Hệ Số Hồi Quy Biến Tỷ Lệ Giữa Vốn Chủ Sở Hữu Ngân Hàng / Tổng Tài Sản Có Ngân Hàng


2008 đến 2010 khi mà lãi suất huy động vốn luôn ở mức rất cao nhưng các vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn trong ngân hàng, vì vậy các ngân hàng này còn phải huy động vốn thông qua thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất lớn hơn mức lãi suất huy động trong dân cư rất nhiều để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay và thanh toán cho các khách hàng rút tiền.

3.6.2.2. Hệ số hồi quy biến tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng

Biến này có ý nghĩa thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng thương mại khi có rủi ro xảy ra, tương tự như ý nghĩa của hệ số an toàn vốn trong ngân hàng (CAR). Trong bài nghiên cứu này biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có ngân hàng có mức tương quan ngược chiều - 0.143345 với tính thanh khoản của ngân hàng. Ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhà nước bắt buộc tăng vốn điều lệ ngân hàng nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), các ngân hàng thương mại luôn phải tìm mọi cách để tăng vốn tự có của mình. Tuy nhiên việc tăng vốn này sẽ gián tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh của đồng vốn chủ sở hữu (ROE). Vì vậy để ROE không giảm trong khi hệ số an toàn vốn tăng, ngân hàng buộc phải tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bằng cách tăng hệ số đòn bẩy tài chính thông qua mở rộng đầu tư, tín dụng… Vì thế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái như từ năm 2008 đến nay sẽ làm cho các ngân hàng dễ rơi vào rủi ro và giảm tính thanh khoản.

3.6.2.3. Hệ số hồi quy biến qui mô ngân hàng.

Biến này có mức tương quan - 0.040553 với tính thanh khoản của ngân hàng và giá trị P bằng 0.005. Điều này đồng nghĩa tổng tài sản có mối quan hệ tương quan ngược chiều với tính thanh khoản. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Akhtar cùng các cộng sự (2011) tác giả đã tìm thấy tác động có ý nghĩa cùng chiều của biến này khi nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại ở Pakistan trong thời gian 2006- 2009. Ở Việt Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm đa số. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước trong


việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với giá rẻ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này hầu như không cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn cao hơn so với trung bình ngành. Mặt khác trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình khá cao xấp xỉ 32%/năm, trong đó dư nợ của khối xây dựng và bất động sản chiếm khoảng 40% tổng dư nợ ngân hàng. Chính vì thế khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã làm cho các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng trong tổng dư nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tính thanh khoản của mình.

3.7. Thảo luận kết quả

Từ kết quả phân tích mô hình hồi quy trên ta thấy, biến phụ thuộc tính thanh khoản của ngân hàng chịu tác động của 3 yếu tố: tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mô ngân hàng. Các biến này đều có tác động âm ngược chiều với tính thanh khoản của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Trong 3 yếu tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng, yếu tố tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng có tác động cao nhất đến tính thanh khoản của ngân hàng, sau đó đến yếu tố tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và cuối cùng là qui mô ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu trước đây của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011): nghiên cứu đưa ra giả định có 5 yếu tố ảnh hưởng, kết quả có 4 yếu tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là quy mô ngân hàng và vốn lưu động ròng, biến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng không có mối quan hệ.

Kết luận chương 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Chương 3 với nội dung là sử dụng số liệu đã thu thập được dùng phần mềm Eview 6.0 chạy hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã đưa ra được mô hình gồm 4 biến (1 biến phụ thuộc và 3 biến độc lập) trong đó yếu tố tỷ lệ giữa vốn


chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng có tác động cao nhất đến tính thanh khoản của ngân hàng, đây cũng là chương chính trong 4 chương.

Phương trình hồi quy có dạng:

LIQUID = 0.730190 - 0.040553TA - 0.143345E/TA - 0.142343 TL/TD

Từ đó phân tích những nhân tố tác động đến LIQUID (Tính thanh khoản của ngân hàng), đây cũng là cơ sở để hình thành chương 4 (Chương kết luận và kiến nghị).



4.1. Giới thiệu‌

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục đích của chương 4 là tóm tắt các kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, đưa ra kết luận và kiến nghị từ nghiên cứu đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

4.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua số liệu từ các báo cáo tài chính của các Ngân hàng là thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý Ngân hàng, cho những định hướng quản lý và điều hành thị trường tài chính ngân hàng của nhà nước. Ngoài ra đây cũng là nguồn thông tin hữu ích để nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tham khảo.

Trong nghiên cứu này để đạt được mục tiêu đã trình bày trong chương 1, phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua thu thập báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, với kích thước mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. Nghiên cứu này dùng phần mềm Eview 6.0 để đo lường mức độ tác động của các nhân tố và kiểm định mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu gồm có các thành phần

sau:

Qui mô ngân hàng.

Suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng

Tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng.

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng.

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng.


Tiến hành phân tích bằng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng ta thấy, biến phụ thuộc là tính thanh khoản của ngân hàng chịu tác động của 3 yếu tố: tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mô ngân hàng. Cả ba yếu tố này đều có mối quan hệ ngược chiều với tính thanh khoản của ngân hàng. Trong đó, yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tải sản có ngân hàng có ảnh hưởng cao nhất đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Sau khi chạy dữ liệu mô hình thông qua phần mềm Eview 6.0, sử dụng mô hình hồi quy hồi quy đa biến với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), kết quả mô hình được lựa chọn với hệ số xác định điều chỉnh R2 = 0.157078 là không cao lắm, thể hiện mức độ giải thích của mô hình là khoảng 15,71 %, tức là 15,71 % tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại được giải thích bởi sự thay đổi của các

biến trong mô hình. Hệ số Durbin-Watson đạt 1.258207, kiểm định mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Do đó mô hình trên là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

4.3. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu tại bảng 3.3 có 03 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mô ngân hàng. Trong 3 biến này chỉ có dấu của biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng là thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu (mang dấu âm), 2 biến còn lại là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng và qui mô ngân hàng ngược với dấu kỳ vọng ban đầu của mô hình (đều mang dấu âm). Điều này cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng khi các biến này tăng 01 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi.


4.3.1. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng

Kết quả phân tích mô hình được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng có mối quan hệ tương quan ngược chiều với tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng bị giảm xuống. Trên thực tế, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010 khi các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn đặt chỉ tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thông qua việc đẩy mạnh gia tăng dư nợ tín dụng. Điều này đã dẫn đến việc các ngân hàng chạy đua lãi suất trong huy động vốn và vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tìm đủ nguồn vốn bị thiếu hụt đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản bị thiếu hụt của mình. Vì vậy, khi hoạch định các chiến lược định hướng phát triển cho ngân hàng mình, các nhà quản lý ngân hàng cần có được cái nhìn sáng suốt và không nên vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà sẵn sàng đánh đổi tính thanh khoản của ngân hàng mình.

4.3.2. Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng

Tương tự như biến giải thích ở trên, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng cũng có mối quan hệ tương quan nghịch với với tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Mối quan hệ này có ý nghĩa khi ngân hàng có tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng càng cao thì càng làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng.

Điều này được giải thích là do khi các ngân hàng thương mại gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính của mình mà tốc độ tăng trưởng của tín dụng và các nguồn thu dịch vụ khác không theo kịp tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu thì điều này sẽ gián tiếp làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) của các ngân hàng. Do đó việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tạo sức ép ngược lên chính các CEO điều hành của ngân hàng phải tìm mọi cách để gia tăng lợi nhuận thông qua việc mở rộng tín dụng, đầu tư tài chính… Chính điều này cũng góp phần làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng do mọi nguồn lực huy động được đều tập trung để ngân hàng gia tăng lợi nhuận.


4.3.3. Quy mô ngân hàng

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng nếu qui mô ngân hàng càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng cũng càng giảm. Ở Việt Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm đa số. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với giá rẻ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này hầu như không cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn cao hơn so với trung bình ngành. Mặt khác trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình khá cao xấp xỉ 32%/năm, trong đó dư nợ của khối xây dựng và bất động sản chiếm khoảng 40% tổng dư nợ ngân hàng. Chính vì thế khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã làm cho các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng trong tổng dư nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tính thanh khoản.

4.4. Các đề xuất

Với kết quả thu được từ nghiên cứu này một số kiến nghị được đưa ra xoay quanh các yếu tố có tác động tới tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là 3 yếu tố tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mô ngân hàng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4.4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước

Cần nghiêm túc, tăng cường hơn nữa công tác quản lý tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Quy định cụ thể tỷ các mức tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động vốn, hạn chế việc cho vay dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Vấn đề xử lý nợ xấu cũng cần phải được xử lý quyết liệt hơn, việc trích lập dự phòng rủi ro, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản của ngân hàng phải được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, đảm bảo không để việc nợ xấu của một số ngân hàng làm ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống và cả nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước cũng cần phải tạo ra nhiều công cụ hơn nữa nhằm hỗ trợ ngân hàng thương mại khi họ có khó khăn về vấn đề thanh khoản như: mở rộng các


quy định về cho vay liên ngân hàng nhằm nguồn vốn giữa các ngân hàng di chuyển dễ dàng và với chi phí rẻ hơn. Đa dạng hóa hơn nữa các công cụ tái cấp vốn từ Ngân hàng nhà nước, đồng thời khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh nhằm giúp các ngân hàng thương mại giảm bớt lợi nhuận tập trung từ tín dụng và thu hút nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức khác.

4.4.2. Đối với ngân hàng thương mại

Các ngân hàng phải nâng nhận thức về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước đối với việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng;

Ngoài tuân thủ các quy định luật pháp cần có đạo đức trong kinh doanh, tránh chạy theo lợi nhuận bất chấp rủi ro.

Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2024