Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Nguyên nghĩa

CBQL

Cán bộ quản lí

CBQLGD

Cán bộ quản lí giáo dục

CNH

Công nghiệp hóa

DHTH

Dạy học tích hợp

GD

Giáo dục

GD THPT

Giáo dục trung học phổ thông

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hóa

HS

Học sinh

KHTN

Khoa học tự nhiên

NXB

Nhà xuất bản

QLGD

Quản lí giáo dục

SL

Số lượng

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 39

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 39

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại Học lực HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm

trở lại đây 39

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT ở tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 40

Bảng 2.5. Thống kê về thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bắc Kạn năm học 2016-2017 42

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ...45

Bảng 2.7. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng lực

dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 46

Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng năng

lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 48

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 50

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về việc lập kế hoạch quản lí hoạt động

bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 52

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN

cho giáo viên THPT 53

Bảng 2.12. Đánh giá của khách thể điều tra về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo

viên THPT 55

Bảng 2.13. Đánh giá chung của các khách thể điều tra về việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bắc Kạn 56

Bảng 2.14. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 59

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất 91

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 94

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 97

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH

lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 93

Biểu đồ 3.2. Mức khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh

vực KHTN cho giáo viên THPT 96

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT 98


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Mối liên quan của các chức năng quản lí 17

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đánh dấu một thời kì cả dân tộc đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của nền kinh tế trí thức, xã hội thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ và tiến tới xây dựng một “xã hội học tập” đã tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng là những thách thức đối với nền giáo dục hiện đại trước yêu cầu cao hơn đối với mô hình nhân cách con người trong thời đại mới. Từ đây nảy sinh ra mẫu thuẫn giữa yêu cầu về nội dung học vấn phổ thông sâu - rộng với khả năng tiếp thu khối lượng tri thức của người học. Và mâu thuẫn giữa chức năng của người GV là tổ chức, điều khiển người học nắm vững, hình thành kỹ năng ở từng môn học riêng rẽ với yêu cầu của xã hội đòi hỏi người học phải biết thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại của nhiều nước phát triển nhằm giải quyết triệt để hai mâu thuẫn nêu trên. Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật hiện tượng một cách tổng thể, tiết kiệm thời gian học tập và tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Dạy học tích hợp giúp người học kết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vững hơn.

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của HS theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp là xu hướng mới trong đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay nhằm mở rộng vốn học vấn phổ thông cho người học đồng thời giảm tải, tạo tính chủ động tích cực cho HS trong quá trình học tập với những vấn đề định hướng nhận thức theo chủ đề. Ngay từ năm học 2012 - 2013, Bộ GDĐT chỉ đạo các Sở GDĐT: “so sánh các nội dung giữa các môn học để tiếp tục chỉ đạo thực hiện

nội dung dạy học theo hướng tích hợp” “khuyến khích GV dạy học theo hướng tích hợp”, tổ chức cuộc thi: “dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho GV các trường THPT, tổ chức tập huấn cho GV cốt cán về dạy học tích hợp... Tổ chức cho học sinh thi: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn”…

Hiện nay cả nước đang tích cực thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng, với mục tiêu hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh. Các cấp quản lí giáo dục đã có những giải pháp đồng bộ để thực hiện được mục tiêu đó. Một trong những giải pháp đó là việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới với hướng tích hợp kiến thức ở một số môn học hiện tại. Để giảng dạy tốt các môn học thực hiện tích hợp đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có năng lực dạy học cần thiết, đó là năng lực dạy học tích hợp. Vì vậy việc bồi dưỡng để hình thành năng lực dạy học tích hợp cho GV là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD.

Ngành GD&ĐT của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua được sự quan tâm, đầu tư mọi mặt của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự quan tâm ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cùng với sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên toàn tỉnh. Từ chỗ còn thiếu lớp, thiếu GV nay đã có đủ và phát triển không ngừng, mạng lưới trường lớp được mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ GV trên địa bàn cơ bản đã đủ về số lượng, có sự nhận thức đúng đắn về các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ, hầu hết đội ngũ GV đều có nhu cầu được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29- NQ/TW đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực của người GV - đó là năng lực dạy học tích hợp. Trên thực tế, GV ở các trường THPT nói chung và GV ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn nói riêng đã có ý thức và đã tiến hành lồng ghép, tích hợp trong dạy học (ví dụ: dạy học tích hợp kỹ năng sống, tích hợp giáo dục pháp luật, phòng chống tham nhũng...) nhưng quá trình thực hiện còn lúng túng và hiệu quả dạy học tích hợp chưa cao. Nhiều GV vẫn còn lúng túng trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp, từ việc chưa nắm được bản chất của dạy học tích hợp, chưa biết xây dựng chủ đề, chưa thiết

kế được các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp, chưa nắm vững phương pháp, cách thức dạy học tích hợp, chưa thực hiện tốt quá trình dạy học tích hợp ở trên lớp cũng như ở ngoài lớp học, đến năng lực giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh trong dạy học, năng lực gắn lí thuyết với thực hành… còn hạn chế.

Nguyên nhân chính là năng lực dạy học tích hợp của GV còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp bồi dưỡng để phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV. Thực tiễn cho thấy, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV vừa là mục tiêu vừa là giải pháp căn bản trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng, nhằm đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm qua, nhằm khắc phục hạn chế trong phương pháp giáo dục, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay và tập trung vào xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng GV, chất lượng dạy học,... trong đó hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng và phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV là một trong những ưu tiên được quan tâm đặc biệt, là yêu cầu khách quan của sự phát triển giáo dục, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV trong các trường THPT của tỉnh Bắc Kạn, nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cần thiết và quan trọng.

Từ những phân tích lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn còn có một số hạn chế như: nội dung, phương thức, kết quả bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới GD THPT. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này là do thiếu những biện pháp quản lí phù hợp với tình hình thực tiễn. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói chung.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

6. Giới hạn nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

Về địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 05 trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn: THPT Bắc Kạn, THPT Chợ Mới, THPT Ba Bể, THPT Chợ Đồn, THPT Ngân Sơn. Tổng số khách thể điều tra là 120 người, trong đó: 15 CBQL, 05 chuyên viên sở GD&ĐT, 100 GV các môn KHTN.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lí luận, văn bản có liên quan đến vấn đề tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT, chẳng hạn, nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về chiến lược phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng… nhằm xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV tại các trường THPT, các hình thức tổ chức hoạt động của nhà quản lí... nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn một số cán bộ chuyên viên sở GD&ĐT, CBQL và GV ở các trường THPT để phát hiện thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV, đồng thời làm sáng tỏ những thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhu cầu, nhận thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn và nguyên nhân của thực trạng. Khách thể điều tra bao gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, GV các trường THPT, cán bộ sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lí, các GV có nhiều kinh nghiệm dạy học về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT của hiệu trưởng các trường THPT, đồng thời kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023