác trên địa bàn thành phố Hạ Long. Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng mới và đưa vào sử dụng từ tháng 08/2009. Năm 2013 nhà trường được UBND Tỉnh Quảng Ninh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2018, tiếp tục phấn đấu để duy trì trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn tới.

Sau khi đi vào hoạt động, nhà trường đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho đất nước và địa phương. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và chương trình hành động của tập thể CB-GV-NV cũng như các thế hệ học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Hồng Hải là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng với

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí