Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 28


TL: Tôi thì gần cũng cao tuổi rồi, nhưng nói về thiêng ấy, thì có thể nói là đây là nơi linh thiêng. Ngày trước thời khó khăn, thuốc men thiếu thốn lắm, nhà nào chỉ lo được bữa ăn là mừng rồi. Mỗi khi đình đám, giỗ tết mọi người đều khấn vọng ngài cả. Tôi nhớ có một năm dạo đó lâu lắm rồi, từ những năm 1990, làng năm đó có dịch sốt rét, thế mà cúng ngài mấy ngài cả làng đều khỏi hẳn. Mấy anh trong thôn này làm ăn kinh doanh, năm nào cũng ra đây cung tiến, dự lễ và công đức. Việc làm ăn mấy năm nay cũng xuôi chèo là do cụ độ trì cả.

H: Di tích có còn giữ được nhiều sắc phong không?

TL: Cụ là một công thần khai quốc của Lê triều nên được cấp nhiều sắc phong lắm. Dòng họ nhà tôi hiện còn giữ được nhiều sắc phong. Trong đó có 7 sắc thờ Lê, 3 sắc thời Nguyễn cho cụ Lê Hiểm, còn cụ Lê Hiêu được 5 sắc thời Lê, 3 sắc thời Nguyễn. Như vậy, có mỗi 2 cụ mà đã được cấp đến 18 sắc. Còn lại 5 sắc khác là cho các ngài hậu duệ trong dòng họ. Như vậy là có đến 23 sắc. Anh thấy có di tích nào ở tỉnh ta có sắc nhiều vậy không. Phải nói rằng, các cụ là những người có công lớn nên triều đình mới cấp nhiều sắc phong đến thế chứ. Tôi thì tôi không biết chữ hán cổ nhưng nhìn các sắc đó trông rất đẹp, còn nguyên rồng phường thời nhà Lê, dấu triện đỏ, giấy vẫn không bị mòn rách. Dòng họ chúng tôi xem các sắc này là báu vật. Hàng năm có nhiều nhà nghiên cứu đến đây tìm hiểu, còn có cả người nước ngoài nữa, cái ông người Nhật Bản đấy, có giới thiệu trên mạng rồi.

H: thế cháu muốn tiếp cận khảo sát các sắc này thì gặp ai?

TL: Chúng tôi không giữ sắc ở đền thờ của làng, vì đền thờ mấy năm nay cũng xuống cấp, cơ sở vật chất không đảm bảo nên chúng tôi giao cho ông trưởng họ giữ. Nếu anh cần xem thì vào nhà ông Hợi hoặc không có ông Hợi thì gặp ông Phương con ông Hợi.

H: Xin cụ cho biết thêm ông Hợi, ông Phương là đời thứ mấy của cụ Lê

Hiểm?


TL: Ông Lê Văn Hợi là hậu duệ đời 18 còn ông Phương là đời 19.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

H: theo cháu được biết đền thờ và nhà thờ hiện nay cũng đang bị xuống

cấp, nhà nước có hỗ trợ gì không?

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 28

TL: Tôi đã trông coi ngôi đền này lâu lắm rồi, tôi nhớ năm 2007, nhà nước có hỗ trợ cho ngôi đền được 80 triệu đồng để khắc phục một số các hạng mục bị xuống cấp nặng như đảo lại ngói, thay thế một số chuồng cửa… Tuy nhiên được


một thời gian sau ngôi đền vẫn ngày một xuống cấp, ngói trên nóc bong tróc nên cứ mưa là nước dột tý tách vào trong đền, khiến cho một số các kiến trúc gặp nước là mốc meo, nhanh hỏng hơn. Hai năm nay, dòng họ chúng tôi có đề nghị với UBND xã xin được cấp kinh phí để tu sửa lại ngôi đền, nhưng cho đến nay vẫn không có ý kiến gì từ chính quyền địa phương.

H: Cụ cho biết lễ hội diễn ra như thế nào?

TL: Các năm đều như nhau cả thôi. Trong lễ hội tổ chức rước rồi đủ các trò. Dân làng kéo đến xem tế, rồi cả đại diện các anh ở xã cũng về dâng hương. Mấy năm nay lễ hội làng tôi được chính quyền quan tâm, động viên hỗ trợ lắm.

H: Trong nghi thức cúng tế có gì đặc biệt không?

TL: Đặc biệt thì nhiều lắm, đó là lễ khao quân, lễ chiến thắng. Ngày trước phải chuẩn bị giấy vàng mã, cắt hình nộm quân sỹ cờ quạt như thật rồi biểu diễn cho dân xem. Nay thì không có điều kiện làm nữa. Mấy anh trong họ và dân làng đang họp bàn để phục dựng lại. Cái đó là thời các cụ, mình phải giữ. Ngày xưa còn thanh niên, cái màn diễn này tôi thích lắm. Còn giờ thì vẫn giữ được tục lệ, hễ khi nào làng tổ chức tế là phải khênh kiệu của ngài từ nhà thờ họ Lê tôi ra đền của làng để cho dân chiêm bái xong rồi mới tế.

H: Tại sao cháu thấy bằng công nhận di tích gọi là đền thờ mà làng lại gọi là đình làng ạ?

TL: Tên gọi đình làng có từ thời xưa rồi, ngày xưa dân làng chúng tôi đều gọi đền thờ ngài là đình cả. Ngài được tôn xưng là thành hoàng của làng. Chúng tôi vẫn giữ hai cách gọi là đền và đình nhưng người dân ở đây chỉ gọi là đình thôi.

H: Thời điểm nào người đến lễ ở di tích đông nhất?

TL: Chắc chắn là dịp lễ hội rồi. Chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Đầu năm và cuối năm thì có người trong làng đến lễ cầu may, sức khỏe. Lễ hội thì làng tôi có nhiều đợt như tôi nói rồi nhưng dịp 22 tháng 8 âm lịch cũng có người trong làng đến đây dâng hương.

H: Làng ta làm nông hay nghề khác là chính?

TL: Trước đây làng tôi là thuần nông, giờ vẫn vậy nhưng cũng có các cháu trong làng đi học, đi làm ăn xa và làm công ty trên thành phố.

H: Trong lễ hội làng có Ban Khánh tiết không?

TL: Có anh ạ, ban tổ chức khách tiết lễ hội do làng cử ra. Có cả người trong họ tôi, các cụ cao tuổi, hưu trí và đại diện thôn, xã nữa.


H: Ngoài con em địa phương và người trong họ, du khách thập phương có đến đây nhiều không?

TL: Cũng ít thôi anh ạ. Chắc sau này đường xá thuận lợi mọi người sẽ biết và đến đây nhiều hơn. Tôi thấy mấy anh nghiên cứu đến suốt, tôi cũng không tiện hỏi họ từ đâu nữa.

H: Cháu nghe nói gần đây có di tích đền thờ Võ Uy, cũng là một người tham gia hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn với cụ Lê Hiểm, vậy 2 dòng họ có mối quan hệ qua lại với nhau không?

TL: Cái đó xưa kia thì có, giờ thì cũng mai một rồi.

5.5. Bản ghi chép phỏng vấn số 5

*Thông tin về người trả lời:

- Bà Nguyễn Thị Hồng, 72 tuổi, Phường Đông Vệ, Tp Thanh Hóa, Hưu trí

- Thời gian phỏng vấn: ngày 23/5/2018 (tức ngày 9 tháng Tư âm lịch)

- Địa điểm: tại Thái miếu nhà Hậu Lê

*Nội dung phỏng vấn:

H: Bác có sống gần di tích không?

TL: Nhà tôi ở đối diện với khu Thái Miếu. Trước đây, ngày lễ, chúng tôi đến đây dâng hương. Thời gian lớn tôi giành cho việc kiếm sống. Ngày trước nhà tôi làm ăn cũng phát đạt lắm. Ông chồng và tôi trước đây công tác ở nhà máy nước. Mua nhà chuyển về đây lâu rồi. Khi về đây Thái miếu còn chưa được trùng tu khang trang như hiện nay đâu. Nhưng cứ đến ngày lễ dân về dự ở đây đông lắm, còn gửi cả xe ở nhà tôi nữa.

H: Khi bác đến đây bác cảm thấy thế nào?

TL: Tôi cũng giống như mấy ông bà trong phố. Về hưu rồi, con cái cũng công việc đâu vào đấy cả. Thành ra ở một mình ở nhà cũng buồn. Ngày trước các ông trong phố cũng thường ra sân đền đánh cờ, cầu lông, tập thể dục. Lâu rồi thành quen. Thái miếu trở nên thân thuộc trong đời sống của chúng tôi. Còn dịp lễ thì khỏi phải nói rồi. Đông lắm anh ạ. Có được như tôi với anh ngồi đây đâu. Tôi thì cũng tham gia vào hội phụ nữ của phường, rồi còn hội người cao tuổi nữa chứ. Nên trong dịp lễ cũng phải phụ giúp các bà. Lúc thì liên hệ lấy áo, lúc thì chuẩn bị đồ cúng. Giúp cho nó nhanh nhẹn thôi chứ không phải một mình tôi làm. Đến lễ ở đây tôi thấy thiêng lắm anh ạ. Anh biết không, tôi bị thấp khớp mấy năm nay đi nhiều nơi chữa không thuyên giảm, từ ngày tham gia cùng các bà trong hội khuyến


thiện tại địa phương để phục vụ những việc trong những dịp lễ ở đền. Tôi thấy sức khỏe mình ngày càng tốt, mặc dù không phải uống thuốc nhiều. Có lẽ do các Ngài độ trì, thương tôi nên bệnh giờ cũng giảm hẳn. Vì thế nên, nếu không có việc gì ở nhà là tôi lại ra đây.

H: Bác có nghe được câu chuyện nào huyền bí, linh thiêng ở đây?

TL: Anh có biết bà Thái không, giờ bà ấy mất rồi, mấy năm trước bà ấy là người nổi tiếng ở đây lắm đấy. Bà ấy tên là Lê Thị Thái, hậu duệ họ Lê của làng Bố Vệ này trước đây. Cái bà mà trước đây hưng công tôn tạo lại Thái miếu mà báo chí có nói ấy. Hồi bà còn sống, tôi có dịp nói chuyện, được nghe bà kể lại như thế này: Một đêm, bà nằm mơ thấy mình đi tới một quả núi to, dưới chân núi có con sông vừa dài, vừa rộng. Hàng trăm bậc tam cấp bước xuống dòng sông. Bà bảo anh lái đò luồn lách qua những hang động. Trong hang toàn đồ thờ cúng, rực rỡ, chói lòa cả mắt. Rồi bà choàng tỉnh cơn mơ. Kể từ đó bà dốc tâm công quả, bỏ cả việc làm ăn đang phát đạt để đi công đức tu sửa lại đền. Bà nói là làm việc này không phải vì mục đích cá nhân gì đâu mà là do ngài (Lê Lợi) hiển linh giao việc.

H: Bác thường đi lễ ở đây là những ngày nào?

TL: Đây là di tích của dân nên mọi người ai cũng đến lễ được. Cốt là ở cái tâm là chính. Tôi thì khi nào lễ 22 tháng 8 cũng có mặt hết. Còn thường ngày, thứ 7, chủ nhật cũng ra đây chơi suốt. Lễ ở đây thì thường hôm rằm, mùng một, đầu năm, cuối năm, dịp giỗ vua. Đó là những ngày cứng còn nhiều dịp trong năm nữa. Như con tôi nó mua xe, làm nhà chẳng hạn, tôi cũng ra lễ ở đây. Nói thật với anh chứ về hưu rồi cũng buồn, mình thành tâm nó vừa có sức khỏe, vừa gặp các ông bà cùng về hưu tham gia nữa nên cũng vui, ở nhà nhiều làm gì.

H: Hàng năm lễ hội rước và tế lễ thế nào?

TL: Tôi thì về đây đã lâu nhưng mọi người nói, ngày trước lễ hội ở đền chỉ có dân làng Bố Vệ là chính. Trong lễ hội có rước và tế lễ ở đền và cả đình của làng nữa. Nay cũng có tế, rước đủ cả.

H: Cháu có nghe nói lễ hội có đội tế nữ làm chủ tế, có đúng không? TL: Đúng, đội tế đó của đội khuyến thiện chúng tôi mà.

H: Bác có thể mô tả lễ tế?

TL: Chỉ đến ngày chính lễ 22 tháng 8 chúng tôi mới tế. Chúng tôi có chủ tế, các bà bồi tế, chấp sự, đông xướng, tây xướng đủ cả. Tất cả là nữ. Khác nhau là trang phục quần áo. Áo vàng dành cho bà chủ tế, áo đỏ là bồi tế, áo be hồng là


chấp sự, còn đông xướng tây xướng mặc áo chữ thọ ren tím. Phải trịnh trọng làm lễ rửa nước, đăng nến rồi đọc chúc ca ngợi các ngài. Đó là các cụ Lê Lai, Lê Lợi, khi xong thì múa võ và tổ chức chơi cờ người. Lệ này thì cũng mới mấy chục năm trở lại đây thôi. Hội khuyến thiện chúng tôi làm.

H: Khi đến đây lễ, bác thường cầu xin gì?

TL: Thì mình muốn xin gì thì xin thôi. Thường thì cầu cho gia đình con cháu ngoan ngoãn, khỏe mạnh, hạnh phúc, làm ăn tốt. Tôi thì cầu cho các con cháu là chủ yếu. Còn bản thân tôi thì chỉ xin được ngài ban cho sức khỏe thôi. Tôi bị khớp mà. Đi lại được như thế này là nhờ ngài đấy.

H: Bác thường đi lễ ở đây cùng với ai?

TL: Tôi đi với các bà trong phố nhà tôi, ít khi đi với con cháu lắm, vì tôi cũng theo hội khuyến thiện mà.

H: Bác thấy thành phần người dự lễ ở đền dịp lễ hội như thế nào?

TL: Thành phần thì đủ cả, mấy năm nay tôi thấy có cả quan chức cũng về dự và dâng hương, rồi học sinh sinh viên, cán bộ nhà nước, người làm ăn buôn bán, trai gái già trẻ thôi thì đủ hết. Mặc dù từ đây lên Lam Kinh cũng có 50 km nhưng nhiều người dự lễ cùng tôi ở đây họ nói là họ đã quen lễ ở đây rồi. Lên Lam Kinh cũng ngại.

H: Bác thấy thanh niên có hào hứng về lễ hội không?

TL: Có chứ anh, thì tôi nói rồi, mấy năm nay học sinh sinh viên về dự lễ nhiều. Chắc các cháu học tập quanh đây. Thanh niên họ cũng muốn tìm hiểu lịch sử. Có khi ở nhà trường đã giáo dục tốt về lòng tự hào nên đến dịp lễ các cháu đều có mặt.

5.6. Bản ghi chép phỏng vấn số 6

*Thông tin về người trả lời:

- Ông Lê Văn Dương, 63 tuổi, thôn An Lạc, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, Thủ từ

- Thời gian phỏng vấn: ngày 2/6/2018 (tức ngày 19 tháng Tư âm lịch)

- Địa điểm: tại đền An Lạc (thôn An Lạc, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

*Nội dung phỏng vấn:

H: Dòng họ của bác có nhiều đinh không?


TL: Tôi chưa thống kê số chính xác nhưng chỉ riêng ở Hoằng Hóa này cũng đã lên đến 5000 đinh rồi đấy anh ạ. Dòng họ cụ Lê Lai là một dòng họ lớn, đến thời cụ Lê Niệm, cháu nội của ngài thì về vùng đất Hoằng Hải này lập nghiệp. Qua các thời kỳ dòng họ chúng tôi phát triển thành nhiều chi nhánh nhưng ở An Lạc vẫn là tập trung nhất. Ở Thanh Hóa, dòng họ chúng tôi còn nhiều chi nhánh như họ Lê Duy ở Hoằng Quang, Hoằng Lộc, Nông Cống. Còn có cả nhánh ở Nghệ An nữa.

H: Di tích đền An Lạc có mối liên hệ như thế nào với đền Tép thờ Lê Lai ở Ngọc Lặc?

TL: Đền Tép là quê hương của Ngài, trên đó vẫn còn nhánh của cụ. Còn ở An Lạc là dòng họ hậu duệ con cháu của cụ. Chúng tôi thì lấy giỗ cụ tháng Tư còn ở đền Tép lại là 8 tháng Giêng. Mỗi năm dịp lễ cụ, con em trong họ chúng tôi vẫn thường hành hương về đền Tép lễ ngài. Nói chung là di tích đó thờ ngài trong cộng đồng, còn đền An Lạc của dòng họ chúng tôi thờ ngài trong dòng họ. Làng An Lạc ở Hoằng Hóa này là làng nông ngư cổ truyền, trước đây cả làng này đều chủ yếu mang họ Lê nên cụ được thờ như vị thành hoàng của làng. Di tích họ chúng tôi được xây dựng lâu đời nay rồi. Đã có lịch sử từ xưa.

H: Lễ tế ở đền như thế nào?

TL: Nghi lễ của họ chúng tôi có nhiều ngày lắm, quan trọng nhất là dịp đầu năm và cuối năm. Còn lễ tế Ngài Lê Lai thì có 2 ngày, một ngày vào tháng Tư âm lịch còn một ngày vào tháng 8 theo truyền thuyết dân gian.

H: Vậy lễ vật trong ngày lễ ra sao?

TL: Ngày xưa các cụ truyền lại, mỗi năm tế đại kỳ phúc, các chi họ ở Hoằng Hóa và Tĩnh Gia, Nông Cống phải về đền dự lễ. Như năm nay, không phải kỳ lễ chính, đến ngày giỗ của cụ, con cháu các chi về dự, không phân biệt lễ vật to nhỏ, đồ chay hay mặn. Dâng lên Ngài xong thì trưởng họ sẽ lấy chính lễ vật và đồ cúng mặn của họ làm cỗ bàn, chia ra ăn ngay tại đền thờ. Cốt là để con cháu tụ họp, đông vui, quây quần.Có năm còn có chi ở tận Hà Nội, Nghệ An về dâng lễ nữa. Lễ hội ngài ở đây là lớn nhất vùng An Lạc rồi.

H: Không khí trong ngày tế lễ thế nào?

TL: Tất cả đều phải trang nghiêm, thành kính, đã thành lệ rồi, con cháu và dân làng ở đây đều tuân thủ nghiêm túc.

H: Ngoài thờ ngài Lê Lai, ở đây còn thờ ai khác?


TL: Chúng tôi thờ các cụ Lê Lai, khai quốc công thần triều Lê; thờ cụ Lê Lâm, Lê Niệm con cháu của ngài; thờ cả cụ Lê Khủng nữa.

H: Vậy ban thờ mẫu và tượng Bác Hồ ở nhà tiền đường do ai đưa vào?

TL: Họ chúng tôi thờ cả đấy. Ban thờ Mẫu là do trước đây các cụ đã có rồi. Làng và dòng họ lập ra, vì dân chúng tôi theo nghề biển hầu như nên phải lễ mẫu cho may mắn, thuận lợi. Mỗi năm không chỉ người trong họ đến lễ các mẫu ở đền mà còn có cả người trong làng nữa. Lệ lâu dần thành quen. Còn tượng Bác Hồ thì mới đây thôi. Từ dạo tu sửa lại tiền đường rồi đem vào thờ chung luôn. Bác là Phật, là Tiên là Thánh rồi, ai chả tôn thờ.

H: Di tích có được nhà nước quan tâm trùng tu, tôn tạo không?

TL: Các anh trong xã, trong huyện cũng thường quan tâm. Ở đây những hạng mục nào lớn thì chính quyền đầu tư, sửa chữa nhỏ thì con em trong dòng họ hưng công đóng góp, kể cả sức người. Như các hạng mục tiền đường, hậu cung này là do nhà nước tôn tạo. Một số tượng và đồ thờ thì con em và thập phương cung tiến. Họ nhà tôi được cái cũng có nhiều người thành đạt, như trên tỉnh có anh Lê Hoàng Bá Huyền là giảng viên đại học trên tỉnh cũng có lần cung tiến cho đền.

H: Nghi thức tế lễ các ngài có kiêng kỵ gì không? TL: Không.

H: Trong di tích có những hiện vật cổ nào quý giá?

TL: Đền An Lạc giữ được nhiều hiện vật cổ, có từ khi thờ cúng các ngài như bát hương đá được các anh trên tỉnh đánh giá là hiện vật có niên đại vài trăm năm. Chúng tôi còn một số sắc phong nữa, anh Nguyễn Văn Hải bên bảo tồn văn hóa tỉnh hôm trước về cũng đánh giá là sắc phong cổ của tỉnh ta. Chúng tôi tự hào lắm. Các cụ cất giữ rất cẩn thận.

H: Bác đã làm thủ từ bao nhiêu năm rồi?

TL: Tôi mới thay ông chú trong họ làm, vì cụ cũng lớn tuổi rồi. Nhà tôi gần đây, khi nào tôi có việc thì bà nhà tôi ra đây trông nom.

H: Di tích đã bao giờ mất trộm cổ vật?

TL: Dân ở làng này cũng thuần cả, chúng tôi chưa bao giờ mất trộm đồ thờ

gì cả.


H: Thế trong lễ tế ở đền, bác giữ vai trò gì?

TL: Tôi nằm trong ban khánh tiết, cũng lo liệu việc hậu cần, sắp xếp là

chính, việc nặng thì động viên con cháu trong dòng họ làm.


5.7. Bản ghi chép phỏng vấn số 7

*Thông tin về người trả lời:

- Ông Lê Trương Vỹ, 66 tuổi, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, hậu duệ dòng

họ

- Thời gian phỏng vấn: ngày 27/7/2018 (tức ngày 15 tháng Sáu âm lịch)

- Địa điểm: tại đền thờ Trương Lôi- Trương Chiến (thôn Quan Nội, xã Hải

Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

*Nội dung phỏng vấn:

H: Bác có biết việc thờ các cụ diễn ra từ khi nào không?

TL: Địa phương chúng tôi vô cùng tự hào vì có 2 công thần triều Lê là các cụ Trương Lôi, Trương Chiến được thờ ở địa phương. Ngày trước, theo như được kể lại, các cụ sau khởi nghĩa Lam Sơn được phong thưởng, làm quan triều đình, sau con cháu về lập nghiệp ở đất này và dựng di tích được triều đình cho phép.

H: Việc thờ cúng các vị như thế nào?

TL: Con em họ Lê Trương ở địa phương này rất tự hào về các vị. Các vị là tổ tiên của chúng tôi và là những người anh hùng đánh giặc giữ nước. Vì thế mỗi dịp có lễ tại đền, nhân dân địa phương đều dự và đến lễ, thường ngày vẫn có bà con thập phương, nhân dân trong xã đến đền thờ. Còn lễ tế của họ chúng tôi là dịp cho con cháu dòng họ tưởng nhớ đến công lao của ông cha.

H: Bác giải thích như thế nào về nguồn gốc họ Lê Trương nhà ta?

TL: Cái này thì tôi giải thích cho anh như sau: thời các cụ Trương Lôi, Trương Chiến tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và dự hội thề Lũng Nhai thì các cụ mang họ Trương. Sau này thắng lợi được triều đình ban quốc tính là họ Lê, từ đó mới có họ Lê. Trong sắc phong cho 2 cụ ở đền thì đều ghi là Lê Lôi, Lê Chiến cả. Mặc dù từ thời Hồng Đức nhà vua đã cho phép các con cháu công thần được trở về họ cũ nhưng dòng họ chúng tôi vẫn trân trọng giữ họ Lê như một niềm vinh dự và vẫn giữ tên đệm Trương để con cháu không quên nguồn gốc. Đã 6 thế kỷ rồi, chúng tôi vẫn giữ họ như vậy.

H: Dòng họ nhà ta có nhiều người thành đạt không?

TL: Các thế hệ dòng họ nhà tôi nói chung đều phát triển, có đóng góp trên nhiều lĩnh vực, trở thành người có ích ở nhiều nơi. Ở Tĩnh Gia và xã này, dòng họ nhà tôi rất được nhân dân tín nhiệm. Đã có những người trở thành lãnh đạo địa phương như ông Lê Trương Hương từng giữ chức bí thư đảng ủy xã Hải Hòa 3

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí