Phương Pháp Lập Bảng Phân Tích Thống Kê


đào tạo ở Học viện Chính trị .v.v.

d) Phân tổ thống kê nghiên cứu công tác bảo đảm cơ sở vật chất cho huấn luyện:

Khi nghiên cứu công tác bảo đảm cơ sở vật chất cho huấn luyện thì việc nghiên cứu vấn đề thu chi tài chính là phức tạp. Đây là vấn đề nhạy cảm và một số sai phạm về kỷ luật thu chi tài chính đôi khi lại bắt nguồn từ việc không hiểu được các nguồn thu và các khoản chi. Công tác thu chi tài chính ở nhà trường cũng nhất thiết phải thực hiện theo đúng phân loại trong mục lục ngân sách quốc phòng.

- Nghiên cứu nguồn thu tài chính phục vụ cho công tác GD-ĐT:

+ Nguồn thu từ ngân sách quốc phòng: Là nguồn thu cơ bản, chiếm 80-90% thu tài chính của nhà trường. Tất cả các khoản thu do Cục Tài chính cấp được phản ánh vào nguồn này.

+ Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: Là các khoản đầu tư trực tiếp của nhà nước qua Bộ Kế hoạch và đầu tư, qua Cục Đầu tư – BQP, chủ yếu bảo đảm cho công tác xây dựng cơ bản, đào tạo cho Bạn.

+ Nguồn thu từ ngân sách địa phương: Là các khoản đầu tư trực tiếp từ các Bộ, địa phương nơi đóng quân. Các trường quân sự QK, quân đội, trường quân sự tỉnh thành phố thường có các khoản thu này.

+ Nguồn tự cân đối: là các khoản thu từ hoạt động sản xuất, làm kinh tế của nhà trường chuyển sang chi cho công tác GD-ĐT.

+ Nguồn khác: là các khoản thu từ chiến lợi phẩm, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức.v.v.

- Nghiên cứu các khoản chi tài chính phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo.

Nội dung chi cho công tác GD-ĐT bao gồm các khoản chi sau:

+ Chi trang bị nhà trường: Đầu tư cho các phòng học, phòng thí nghiệm


thao trường, bãi tập.

+ Chi bảo quản trường: Đầu tư sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng trang bị trường.

+ Chi huấn luyện trường: Đầu tư cho nhu cầu học tập của HV, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của GV.

+ Chi nghiệp vụ trường: Đầu tư cho các hoạt động thường xuyên như khai giảng, bế giảng, tuyển sinh, công tác quản lý huấn luyện.

+ Chi khác của các cục nghiệp vụ: Bảo đảm huấn luyện chuyên ngành.

Phân tổ thống kê nghiên cứu công tác bảo đảm cuộc sống vật chất cho huấn luyện là cơ sở để cân đối nhu cầu và khả năng tài chính phục vụ cho công tác huấn luyện của nhà trường. Đồng thời giúp cho các trường hạch toán đúng nguồn thu và chi đúng mục đích, tránh từ sự không thống nhất trong phân loại thu và chi dẫn đến chi tiêu sai chế độ.

2.2.1.2. Phương pháp lập bảng phân tích thống kê

Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng [24, 119].

Cấu thành chung của bảng thống kê:

Bảng số ...: Tên bảng thống kê (Tiêu đề chung)


Phần giải thích


Phần chủ đề

Các chỉ tiêu giải thích ( tên cột )


Tổng số

1

2

3

...

N


Tên chủ đề (tên hàng )







Tổng số







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình giáo dục - đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội minh họa qua số liệu của một số trường - 15

Về mặt hình thức, bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và số liệu. Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng.


Tiêu đề phản ánh nội dung của bảng và của từng mục chi tiết trong bảng. Các số liệu được ghi vào các ô, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Về mặt nội dung, bảng thống kê gồm 2 phần: phần chủ đề và phần giải thích. Phần chủ đề nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng. Phần trình bày bao gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Tuỳ theo quy mô tổng thể, nội dung các chỉ tiêu nghiên cứu mà bảng thống kê có thể được thiết lập theo các loại gồm bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

Bảng giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, địa phương hoặc thời gian nghiên cứu.

Bảng phân tổ là loại bảng trong đó có đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.

Bảng kết hợp là bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân tổ theo hai hay ba tiêu thức kết hợp với nhau, dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.

Trong phân tích thống kê tình hình GD-ĐT, bảng phân tích thống kê được xây dựng trên quan điểm hệ thống và tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu tình hình GD-ĐT. Có thể lập nhiều bảng có nội dung khác nhau để phân tích nhiều vấn đề về đặc điểm, cơ cấu và kết quả các mặt hoạt động của công tác GD-ĐT.

Căn cứ vào mục đích và đặc điểm của việc nghiên cứu tình hình GD-ĐT trong các trường SQQĐ chúng ta có thể lập các loại bảng thống kê sau:

* Bảng thống kê phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đây là loại bảng dùng phổ biến trong công tác GD-ĐT ở nhà trường quân đội, nó được dùng trong các cuộc giao ban tháng, báo các thống kê định kỳ, tổng kết học kỳ năm học.v.v.

Ví dụ:


Bảng số... Báo cáo kết quả phân loại học tập năm học 2003 – 2004 của Tiểu đoàn 2 – Học viện Hậu cần


Đơn vị


Tổng quân số

Trong đó chia theo kết quả học tập

Giỏi

Khá

Trung

bình khá

Trung

bình

Yếu

Kém

Quân

số

%

Quân

số

%

Quân

số

%

Quân

số

%

Quân

số

%

Quân

số

%

S106a S106b


...














Cộng

tiểu đoàn















Loại bảng này được dùng phản ánh kết quả công tác của GV, kết quả học tập của HV, công tác bảo đảm cơ sở vật chất huấn luyện.v.v. và có thể dùng cho công tác báo cáo ở các cấp từ lớp, tiểu đoàn... đến Cục Nhà trường. Qua số liệu trong bảng các cơ quan quản lý có những bằng chứng bằng con số để chứng minh cho các nhận định của mình về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, so sánh giữa các đơn vị trong nhà trường và giữa các trường.

* Bảng thống kê phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch các mặt công tác:

Đây là bảng thống kê dùng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác của nhà trường vì vậy ở phần tân từ phản ánh số liệu kế hoạch, số liệu thực hiện và tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch.

Ví dụ:


Bảng số...: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tuyển sinh quân sự năm 2004

(Khối đào tạo sỹ quan)


Các đơn vị, nhà trường

Kế hoạch

(người)

Thực hiện

(người)

Tỉ lệ % hoàn

thành kế hoạch

1. Các học viện Học viện Lục quân Học viện Hậu cần

...

2. Các trường SQ, đại học Trường SQ Lục quân 1 Trường SQ Lục quân 2

...

3.Các trường QS QK, QĐ

4. Các trường QS tỉnh, thành phố




Chung





Loại bảng này thường dùng trong các báo cáo tổng kết năm học, khoá học, các hoạt động đặc biệt có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Các hoạt động như kết quả đào tạo bồi dưỡng GV, kết quả thu tài chính, kết quả bảo đảm vật chất huấn luyện.v.v. có thể phản ánh thông qua bảng thống kê trên.

* Bảng thống kê phản ánh tình hình biến động qua thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu.

Để nghiên cứu tình hình biến động về mặt lượng của các hoạt động GD-ĐT qua thời gian chúng ta lập bảng thống kê phản ánh tình hình biến động theo thời gian.


Ví dụ:

Bảng số...: Bảng thống kê trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên ở các trường sỹ quan quân đội


Năm


Tổng số

Cao đẳng

Đại học

Thạc sỹ

Tiến sỹ

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

%

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

%

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

%

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

%

1998

...

... 2003











Loại bảng thống kê này vừa nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian đồng thời nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu của tổng thể qua thời gian, là cơ sở tính các tốc độ phát triển và so sánh giữa các trường với nhau.

* Bảng phân tổ kết hợp:

Trong nghiên cứu thống kê GD-ĐT có rất nhiều chỉ tiêu được phân chia thành các tổ và tiểu tổ. Với tài liệu này cần phải lập dạng bảng phân tổ.

Ví dụ 1:


Bảng số...: Bảng thống kê thâm niên giảng dạy của giảng viên trường X


Chuyên ngành


Thâm niên giảng dạy

Chuyên ngành

...

Chuyên ngành

...

Chuyên ngành

...

Chuyên ngành

...

Cộng toàn trường

S

lượng

Tỉ lệ

%

Dưới 5 năm

5 – 10 năm

10 – 15 năm

15 – 20 năm

20 – 25 năm

25 năm








Loại bảng thống kê trên được dùng chủ yếu trong việc nghiên cứu thời gian công tác, tuổi quân, tuổi đời, cơ cấu các khoản chi.v.v. tuỳ mục đích nghiên cứu mà ở phần tân từ có thể là thời gian để nghiên cứu sự biến động theo thời gian, có thể là các trường để so sánh giữa các trường hoặc giữa các chuyên ngành trong trường.v.v.

Ví dụ 2:

Trong quá trình nghiên cứu một chỉ tiêu nào đó có thể chúng ta phải nghiên cứu nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn nghiên cứu kết quả tuyển sinh phân theo vùng lãnh thổ (quân sự), nghiên cứu kết quả học tập và rèn luyện của các trường phân theo chuyên ngành đào tạo.v.v. Các trường hợp trên chúng ta phải lập bảng thống kê kết hợp trong đó cả phần chủ từ và tân từ đều được phân tổ.

Ví dụ:


Bảng số…: Báo cáo kết quả tuyển sinh quân sự năm 2004 phân theo vùng và nguồn vào (hệ cử nhân phân đội)

Theo nguồn


Theo vùng

Tổng số (người)

Trong đó

Quân nhân

tại ngũ (người)

Thanh niên ngoài quân đội (người)

Tổng số

Trong đó phân theo vùng 1.QK 1

2.QK 2

3.QK 3

4.QK 4

5.QK 5

6.QK 7

7.QK 9

8.QK Thủ đô





Căn cứ vào bảng thống kê trên chúng ta có thể đưa ra các phân tích:

- Phân tích nguồn vào SQ theo vùng lãnh thổ (vùng chiến lược) làm cơ sở quy hoạch cán bộ quân sự theo vùng.

- Phân tích cơ cấu đầu vào đội ngũ SQ, đánh giá xu hướng muốn tham gia quân đội của thanh niên hiện nay.

* Bảng cân đối thống kê:

Khi nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng GD-ĐT nhiều khi người làm công tác thống kê, phân tích cần phải so sánh giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu, giữa biên chế và số hiện có, giữa yêu cầu chi tiêu và khả năng bảo đảm tài chính của trên.v.v. để tìm ra những mất cân đối trên

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí