1.5.5. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương
Chất lượng dạy học của mỗi nhà trường chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. Những địa phương có điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, nhân dân đầu tư cho học tập, chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp GD thì chất lượng dạy học tốt. Ngược lại, ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa lạc hậu, nhân dân ít quan tâm đến học tập của HS thì chất lượng dạy học thấp. Hiệu trưởng cần phân tích đầy đủ tác động của điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương có HS học tập tại trường để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động dạy học của nhà trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS đang được coi là một giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng GD phổ thông hiện nay. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cơ bản là phải thay đổi vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. GV là người tổ chức, hướng dẫn HS (cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp) học tập thông quá hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển nhận thức, kỹ năng ứng dụng trong học tập và thực tế đời sống. HS là chủ thể trong quá trình học tập với ý thức chủ động, sáng tạo. Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT cũng là một quá trình quản lí, đòi hỏi Hiệu trưởng phải thực hiện xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lí, quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện phương thức sư phạm mới. Tất cả đều hướng đến phát triển ở HS những năng lực cần thiết để sau khi học xong có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trở thành lao động phổ thông hoặc học tiếp bậc cao hơn. Đồng thời quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau trong đó nhân tố cơ bản nhất là năng lực của cán bộ quản lí và GV giảng dạy môn Địa lí .
Các khái niệm và các cơ sở lí luận đã cố gắng hình thành một khung lí thuyết, đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực và đảm bảo một cơ sở lí luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Trước cách mạng tháng Tám, nền giáo dục huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hầu như chưa phát triển. Từ khi hoà bình lập lại, theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là một trong những huyện đầu tiên xoá mù chữ và có bước phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), đất nước quy về một mối, ngành giáo dục đào tạo huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hoà nhịp với sự phát triển chung của cả nước. Qui mô, mạng lưới các ngành học, cấp học phát triển rộng khắp, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Các xã đều có trường học từ mầm non đến THCS.
Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên cũng là một trong những huyện đầu tiên trong tỉnh phổ cập Tiểu học và phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, là huyện phổ cập THCS. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm vào tốp cao trong tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đạt hơn 50%. Đội ngũ giáo viên ở các ngành học cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư theo hướng khang trang hiện đại bằng nhiều nguồn vốn Nhà nước, nguồn nhân dân đóng góp và các nguồn viện trợ khác. Chất lượng giáo dục được tăng cường là do công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp được quan tâm. 100% cán bộ, giáo viên các cấp tham gia học tập bồi dưỡng kiến thức theo qui định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thời kỳ đổi mới. Các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lí
giáo dục ngày càng tích cực, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí bổ trợ cho giáo dục ngày càng nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau, tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp cho tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng.
Kết quả của những thành tựu trên là do nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã được nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề. Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lí, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ. Đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng, nhiều chương trình dự án được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.
Chương trình hành động của huyện ủy Kim Động, tỉnh Hưng Yên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khái quát về tình hình giáo dục huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên như sau: “Những năm qua, các cấp, các ngành trong huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đạt được những kết quả quan trọng. Đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy mô giáo dục nhìn chung ổn định. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đứng tốp cao trong
tỉnh. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và xoá mù chữ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo đạt 20% tổng chi ngân sách địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác quản lí giáo dục từng bước đổi mới; nền nếp, kỷ cương trong các trường học nhìn chung được duy trì. Xã hội hoá giáo dục, đào tạo đạt kết quả bước đầu .
Hiện tại toàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có 03 trường trung học phổ thông với khoảng hon 2.500 học sinh, trong đó có 1 trường THPT ở trung tâm huyện, 2 trường THPT ở vùng nông thôn. Về qui mô các trường THPT trong huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đều lớn (01 trường loại 1, 02 trường loại 2). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đã được các trường đầu tư nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Trang thiết bị thí nghiệm tuy trong những năm qua đã được các cấp đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Phương tiện nghe nhìn chưa có nhiều, thư viện còn ít đầu sách, chưa có phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn, nhà tập đa năng chưa đầy đủ. Chất lượng đầu vào của các trường có sự chênh lệch rất cao. Hàng năm đề thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên ra chung cho toàn tỉnh. Môn Văn, Địa lí tính hệ số 2, môn thứ 3 (là 1bài Tổ hợp gồm môn: Địa lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lí, GDCD, tiếng Anh) tính hệ số 1; cộng cả điểm ưu tiên để xét tuyển.
Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là một huyện nông nghiệp lâu đời. Môi trường xã hội nông thôn tương đối thuần nhất, nhịp sống khẩn trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường chưa thâm nhập sâu và tác động đến nhà trường. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các môn nói chung cũng như môn Địa lí nói riêng.
Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên phấn đấu các trường THPT đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường trung học phổ thông, nâng cao năng lực, chất lượng hướng nghiệp và đào tạo nghề ở các trường trung học phổ thông trong toàn huyện.
Bảng 2.1. Số liệu cán bộ quản lí, giáo viên Địa lí các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động năm 2019 - 2020
CBQL | Trưởng nhóm | Trưởng bộ môn | Giáo viên | Ghi chú | |
THPT Kim Động | 4 | 1 | 1 | 4 | |
THPT Nghĩa Dân | 3 | 1 | 1 | 3 | |
THPT Đức Hợp | 3 | 1 | 1 | 3 | |
Tổng | 10 | 3 | 3 | 10 | 26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Của Người Học
- Hình Thức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thpt
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Yêu Cầu Của Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
- Thực Trạng Lập Lập Kế Hoạch Dạy Học Địa Lí Của Tổ Chuyên Môn Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động,
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Bảng 2.2: Thực trạng kết quả học tập môn Địa lí của học sinh THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Số HS | Kết quả học tập môn Địa lí | ||||||||
Giỏi | Tỉ lệ % | Khá | Tỉ lệ % | Tb | Tỉ lệ % | Yếu, kém | Tỉ lệ % | ||
2014 - 2015 | 2630 | 420 | 16 | 750 | 28,5 | 1440 | 54,7 | 20 | 0,8 |
2015 - 2016 | 2750 | 435 | 15,8 | 880 | 32 | 1410 | 51,3 | 25 | 0,9 |
2016 - 2017 | 2600 | 430 | 16,5 | 915 | 35,2 | 1227 | 47,2 | 28 | 1,1 |
2017 - 2018 | 2550 | 510 | 20 | 783 | 30,7 | 1232 | 48,3 | 25 | 1 |
2018 - 2019 | 2535 | 530 | 20,9 | 820 | 32,3 | 1165 | 45,9 | 20 | 0,90 |
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng nhằm tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, từ đó có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát 4 nội dung sau:
- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Thực trạng dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
2.2.3. Khách thể khảo sát
Tác giả luận văn tiến hành khảo sát 26 người bao gồm: 10 cán bộ quản lí, 03 trưởng bộ môn, 03 trưởng nhóm và 10 giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu
* Khảo sát bằng phiếu hỏi (anket)
Chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV các trường THPT huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Phiếu khảo sát được xây dựng và khảo sát thử trên một nhóm mẫu nhỏ CBQL và GV. Sau đó chúng tôi chỉnh sửa hoàn thiện phiếu để khảo sát chính thức trên diện rộng.
Phiếu khảo sát sau khi điều tra được xử lý, thống kê số lượng ý kiến đánh giá từng nội dung; từ đó tính tỷ lệ % và điểm trung bình.
Phương thức xử lý số liệu: Chúng tôi thiết kế mẫu phiếu điều tra theo 4 mức độ phương pháp lựa chọn và mức đánh giá tương ứng như sau: Tốt (hoặc
hoàn toàn đồng ý) 4 điểm; Khá (hoặc đồng ý 1 phần) 3 điểm; Trung bình (hoặc phân vân) 2 điểm; Yếu (hoặc không đồng ý) 1 điểm
- Dựa vào thang đo Likert, giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (4-1)/4 = 0.75. Ý nghĩa các giá trị đo như sau:
Nếu ̅: Mức độ đánh giá yếu
Nếu ̅: Mức độ đánh trung bình Nếu ̅: Mức độ đánh giá khá Nếu ̅: Mức độ đánh giá tốt
* Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động dạy học môn Địa lí và quản lý dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thông tin thu được từ phỏng vấn được chúng tôi ghi chép lại và đối chiếu với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi qua đó đưa ra những nhận định chính xác hơn về vấn đề khảo sát.
* Phương pháp quan sát:
Chúng tôi tiến hành dự một số giờ dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động để có thêm thông tin về thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức dạy học môn Địa lí và so sánh với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi để tăng độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
* Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn và hồ sơ cá nhân của giáo viên dạy học môn Địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên để hỗ trợ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn trên.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1) để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả khảo sát như sau: