vực KHTN nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT. Tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV.
Quan tâm đến chế độ và khen thưởng cho giáo viên THPT tham gia bồi dưỡng là một trong những đòn bẩy, động lực có ý nghĩa thiết thực cho mọi hoạt động. Lao động của người giáo viên là lao động trí óc, trong đó đối tượng tác động trực tiếp hàng ngày là con người. Đó là lao động vừa mang tính hành chính Nhà nước vừa mang tính nghệ thuật. Chính vì vậy, người GV được hưởng chế độ phụ cấp tương xứng với trách nhiệm được giao. Muốn cho công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV được thực hiện hiệu quả cần phải có những chế độ bồi dưỡng phù hợp, khen thưởng, phê bình rút kinh nghiệm kịp thời.
*Nội dung của biện pháp
Tài lực, vật lực là những điều kiện thiết yếu cho mọi hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Việc sử dụng tốt các nguồn tài lực, vật lực sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT.
- Các nguồn tài lực hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT bao gồm: các nguồn tài chính dùng để hỗ trợ cho việc mua sắm tài liệu, trang thiết bị; nguồn tài chính dùng để hỗ trợ cho việc tổ chức bồi dưỡng; nguồn tài chính dùng để hỗ trợ cho việc động viên, khuyến khích và khen thưởng cho GV tham gia bồi dưỡng.
- Các nguồn vật lực hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu, văn phòng phẩm và các phương tiện khác.
Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí thi đua của nhà trường ngay từ đầu năm học, trong tiêu chí có xây dựng khen và thưởng cho những GV có thành tích trong việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến, tham gia thi dạy học theo chủ đề tích hợp,…
- GV có thành tích tiêu biểu còn được xét để nâng lương trước thời hạn và xem xét bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo tổ chuyên môn, giới thiệu vào ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra nhân dân, nguồn lãnh đạo nhà trường…
- Hiệu trưởng triển khai sâu rộng phong trào thi đua với tất cả mọi thành viên của nhà trường. Giúp cho mọi thành viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa để họ phấn khởi, nỗ lực hết mình phấn đấu nâng cao năng lực dạy học của bản thân.
- Hiệu trưởng thực hiện việc khen thưởng động viên một cách minh bạch, chính xác, khách quan, kịp thời.
- Chính sách phải toàn diện, vừa tác động tới đời sống vật chất, vừa tác động tới đời sống tinh thần của đội ngũ GV, kích thích được tinh thần tự giác, sáng tạo trong mọi hoạt động, trong đó có đào tạo bồi dưỡng.
* Cách thức thực hiệnbiện pháp:
5) Tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT được thực hiện như sau:
- Việc đầu tư các nguồn kinh phí cho các hoạt động bồi dưỡng có thể được huy động ở các nguồn sau:
+ Kinh phí trích từ ngân sách.
+ Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho hoạt động BDGV.
+ Kinh phí đào tạo BDGV của ngành GDĐT.
+ Kinh phí huy động từ các nguồn khác bao gồm huy động từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, từ quỹ Ban đại diện cha mẹ HS.
+ Kinh phí của mỗi cá nhân tự túc.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sau:
+ Đầu tư sửa chữa và xây dựng các phòng học hiện đại, trang bị đầy đủ những thiết bị công nghệ thông tin ứng dụng và hỗ trợ trong việc BDGV.
+ Sửa chữa, nâng cấp các máy móc thiết bị đã có và mua mới thêm các đồ dùng, giáo trình, tài liệu sách báo cần thiết để GV tham khảo.
+ Bổ sung các đầu sách vào thư viện điện tử, đảm bảo mạng Internet luôn hoạt động tốt. Tổ chức khâu vận hành, bảo trì và khai thác sử dụng vào công tác quản lý và các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc quản lý và thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV và hoạt động học tập.
+ Xây dựng các phòng máy tính kết nối Internet để GV có thể thường xuyên cập nhật các văn bản, quy định về DHTH lĩnh vực KHTN, đồng thời tự tìm kiếm tài liệu hỗ trợ cho quá trình tự bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN.
Để huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục lãnh đạo Sở GDĐT, CBQL các trường THPT cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục và các chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Huy động các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tài trợ về tài lực, vật lực nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có công tác bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT.
Sở GDĐT và các trường THPT: Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực về tài chính, kinh phí mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động BDGV. Tham mưu và đề xuất kịp thời với UBND tỉnh để có văn bản quy định cụ thể mức hổ trợ kinh phí cho người đi học phù hợp với sự cải tiến chế độ tiền lương hiện hành.
6) Xây dựng các chính sách để khuyến khích động viên tinh thần GV các trường THPT tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN được thực hiện như sau:
- Sở GDĐT và các trường THPT cần ban hành cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp, thực hiện chính sách động viên, khuyến khích, nhằm kích thích GV tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của mình, phát huy mọi tiềm năng của CBQL và GV trong quá trình bồi dưỡng. Cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ phải phù hợp với điều kiện thực tế của các trường, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ, GV, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đổi mới chính sách đãi ngộ đối với các GV dạy giỏi, có nhiều nỗ lực phấn đấu trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN và năng lực chuyên môn.
- Đối với người tham gia bồi dưỡng theo chế độ tập trung ngoài việc hổ trợ kinh phí đi lại, lưu trú thí cần có sự hổ trợ thêm về tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và các vật liệu làm đồ dùng phục vụ cho việc học tập...
- Đối với những GV tham gia các lớp bồi dưỡng tại cơ sở thì cần đầu tư hổ trợ kinh phí mua tài liệu học tập để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu.
- Đẩy mạnh công tác động viên, khen thưởng một cách kịp thời, hợp lý đối với những CB, GV có thành tích cao, ý thức tích cực trong công tác bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đưa năng lực DHTH lĩnh vực KHTN trở thành một tiêu chí, một nội dung để căn cứ đánh giá và xếp loại GV định kỳ. Qua đó biểu dương, nêu gương và khen thưởng đối với những GV tự giác, tích cực và chủ động trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực kHTN. Bên cạnh đó, cần đề ra những hình thức phê bình, kỷ luật nghiêm khắc đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ, không tham gia theo học các lớp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN một cách đầy đủ, nghiêm túc để qua đó họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Sở GDĐT các trường THPT cần ban hành văn bản quy định về việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV, xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc quản lý thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV.
- Mỗi CBQL và GV phải tích cực, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho bản thân, quan tâm nắm bắt và cập nhật những thành tựu về sự phát triển kinh tế xã hội.
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đánh giá, xếp loại thi đua phải chính xác, công bằng, khách quan. Có chế độ, chính sách động viên khuyến khích kịp thời và lâu dài khi có kết quả thi đua
- Đầu tư cơ sở vật chất phải phù hợp với tiềm lực tài chính của các đơn vị.
- Tận dụng một cách linh động, hợp lý nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất trong các trường THPT. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp các phòng học và các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động BDGV.
- Mỗi CBQL và GV các trường THPT phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình quản lý và tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV trong việc giữ gìn, sử dụng bảo vệ các phòng học, phương tiện dạy học hiện đại.
* Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất:
Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Để từng bước nâng cao các biện pháp
bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT của Hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của từng nhà trường, phù hợp với nền kinh tế của từng địa phương.
Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất với mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT, biện pháp này sẽ làm tiền đề, làm cơ sở cho biện pháp kia, bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện vào nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối.
Để bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT được tốt và có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
Một lần nữa có thể khẳng định các biện pháp quản lý được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng lẫn nhau và nếu được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
3.3.1. Quy trình khảo nghiệm
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn quản lý giáo dục tại địa phương bằng các phương pháp chuyên gia, đề tài khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia (được thể hiện trong phụ lục).
Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.
Tiêu chí lựa chọn: Các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT, có trình độ.
Số lượng chuyên gia lựa chọn: Tổng số 136 đồng chí, trong đó 8 đồng chí cán bộ đang công tác tại Sở GD&ĐT; 26 đồng chí cán bộ quản lý thuộc các trường THPT (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), 38 tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và 64 giáo viên các môn KHTN của các trường THPT trong tỉnh Bắc Kạn.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng, chúng tôi xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:
- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:
+ Rất cần thiết;
+ Cần thiết;
+ Không cần thiết.
- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:
+ Rất khả thi;
+ Khả thi;
+ Không khả thi.
- Phương án xử lí số liệu đã được nêu ở mục 2.2.3 (trang 43).
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
- Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT đã được đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất
Các biện pháp | Tính cần thiết | X | Thứ bậc | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT. | 88 | 64,7 | 48 | 35,3 | 0 | 0 | 2,65 | 2 |
2 | Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với tình hình thực tiễn. | 104 | 76,5 | 32 | 23,5 | 0 | 0 | 2,76 | 1 |
3 | Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV; phát hiện và tích cực hóa vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong việc | 78 | 57,3 | 56 | 41,2 | 2 | 1,5 | 2,56 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Cho Giáo Viên Thpt
- Tổ Chức Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Trạng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Của Gv; Tích Cực Hóa Vai Trò Của Đội Ngũ Gv Cốt Cán Trong Việc Triển Khai Hoạt
- Chỉ Đạo Tăng Cường Sự Phối Hợp Giữa Các Tổ Chức Trong Và Ngoài Nhà Trường Để Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Cho Gv
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất
- Kết Quả Nghiên Cứu Của Luận Văn Phù Hợp Với Giả Thuyết Khoa Học Đã Nêu, Các Nhiệm Vụ Của Đề Tài Đã Được Giải Quyết.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Các biện pháp | Tính cần thiết | X | Thứ bậc | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT. | |||||||||
4 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học. | 68 | 50,0 | 68 | 50,0 | 0 | 0 | 2,5 | 5 |
5 | Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT. | 46 | 33,8 | 84 | 61,8 | 6 | 4,4 | 2,29 | 7 |
6 | Đổi mới phương thức kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT. | 74 | 54,4 | 60 | 44,1 | 2 | 1,5 | 2,53 | 4 |
7 | Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT | 70 | 51,5 | 60 | 44,1 | 6 | 4,4 | 2,47 | 6 |
Điểm TB chung X | 2,5 |
Nhận xét: Với kết quả khảo sát chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có mức độ cần thiết rất cao bởi vì với điểm trung bình chung X = 2,5 (min = 1, max = 3) và có 8/8 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung
bình X > 2,0 trong đó có 4/8 biện pháp đề xuất (50%) có điểm trung bình X > 2,5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:
Biện pháp: "Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với tình hình thực tiễn" có điểm trung bình X = 2,76 xếp bậc 1/7.
Biện pháp: "Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về
tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT" có điểm trung bình X = 2,65 xếp bậc 2/7.
Mức độ cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực
KHTN cho giáo viên THPT đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT cần phải phối hợp cả 8 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau. Chúng ta có thể so sánh mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2.