Một Số Vấn Đề Về Tình Trạng Thực Thi Và Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Với Chồng

thiếu để đảm bảo được cuộc sống trong một thời gian hợp lý. Thế nhưng trên thực tế điều luật này cũng không được thực hiện vì lý do đương sự không biết có quy định như vậy hoặc biết, có yêu cầu nhưng bên kia chỉ đồng ý cấp dưỡng nuôi con. Đây cũng là một điều luật khó thực hiện bởi phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các bên và pháp luật cũng chưa quy định chế tài ràng buộc.

Trên thực tế có trường hợp: Hai vợ chồng cưới nhau được 10 năm, có con gái 6 tuổi, thì người vợ phát chứng viêm đa khớp phải nghỉ làm chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cuối cùng chị vẫn không đi lại được mà phải gắn bó suốt đời với xe lăn. Không những thế, khớp tay cũng biến dạng khiến bàn tay chị không còn được như trước trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Chồng chị lúc đầu thì chăm sóc vợ, sau đó dần chán. Đến khi vợ phải ngồi xe lăn, không còn khả năng làm vợ nữa thì chồng chị ngang nhiên có bồ và đòi ly hôn. Do hai vợ chồng sống chung với bố mẹ chồng nên nhà cửa không có gì, người vợ dọn về ở với bố mẹ đẻ cùng con gái vì chồng chị từ chối không nhận nuôi. Tòa án xử hai mẹ con chị hàng tháng nhận được khoản cấp dưỡng từ cha cho con đến khi con gái tròn 18 tuổi và từ chồng cho vợ đến khi sức khỏe chị vợ bình phục, tìm được việc làm tự nuôi sống bản thân. Thực tế là khi chồng cũ chưa lấy vợ, hai mẹ con chị vẫn nhận được khoản cấp dưỡng rất đều đặn. Thế nhưng, từ sau khi người chồng tái giá thì không thực hiện cấp dưỡng nữa. Và thực tế là người phụ nữ trong trường hợp này không nhận được đầy đủ số tiền cấp dưỡng từ người chồng để nuôi con, quyền lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trên thực tế, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng vẫn có thể phát sinh khi đang tồn tại hôn nhân, tuy nhiên trong pháp luật hiện hành vấn đề này chưa được quy định cụ thể. Việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi hôn nhân đang tồn tại tuy ít xảy ra nhưng thiết nghĩ cũng cần có quy định, để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình.

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng

* Quan hệ cấp dưỡng nói chung là loại quan hệ tài sản đặc biệt vì nó gắn liền với nhân thân của người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp

dưỡng. Do đó, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là quan hệ tài sản bình đẳng, có đi có lại. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người cấp dưỡng thường tiến hành tự giác, không nghĩ đến việc người được cấp dưỡng sẽ phải cấp dưỡng lại một số tài sản tương ứng...

* Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng còn được pháp luật ghi nhận ở quy định: các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc cấp dưỡng. Thỏa thuận về việc cấp dưỡng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, nêu rõ người có nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện cấp dưỡng, các thỏa thuận khác về việc thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng (Điều 17 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).

Về mức cấp dưỡng, pháp luật hiện hành quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau, chỉ khi họ không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng cần căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Thu nhập của người phải cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó (lương và các khoản khác ngoài lương), trên cơ sở thu nhập kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là những nhu cầu cần thiết nhất, không thể thiếu để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường trong trường hợp cấp dưỡng khi ly hôn, người phụ nữ thường lựa chọn việc cấp dưỡng một lần nếu người chồng - bên cấp dưỡng - có khả năng kinh tế. Trong trường hợp này người phụ nữ được

bảo vệ quyền lợi cao, chủ động ngăn chặn hành vi trốn tránh, trì hoãn việc cấp dưỡng của người chồng sau khi ly hôn.

Người phụ nữ còn có thể căn cứ vào quy định của Điều 19 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP để bảo vệ quyền lợi cho mình bằng việc yêu cầu cấp dưỡng bổ sung: "Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng" [10]. Tức là mặc dù việc cấp dưỡng đã thực hiện một lần, nhưng nếu người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì họ vẫn có quyền yêu cầu cấp dưỡng tiếp. Điều này là vô cùng cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Với những quy định của pháp luật hiện hành, chứng tỏ: Bên được cấp dưỡng (nhất là người phụ nữ) có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện đúng, đầy đủ mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được thể hiện ở quy định: khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc thực hiện không đầy đủ, bên được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng được pháp luật hiện hành quy định thông qua vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "... trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng..." [44].

Người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể bị xử phạt hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì người có nghĩa vụ có thể bị xử lý bằng chế tài hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. "Người nào không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường" [44, Điều 107].

Vấn đề đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng đã được pháp luật hiện hành ghi nhận song vẫn rất chung chung, để đảm bảo thực hiện tốt vấn đề cấp dưỡng trên thực tế cần phải quy định một số biện pháp cụ thể để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên được cấp dưỡng.

Quan hệ cấp dưỡng đã được điều chỉnh cụ thể bởi Luật Hôn nhân và gia đình đình năm 2000, là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ cấp dưỡng. Người phụ nữ căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành để tự bảo vệ quyền lợi cho mình và tự đòi quyền lợi cho mình trong quan hệ cấp dưỡng.

Chương 3‌

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG


3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÌNH TRẠNG THỰC THI VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VỚI CHỒNG

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

3.1.1.1. Việc thực hiện quyền của người phụ nữ qua kết quả của một số cuộc điều tra xã hội học

Giải phóng phụ nữ không đơn giản là vấn đề chính sách pháp luật mà quan trọng hơn là thực hiện trong cuộc sống thực tiễn, mà cuộc sống với những nếp nghĩ tồn tại hàng nghìn năm, không dễ gì thay đổi được. Trình độ giải phóng phụ nữ là trình độ phát triển của xã hội. Điều đó là hoàn toàn đúng khi áp dụng tại Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Bằng chứng là, vào năm 2009, theo tính toán của Báo cáo phát triển con người của UNDP, Việt Nam được xếp thứ 94, trên tổng số 182 nước xếp hạng với giá trị 0,72 về chỉ số phát triển giới, thuộc nhóm trung bình về phát triển con người.

Theo lời bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, phụ nữ Việt Nam chiếm trên 51% dân số và 46,8% lực lượng lao động, vì vậy, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm có chất lượng, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương cũng như của đất nước.

Trong các gia đình, nguồn thu nhập bằng tiền và hiện vật đều do cả nam và nữ làm ra, thậm chí ở nhiều gia đình, phụ nữ là người kiếm tiền chính [56]. Hiện tượng này đang làm thay đổi vai trò giới về vai trò trụ cột của người đàn ông trong gia đình. Sự độc lập về kinh tế là điều kiện quan trọng tạo nên sự bình đẳng giữa phụ nữ với nam giới đã giúp người phụ nữ có cơ hội học tập, khả năng nắm bắt thị trường…và nâng dần vị thế của họ trong xã hội.

Thông qua một vài số liệu trên cho thấy người phụ nữ đã có sự độc lập tương đối về kinh tế so với người chồng. Điều này càng chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ đóng góp kinh tế với địa vị trong gia đình, đó cũng là một minh chứng cho sự bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng. Vấn đề bình đẳng này có thể thấy rõ hơn thông qua việc thể hiện trên lĩnh vực lao động, việc làm tạo ra thu nhập, đóng góp kinh tế của vợ chồng, trong việc quyết định công việc gia đình...

Có thể nói kinh tế và lao động việc làm là lĩnh vực thể hiện cơ hội bình đẳng giữa người phụ nữ và người chồng trong gia đình tham gia lao động sản xuất, thụ hưởng thành quả kinh tế và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Xã hội thừa nhận và trao quyền cho người phụ nữ có cơ hội ngang với nam giới. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ năm 2010 không thấp hơn nhiều so với nam, cụ thể nữ là 72,4%, nam là 81,3%. Xu hướng này đã được duy trì từ những năm 90, thể hiện sự tích cực của nữ và cơ hội tham gia ít khác biệt giữa nam và nữ trong lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2006-2010, từ 68,3% lên 72,4%. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nữ năm 2010 là 3,64%, nam là 3,50% [56].

Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế cho gia đình, ngày nay, người phụ nữ được xã hội, được Nhà nước, được pháp luật thừa nhận rằng: họ có quyền và có cơ hội cùng chồng bàn bạc, quyết định các công việc trong gia đình. Theo Số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, mặc dù người chồng vẫn là người quyết định chính trong hầu hết các công việc của gia đình nhưng tỷ lệ hai vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định chiếm tỷ lệ khá cao ở các công

việc như sử dụng vốn vay (49,4%), tổ chức cúng Giỗ ngày Tết (44,1%) và các công việc hiếu hỉ của gia đình (59,5%). Điều đó có thể thấy thông qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Quyền quyết định của vợ chồng trong các công việc của gia đình

Đơn vị tính: (%)


Các công việc

Người quyết định

Vợ

Chồng

Vợ và chồng

Sản xuất kinh doanh của hộ

20,9

55,9

23,2

Chi tiêu hàng ngày

85,2

7,8

7,0

Mua bán, xây sửa nhà/đất

9,5

53,3

37,2

Mua đồ đạc đắt tiền

14,3

44,2

41,4

Vay vốn

17,4

51,2

31,4

Sử dụng vốn vay

14,5

36,1

49,4

Tổ chức giỗ, tết

30,2

25,7

44,1

Tổ chức ma chay, cưới xin

11,5

29,0

59,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 10

Nguồn: Điều tra gia đình Việt Nam, 2006, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và Giới.

* Trong gia đình, thu nhập thường là kết quả của sự đóng góp của cả vợ và chồng, mà đóng góp kinh tế là điều kiện để duy trì đời sống vật chất của gia đình. Theo kết quả điều tra lao động việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục Thống kê cho thấy: lao động nữ chiếm 46% trong tổng số người làm công, ăn lương từ các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; số chủ cơ sở sản xuất kinh doanh là nữ chiếm 41,12%; tỷ lệ lao động nữ làm kinh tế hộ gia đình chiếm 49,42%.

Theo số liệu từ cuộc "Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam" do Viện khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ năm 2004-2006, với số mẫu đại diện toàn quốc là 4.176 trường hợp, gồm những người đang có vợ và chồng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đóng góp thu nhập cho gia đình là rất cao, có tới 3.972 người, chiếm tới 95,1% những người được hỏi cho biết họ có đóng góp thu nhập, tỷ lệ này ở nữ là 92,5% và ở nam là 98,1%. Đáng chú ý là có sự thống nhất ở cả nam và nữ trong nhận định về đóng góp của người chồng hoặc người vợ vào thu nhập của gia đình [3].

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ đóng góp vào thu nhập của gia đình theo giới tính

Đơn vị tính: (%)


Biểu đồ đóng góp vào thu nhập của gia đình theo

giới tính (%)

120

100

80

60

40

20

0

92.5

93.4

97.4

98.2

Có đóng góp

Không đóng góp

7.5

6.6

2.6

1.8

Nữ tự đánh Đánh giá Nam tự Đánh giá giá của chồng đánh giá của vợ


Nguồn: "Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam", Viện khoa học xã hội Việt Nam, 2004-2006.

* Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc đứng tên sở hữu tài sản gia đình với việc quyết định vay vốn, kết quả cho thấy rõ ràng là người đứng tên sở hữu tài sản có xu hướng là người quyết định vay vốn. Cụ thể khi người vợ đứng tên sở hữu nhà/đất, tỷ lệ người vợ là người quyết định vay vốn là 49.8%. Tỷ lệ người chồng và tỷ lệ cả hai vợ chồng quyết định ít hơn (16.9% và 33.3%). Điều này cũng được thể hiện rõ hơn ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Người quyết định việc vay vốn tương quan với người đứng tên sở hữu nhà ở, đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: (%)


Người quyết định

Người đứng tên sở hữu nhà/đất ở

Người đứng tên sở hữu đất khác

Vợ

Chồng

2 vợ chồng

Vợ

Chồng

2 vợ chồng

Vợ

49.8

13.4

18.9

43.9

11.6

17.4

Chồng

16.9

55.7

42.7

18.7

58.2

44.0

Vợ và chồng

33.3

30.9

38.5

37.4

30.2

38.5

Nguồn: Điều tra gia đình Việt Nam, 2006, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và Giới.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí