Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất


STT


Các biện pháp

Tính khả thi


X


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho

giáo viên THPT.


70


51,5


64


47,1


2


1,4


2,5


1


2

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với

tình hình thực tiễn.


60


44,1


76


55,9


0


0


2,44


2


3

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV; phát hiện và tích cực hóa vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho

giáo viên THPT.


58


42,7


72


52,9


6


4,4


2,38


4


4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi

dưỡng với nghiên cứu khoa học.


44


32,3


82


60,3


10


7,4


2,25


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

STT


Các biện pháp

Tính khả thi


X


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


5

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

lĩnh vực KHTN cho GV THPT.


34


25,0


82


60,3


20


14,7


2,1


8


6

Đổi mới phương thức kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực

KHTN cho GV THPT.


54


39,7


82


60,3


0


0


2,4


3


7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho

giáo viên THPT.


58


42,6


68


50,0


10


7,4


2,35


5

Điểm TB của nhóm







2,35




Nhận xét:

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy ý kiến đánh giá các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THPT đã đề xuất với điểm trung bình chung X= 2,35 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít 2,1 < X < 2,5 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình X > 2,0. Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục.

Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là:

Biện pháp: "Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN" có điểm trung bình X = 2,5 xếp bậc 1/8.

Biện pháp: "Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với tình hình thực tiễn." có điểm trung bình X = 2,44 xếp bậc 2/8.

Biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có

tính khả thi thấp nhất trong 8 biện pháp là: "Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lnhx vực KHTN." X = 2,1 xếp bậc 8/8. Bởi vì nó còn chịu rằng buộc bởi cơ chế, chính sách và sự phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức, quyền của Hiệu trưởng trong vấn đề này còn hạn chế, vấn đề này cần phải có thời gian và sự tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo thì mới có thể thực hiện được. Song với điểm

trung bình X = 2,1 ( X > 2,0) thì biện pháp này vẫn rất khả thi.



Biểu đồ 3 2 Mức khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh 1

Biểu đồ 3.2. Mức khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT

Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT đề xuất. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT‌


STT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

Điểm

TB

Thứ

bậc

Điểm

TB

Thứ

bậc


1

Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN

cho giáo viên THPT.


2,65


2


2,5


1


2

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên

THPT phù hợp với tình hình thực tiễn.


2,76


1


2,44


2


3

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV; phát hiện và tích cực hóa vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh

vực KHTN cho giáo viên THPT.


2,56


3


2,38


4


4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người

học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học.


2,5


5


2,25


6


5

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng

năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.


2,29


7


2,1


8


6

Đổi mới phương thức kiểm tra và đánh giá kết quả

hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.


2,53


4


2,4


3


7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo

viên THPT.


2,47


6


2,35


5

Điểm TB của nhóm

2,5


2,35


Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Biện pháp "Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng và đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học", mức độ cần thiết X = 2,5, xếp bậc 5/8 thì mức độ khả thi cũng được đánh giá X = 2,25 xếp bậc 6/8.

- Biện pháp "Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về

tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT", mức độ cần thiết X = 2,65, xếp bậc 2/8 thì mức độ cần thiết X = 2,5 được xếp bậc 1/8.

Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy điểm trung bình chung của tính cần thiết có giá trị X = 2,5 và tính khả thi X = 2,32. Các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đều có giá trị X > 2,0 và độ lệch các giá trị X không lớn lại một lần nữa khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi rất phù hợp nhau.


Biểu đồ 3 3 Tương quan giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các 2


Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT

Kết luận chương 3‌

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn. Đề tài đã đề xuất 8 biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí,

giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với tình hình thực tiễn.

Biện pháp 3: Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV, phát hiện và tích cực hóa vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng và đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.

Biện pháp 6: Đổi mới phương thức đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.

Biện pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT

Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT mà luận văn đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp đề xuất trên được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV khi thực hiện chương trình giáo dục THPT mới sau năm 2015 được bộ GD&ĐT ban hành.

Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ GV ở các trường THPT trong tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được kết quả như mong đợi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu luận văn rút ra một số kết luận sau đây:

1.1. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng và công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn.

Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV của hiệu trưởng trường THPT bao gồm các nội dung: quản lí việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN; Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng.

1.2. Luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT của Hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn.

Trong những năm qua, hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT nói riêng đã được các hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế về nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục, trong đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV chưa thực sự có hiệu quả, nội dung chương trình và hình thức phương pháp bồi dưỡng giáo viên chưa thực sự đổi mới, CSVC để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV chưa đồng bộ và kịp thời, công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lí đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

1.3. Nguyên nhân dẫn đến đến thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT là:

- Các cấp quản lí GD chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên nên nhận thức của giáo viên đối với công tác bồi dưỡng này chưa được nâng cao một cách triệt để; chưa chú trọng công tác qui hoạch bồi dưỡng dẫn đến kế hoạch bồi dưỡng thiếu khoa học, không chủ động.

Chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới để tăng cường loại hình tự bồi dưỡng.

Cơ chế phối hợp công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên nói riêng giữa các ngành, các cấp quản lí còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa tạo được sự liên thông trong sự phối hợp chỉ đạo quản lí.

Việc kiểm tra đánh giá mang nặng tính hình thức, chưa tạo điều kiện đúng mức cho hoạt động tự bồi dưỡng của nhà trường và tự học của giáo viên.

1.4. Khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên, luận văn đã đề xuất được 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên:

- Tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN của GV, phát hiện và tích cực hóa vai trò của đội ngũ GV cốt cán trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

- Chỉ đạo đổi mới nội dung bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng và đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học.

- Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.

- Đổi mới phương thức đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV THPT.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT.

Kết quả khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên THPT đều cho rằng những biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn đều có tính cần thiết và khả thi cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023