Biện pháp | Mức độ cần thiết | Điểm trung bình | |||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học | 20 | 83.33 | 3 | 12.5 | 1 | 4.17 | 0 | 0 | 3,79 |
Huy động các điều kiện nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV trường THCS | 14 | 58.33 | 7 | 29.17 | 3 | 12.5 | 0 | 0 | 3,46 |
Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS | 18 | 75 | 4 | 16.67 | 2 | 8.33 | 0 | 0 | 3,67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Cho Gv Phù Hợp Với Điều Kiện Thực Tế Của Các Trường Thcs
- Huy Động Các Điều Kiện Nguồn Lực Phục Vụ Hoạt Động Bồi Dưỡng Và Tự Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Gv Trường Thcs
- Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Gv Các Trường Thcs
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 15
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Mức độ khả thi | Điểm trung bình | ||||||||
Rất Khả thi | Khả thi | Ít Khả thi | Không Khả thi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp | 13 | 54.17 | 7 | 29.17 | 4 | 16.67 | 0 | 0 | 3,38 |
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS | 15 | 62.5 | 5 | 20.83 | 4 | 16.67 | 0 | 0 | 3,46 |
Mức độ khả thi | Điểm trung bình | ||||||||
Rất Khả thi | Khả thi | Ít Khả thi | Không Khả thi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học | 12 | 50 | 9 | 37.5 | 3 | 12.5 | 0 | 0 | 3,38 |
Huy động các điều kiện nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV trường THCS | 17 | 70.83 | 3 | 12.5 | 2 | 8.33 | 0 | 0 | 3,38 |
Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS | 14 | 58.33 | 8 | 33.33 | 2 | 8.33 | 0 | 0 | 3,5 |
Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 50% đến 70,83% CBQL, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý bồi dưỡng DHTH là rất khả thi và từ 12,5 đến 37,5 cho rằng khả thi. Trong đó cao nhất là biện pháp “Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp” (điểm trung bình là 3,38) cho là rất cấp thiết còn biện pháp “Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS” (điểm trung bình là 3,5) là có khả thi. Và vẫn còn khoảng từ 8,38% đến 16,67% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Tiểu kết chương 3
Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DTTH đề tài đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng DHTH cho các trường THCS tại huyện Định Hóa trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống.
Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý đó là:
Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS
Biện pháp 3: Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học
Biện pháp 4: Huy động các điều kiện nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV trường THCS
Biện pháp 5: Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi cao. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
DHTH là xu hướng mới trong đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực của người GV - đó là năng lực DHTH. Năng lực DHTH của người GV được thể hiện ở việc tổ chức linh hoạt nội dung dạy học và được xây dựng gồm 7 tiêu chí với các nội dung và kỹ năng cần có của người GV các trường THCS. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp bồi dưỡng và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS.
Thực trạng năng lực DHTH của GV, thực trạng bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV và thực trạng quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho thấy một số năng lực cần thiết về DHTH như: Năng lực tổ chức giờ DHTH; năng lực sử dụng các phương tiện DHTH… của GV chưa đạt được chuẩn, chưa đáp ứng yêu cầu của DHTH. Việc quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng còn hạn chế lớn nhất là về tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV trường THCS. Thực trạng đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học viên, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục tại các trường THCS nên cần phải có các biện pháp quản lý để khắc phục thực trạng.
Đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tương đối đầy đủ, đảm bảo tính khoa học và quy trình chặt chẽ. Các biện pháp quản lý đề xuất đã đảm bảo được tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính khả thi, chất lượng và hiệu quả và có mối quan hệ thống nhất. Trong đó: Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp được xác định là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác và xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù
hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS, phù hợp với chương trình bồi dưỡng, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên
- Cần nhanh chóng có một chiến lược và phương án quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV cốt cán cho các Phòng GDĐT. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các Phòng GDĐT.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực DHTH và đổi mới phương pháp dạy học cho GV cốt cán các Phòng GDĐT.
- Tiếp tục tổ chức cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, thi GV dạy giỏi đối với cấp THCS.
2.2. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Định Hóa
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho các trường THCS để trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, tài liệu phục vụ tốt cho đổi mới giáo dục.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư ngân sách cho CBQL và giáo viên đi thăm quan các mô hình GD trung học cơ sở tiên tiến ở tỉnh.
2.3. Đối với phòng Giáo dục và đào tạo huyện Định Hóa
- Chỉ đạo các trường THCS thực hiện tốt các nguyên tắc trong quản lý, chỉ đạo hoạt động BDGV.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí cung cấp trang thiết bị dạy học mới, hiện đại cho các trường THCS.
- Đổi mới hệ thống quản lí bằng cách hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các trường THCS.
- Phòng GD&ĐT huyện tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm sau mỗi năm thực hiện cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Sở GD&ĐT, do Bộ GD&ĐT tổ chức và sử dụng các năng lực DHTH trong các cuộc thi giáo viên giỏi do phòng GD&ĐT tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
- Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, CBQL vào dịp hè.
- Cần có chính sách ưu đãi hợp lý hơn, thu hút người tài về công tác tại huyện và giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL và giáo viên để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ đáp ứng các năng lực về dạy học tích hợp chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
2.4. Đối với các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa
- Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng DHTH của GV để có thông tin chính xác thực về chất lượng đội ngũ GV. Rà soát, phân loại GV theo năng lực DHTH để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời sát đối tượng.
- Tổ chức tốt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và rèn luyện các kỹ năng DHTH. Cần tạo điều kiện về thời gian, về chế độ (giờ tự học, tự bồi dưỡng…), về kinh phí (dưới dạng nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm…) cho hoạt động tự bồi dưỡng của GV.
- Tạo mọi điều kiện để CBQL, GV được học nâng chuẩn, hàng năm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng năng lực DHTH theo nguyện vọng và nhu cầu của GV. Dành kinh phí thích đáng để động viên, khen thưởng cho công tác bồi dưỡng năng lực DHTH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997) “Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát triển giáo dục, số 1-1997.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Trong chương trình giáo dục phổ thông mới (tháng 8 năm 2015).
3. Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.
4. Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mĩ Lộc (1995), Lí luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.
6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 296, kì 2, tháng 10/ 2012. tr. 51- 53.
7. Chương trình tích hợp không phải phép cộng giản đơn;
http://www.baomoi.com.
8. Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào tạo nghề - Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục chuyên nghiệp.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia (Hà Nội).
10. Đảng cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2011.
11. Nguyễn Minh Đường, Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07 - 14, Hà Nội, 1996.
12. Nguyễn Văn Đường (2002),“Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS”, Tạp chí Giáo dục (Q4/2002), trang 25.
13. Mạc Thị Việt Hà (2008) “Một số chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên ở Hàn Quốc”, Tạp chí Giáo dục số 195, kỳ 1-8/2008
14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục, khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc 2001, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Bùi Hiền, Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, 2001.
17. Trần Bá Hoành (1999) “Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng giáo viên trung học ở một số nước”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 76.
18. Trần Bá Hoành (2002), Dạy học tích hợp; http://ioer.edu.vn
19. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu và lí luận thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
20. Đào Thị Hồng (2007), Phát triển kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Đề tài KHCN cấp Bộ B2005-75 -130.
21. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), "Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia", Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM - Số 42.
22. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), "Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia", Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM - Số 42.
23. Phạm Quang Huân (2006), “Một số vấn đề cơ bản về quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông”, Báo Khoa học giáo dục, sổ 5, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Khải (2008), "Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục HS", Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ tháng 1/2008.
25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Lê Bá Liên (chủ biên) (2014), Đổi mới phương pháp dạy-học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tích hợp Ngữ văn và Lịch sử (Tài liệu đào tạo và bồi dưỡng GV THPT tỉnh Bắc Kạn) - NXB Công ty Cổ phần In báo và Thương mại Bắc Kạn.