Sự Chuyển Đổi Từ Mô Hình Tổng Công Ty Sang Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam

- Việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân.

- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thành phát triển các tập đoàn phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các doanh nghiệp bằng con đường kinh tế và nguyên tắc tự nguyện.

- Vấn đề quản lý vốn cũng cần phải có thay đổi. Vốn của Tập đoàn chuyển thành hình thức đa sở hữu nhằm đan xe sở hữu, phân tán rủi ro đầu tư, nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế phải tuân theo mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phát huy được ưu điểm và khắc phục mặt hạn chế của Tổng công ty nhà nước.

- Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế phải tiến hành được dần từng bước có chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình dổi mới chung của nền kinh tế. Phương hướng chung là xây dựng các Tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những Tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như Dầu khí, Than, Hàng không, Đường sắt, Viễn thông, Hóa chất….

- Các tổng công ty khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như các biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo được kế hoach đề ra phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

2. Sự chuyển đổi từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Các Tổng công ty 91 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn mới với đặc trưng là nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa và

hội nhập kinh tế quốc tế, đây cũng là giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.

Trong quá trình hoạt động, các Tổng công ty 91 đã vấp phải những vướng mắc không thể khắc phục được:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thứ nhất, tình trạng tham ô, tham nhũng trong các DNNN nói chung, trong các Tổng công ty nói riêng nhiều và nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự minh bạch về sở hữu không được tôn trọng. Vốn của Tổng công ty hay của các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sở hữu toàn dân. Tổng Giám đốc Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra.

Thứ hai, chúng ta đã gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập một Tổng công ty. Đó là sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn". Vì vậy, phần lớn Tổng công ty ở nước ta là đơn ngành và được hình thành theo mệnh lệnh hành chính.

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 5

Thứ ba, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt. Bởi lẽ, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ tư, chúng ta đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty (ví dụ: Nghị định của chính phủ số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về tổ chức , quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước , công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Thông tư liên tịch số 23/1997/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 30/12/1997 hướng dẫn sắp xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo quyết

định số 90/TTg ngày 07/03/1993; Quyết định số 1421/1999/QĐ-BLĐTBXH; Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ về việc bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993….). Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành, ở một số Tổng công ty có thêm tổ chức là Hội đồng quản trị. Thực tế cho thấy, những văn bản chỉ đạo đã có và ngay cả khi có Hội đồng quản trị, hiện tượng tham ô, tham nhũng, gian lận trong kinh doanh... vẫn cứ xảy ra. Hơn nữa, một hệ thống quản lí hành chính, cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ở các công ty thành viên.

Để giải quyết những vướng mắc trên, Ngày 7/3/1994 Nhà nước tiến hành sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty thông qua hai quyết định: Quyết định số 90/TTg và quyết định số 91/TTg.

Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng chính phủ yêu cầu tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng kí lại doanh nghiệp nhà nước chưa được sắp xếp theo nghị định số 388/HĐBT về tiến hành sắp xếp, thành lập và đăng kí lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty. Các doanh nghiệp nhà nước, các liên hiệp xí nghiệp chưa đủ điều kiện thì tiến hành sắp xếp lại theo các hình thức khác nhau như sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể. Quyết định này dẫn đến sự ra đời của các tổng công ty 90 và 91.

Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng chính phủ thí điểm tập đoàn kinh doanh nhằm tạo điều kiện tích tụ, tập trung, tăng cường khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận đồng thời thực hiện chủ chương xóa bỏ chế độ Bộ chủ quản, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tính đến năm 2003, cả nước có 18 tổng công ty 91 do Chính phủ quản lý được thành lập, 586 đơn vị thành viên hạch toán độc lập.

Sau hơn 10 năm hoạt động, các tổng công ty nhà nước dần có sự phân cấp về trình độ phát triển và tổ chức. Trong số 18 Tổng công ty 91 đã thành

lập, một số Tổng công ty có sự phát triển vững chắc, có triển vọng trở thành tập đoàn kinh tế mạnh. Một số Tổng công ty bộc lộ hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân của sự yếu kém đó là do sự sắp xếp theo quyết định hành chính, không phải do quá trình phát triển tự nhiên.

Đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế đất nước, xu thế chung tất yếu của kinh tế toàn cầu, các Tổng công ty 91 đã định hướng lấy mô hình Tập đoàn kinh làm mục tiêu hướng tới, Sau một loạt các quyết định của Thủ tướng chính phủ, cho tới hiện nay thì Việt Nam đã có 8 tập đoàn kinh tế được hình thành do quá trình chuyển đổi từ các Tổng công ty 91:

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt

3. Khác biệt giữa tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước

Thứ nhất: Trong mô hình Tổng công ty 91, địa vị pháp lý chưa được xác định rõ ràng về đại điện chủ sở hữu của Chủ tịch hội đồng quản trị cũng như của Tổng giám đốc và các đơn vị thành viên.

Trong Tập đoàn kinh tế theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con thì: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn, hội động quản trị là đại diện chủ sở hữu cho các cổ đông là Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và người lao động. Cổ đông thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua biểu quyết tại Đại hội cổ đông, bầu và bãi nhiễm hội đồng quản trị, quyết định điều lệ tập đoàn. Công ty mẹ là cổ đông của công ty con, công ty mẹ đề ra những biện pháp kiểm soát công

ty con, đặc biệt về kết quả hoạt động kinh doanh, nhằm mục tiêu giúp công ty con hoạt động để có lãi để trả cổ tức cho công ty mẹ.

Thứ hai: Thể chế quản lý mang nặng tính hành chính chỉ huy, khác với mô hình tập đoàn kinh tế: Công ty mẹ không bao trùm lên cả cơ cấu tổ chức tập đoàn bằng các quyết định hành chính như mô hình tổng công ty 91. Công ty mẹ cũng thực hiện chức năng của một doanh nghiệp chứ không phải chỉ là cấp quản lý hành chính như tổng công ty 91.

Thứ ba: Chưa tạo ra mối liên hệ kinh tế kết dính, quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên là quan hệ hành chính. Trong khi đó thì mô hình tập đoàn kinh tế:

Công ty mẹ quản lý và điều hành các Công ty con hoàn toàn bằng cơ chế tài chính. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con dựa trên quan hệ tài chính, đầu tư, hợp đồng kinh tế, chiến lược phát triển chung bình đẳng giữa các pháp nhân. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được phân định một cách rành mạch, rõ ràng, vừa đảm bảo tập trung được mọi nguồn lực, tính thông nhất trong thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty mẹ, vừa đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Các công ty con trong Tổng công ty không có sự phối hợp chặt chẽ, được giao nhiều trách nhiệm phi thương mại (hoạt động công ích). Tập đoàn thì có định hướng, chiến lược kinh doanh cụ thể, mục tiêu rõ ràng, có sự phận định trách nhiệm.

Thứ năm: Tổng công ty phụ thuộc vào sự bao cấp của nhà nước, giá được điều tiết theo cơ chế độc quyền, không hoàn lại cổ tức cho Tổng công ty. Ngược lại, Tập đoàn thì phải sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu có được từ phí quản lý tập đoàn, cổ tức và lãi trên các khoản vay tập trung.

Thứ sáu: Tổng công ty không có cổ đông nào để gây tác động và điều tiết ban lãnh đạo. Trong khi đó thì Tập đoàn có phân định trách nhiệm, có sự công khai trong công tác quản lý.

Kết luận: Những điểm khác biệt giữa mô hình Tổng công ty và mô hình tập đoàn nói trên cũng chính là những nhược điểm của mô hình Tổng công ty và ưu điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế. Mô hình Tập đoàn kinh tế ra đời đã khắc phục được những tồn tại mà mô hình Tổng công ty gặp phải. Sự chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty sang mô hình Tập đoàn kinh tế là đòi hỏi khách quan và tự thân của các Tổng công ty trong quá trình tồn tại và phát triển.

II. Giới thiệu về tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

1. Lịch sử hình thành

Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập. Ngành địa chất và khai thác mỏ cũng nhanh chóng được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lại hoạt động. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực Dầu khí, giai đoạn từ 1945 đến 1954 chưa có nhiều nghiên cứu.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng 1954, với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, một khối lượng to lớn các công trình khảo sát, tìm kiếm thăm dò địa chất, khoáng sản trong đó có dầu khí đã được hoàn thành.

Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình.

Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương tỉnh Thái Bình.

Ngày 19/06/1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập.

Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng.

Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổng công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. Cũng trong năm này Petrovietnam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ trước tiên cho Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - Vũng Tàu và sau này cho Phú Mỹ.

Kể từ ngày 26/6/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.

Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Ngày 9-3-2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

Ngày 29-8-2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được hình thành từ việc tổ chức lại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo quyết định phê duyệt số 198/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (QĐ số 199/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ). Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.

2. Vai trò của ngành Dầu khí đối với phát triển kinh tế - xã hội

Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng của thế giới. Khoa học kĩ thuật phát triển cho phép con người khai thác và đưa vào sử dụng rộng rãi các sản phẩm dầu khí. Đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, dầu khí đã trở thành nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Theo BP, trong cơ cấu năng lượng hiện tại, dầu khí chiếm 61,5%; than đá chiếm 26,5%; năng lượng hạt nhân 6%; thủy điện 6%. Dự báo dự trữ dầu khí thế giới còn khoảng 162 tỉ tấn dầu và 180 nghìn tỉ m3. Do đó dầu khí trong tương lai sẽ vẫn là nguồn năng lượng, nhiên liệu chủ yếu của thế giới.

Đối với quốc gia có tiềm năng dầu khí, việc thăm dò, khai thác kinh doanh dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế, đem lại lợi nhuận cao, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế.

Công nghiệp dầu khí còn góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng trong nước. Trong 8 tháng đầu năm 2008, các đơn vị của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chiếm 25% thị phần xăng dầu cả nước. Công nghiệp Dầu khí đảm bảo hoạt động an ninh quốc phòng, đóng góp to lớn của ngành dầu khí trong việc giữ gìn an ninh quốc gia.

Ngành dầu khí hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước rất lớn. Năm 2007, Tập đoàn dầu khí Việt Nam nộp ngân sách là 85 950 tỉ đồng, đến năm 2008 là 107 245 tỉ đồng. Đóng góp của ngành dầu khí vào ngân sách nhà nước chiếm từ 20 – 25%. Đây là con số rất lớn đối với một tập đoàn kinh tế khi đóng góp vào ngân sách.

Thị trường dầu khí có quy mô lớn, cạnh tranh quyết liệt, có quy mô lớn và ảnh hưởng đến hầu hết lợi ích của các quốc gia phát triển như các nước ở Châu Âu, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn độ, các nước có tiềm năng dầu khí nhưng tiêu thụ ít như Ả rập xê út, Cô-oét, I rắc… Đây là quan hệ

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí