Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Gv Các Trường Thcs

2) Xây dựng các chính sách để khuyến khích động viên tinh thần GV các trường THCS tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH được thực hiện như sau:

- Phòng GDĐT và các trường THCS cần ban hành cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp, thực hiện chính sách động viên, khuyến khích, nhằm kích thích GV tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH của mình, phát huy mọi tiềm năng của CBQL và GV trong quá trình bồi dưỡng. Cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ phải phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ, GV, tạo điều kiện thuận lợi để CBQL và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện đổi mới chính sách đãi ngộ đối với các GV dạy giỏi, có nhiều nỗ lực phấn đấu trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng năng lực DHTH và năng lực chuyên môn.

- Đối với người tham gia bồi dưỡng theo chế độ tập trung ngoài việc hổ trợ kinh phí đi lại, lưu trú thí cần có sự hổ trợ thêm về tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và các vật liệu làm đồ dùng phục vụ cho việc học tập...

- Đối với những GV tham gia các lớp bồi dưỡng tại cơ sở thì cần đầu tư hổ trợ kinh phí mua tài liệu học tập để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu.

- Đẩy mạnh công tác động viên, khen thưởng một cách kịp thời, hợp lý đối với những CB, GV có thành tích cao, ý thức tích cực trong công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đưa năng lực DHTH trở thành một tiêu chí, một nội dung để căn cứ đánh giá và xếp loại GV định kỳ. Qua đó biểu dương, nêu gương và khen thưởng đối với những GV tự giác, tích cực và chủ động trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH. Bên cạnh đó, cần đề ra những hình thức phê bình, kỷ luật nghiêm khắc đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ, không tham gia theo học các lớp bồi dưỡng năng lực DHTH một cách đầy đủ, nghiêm túc để qua đó họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Phòng GDĐT, các trường THCS cần ban hành văn bản quy định về việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực DHTH cho GV, xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc quản lý thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

- Mỗi CBQL và GV phải tích cực, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực DHTH cho bản thân, quan tâm nắm bắt và cập nhật những thành tựu về sự phát triển kinh tế xã hội.

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và đầu tư cơ sở vật chất phải phù hợp với tiềm lực tài chính của các đơn vị.

- Tận dụng một cách linh động, hợp lý nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất trong các trường THCS. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp các phòng học và các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động BDGV.

- Mỗi CBQL và GV các trường THCS phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình quản lý và tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV trong việc giữ gìn, sử dụng bảo vệ các phòng học, phương tiện dạy học hiện đại.

3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS

3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS nhằm xác định quá trình tổ chức thực hiện đạt hay không đạt mục tiêu bồi dưỡng. Từ đó thấy được chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH của GV đạt được ở mức độ nào và có những biện pháp điều chỉnh cho hoạt động bồi dưỡng phù hợp và hiểu quả.

Kết quả đánh giá có tác động đến hành vi của người GV (chỉ ra những mặt tích cực, những khiếm khuyết và sai phạm), từ đó giúp họ có định hướng điều chỉnh mọi mặt hoạt động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong công tác bồi dưỡng. Như vậy, kiểm tra, đánh giá có tác dụng gián tiếp làm cho chất

lượng của công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV được nâng lên. Đánh giá thường xuyên giúp cho các trường THCS luôn có ý thức trong việc quản lý hoạt động BDGV, triển khai hoạt động BDGV một cách thiết thực, để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS được đánh giá trong quá trình tổ chức bồi dưỡng và sau bồi dưỡng.

1) Đánh giá kết quả trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV bao gồm các nội dung sau:

+ Số GV tham gia khóa bồi dưỡng: số liệu này cho thấy nội dung bồi dưỡng do các cấp tổ chức bồi dưỡng xây dụng phù hợp hay không phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng. Số GV đăng ký nhiều, tập trung đủ chứng tỏ khóa bồi dưỡng là cấp thiết đối với GV và ngược lại.

+ Số GV tham dự các buổi học tập: Khi nội dung bồi dưỡng là phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của GV thì số lượng GV tham dự các buổi học tập là thông số đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nếu quá trình giảng dạy không tốt, thiếu sự thu hút, thiếu đầu tư, dẫn đến các học viên nhận tài liệu để tự nghiên cứu làm cho kết quả khóa bồi dưỡng năng lực DHTH không đạt hiệu quả.

+ Chất lượng của các buổi thảo luận, tọa đàm: Bồi dưỡng năng lực DHTH có thể được coi là một hình thức sinh hoạt chuyên đề. Người GV không chỉ đến để nghe, mà cơ bản là tham gia thảo luận, tọa đàm về các nội dung bồi dưỡng, phát biểu những hiểu biết, chính kiến của bản thân về các nội dung học tập. Các ý kiến, quan điểm sau thảo luận chính là kết quả cần đạt được của khóa bồi dưỡng. + Góp ý của GV về khóa bồi dưỡng: Ý kiến đóng góp của GV trong khóa bồi dưỡng về công tác tổ chức, nội dung, hình thức, chương trình bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy trong bồi dưỡng...những mặt đạt được và những vấn đề cần rút kinh nghiệm đều được xem là kết quả của khóa bồi dưỡng để đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm cho các khóa bồi dưỡng sau tốt hơn.

+ Kết quả đánh giá năng lực DHTH theo các tiêu chí đối với mỗi GV cũng là yếu tố thể hiện kết quả của khóa bồi dưỡng và thành tích của từng GV tham gia bồi dưỡng.

2) Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng để rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng thông qua Phiếu đánh giá năng lực DHTH, thông qua thông tin phản hồi từ các trường THCS và thông tin từ GV được tham gia bồi dưỡng. Những thông tin cho thấy sau bồi dưỡng, GV vận dụng được những gì, vận dụng như thế nào vào thực tế giảng dạy, năng lực DHTH được nâng cao và các kiến nghị cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH tiếp theo.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

1) Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS như sau:

- Phân công cán bộ quản lý lớp bồi dưỡng và giao nhiệm vụ theo dõi quân số tham gia bồi dưỡng.

- Xây dựng biểu mẫu quản lý quân số, quản lý tiến độ bồi dưỡng.

- Xây dựng phiếu góp ý về công tác bồi dưỡng.

- Tổng hợp các kết quả bồi dưỡng.

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn liên qua đến việc đánh giá kết quả bồi dưỡng (đánh giá năng lực DHTH đối với GV theo các tiêu chí đánh giá, dự giờ, hội thảo...)

- Tổ chức hội nghị, hội thảo báo cáo tổng kết.

2) Đánh giá được năng lực DHTH của GV các trường THCS sau bồi dưỡng được tiến hành như sau:

- Xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá năng lực DHTH và phổ biến đến đội ngũ GV

- Việc khảo sát, đánh giá năng lực DHTH của GV cần thực hiện theo đầy đủ các bước:

+ Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với năng lực DHTH, mỗi GV tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu GV tự đánh giá năng lực DHTH. Ở từng tiêu chí, GV chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt đạt được theo từng tiêu chí, GV tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại yếu, loại trung bình, loại khá, loại tốt). Cuối cùng GV tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.

+ Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV và nguồn minh chứng do GV cung cấp (Phiếu GV tự đánh giá giá năng lực DHTH), tập thể tổ chuyên môn nơi GV công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của GV được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của GV, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của GV và góp ý, khuyến nghị GV xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực DHTH. Các nội dung trên được ghi vào năng lực DHTH giáo viên . Điểm của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của GV được đánh giá), nếu tỷ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại năng lực DHTH GV năng lực DHTH giáo viên .

+ Bước 3. Ban giám hiệu trường THCS đánh giá, xếp loại kết quả tự đánh giá của mỗi GV (Phiếu GV tự đánh giá) và kết quả xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá của tổ chuyên mô và Phiếu đánh giá GV năng lực DHTH chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng GV trong trung tâm. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng các nhà trường THCS cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong Ban giám hiệu, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường THCS và GV trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được ghi vào năng lực DHTH đối với GV .

- Công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể GV và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại năng lực DHTH, GV có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Ban giám hiệu.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng năng DHTH cho GV cần có: hệ thống biểu mẫu theo dõi quá trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng; GV có năng lực về DHTH thực hiện các hoạt động chuyên môn để đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng năng DHTH cho GV cần đảm bảo các nguyên tắc sau: đảm bảo tính mục đích; đảm bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác; đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá kết quả bồi dưỡng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Có thể nói tất cả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Mỗi biện pháp có vai trò và vị trí khác nhau, song các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của hoạt động BDGV, cụ thể:

Biện pháp thứ 1: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi CBQL và GV nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc bồi dưỡng năng lực DHTH, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể.

Biện pháp thứ 2: Đổi mới cách thức xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH trên cơ sở đó lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với chương trình bồi dưỡng, hình thức và phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa người học (Biện pháp thứ 3). Đồng thời để hỗ trợ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động

bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV thì việc tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH và xây dựng các chính sách để khuyến khích động viên GV các trường THCS tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH là một điều kiện tất yếu và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác trong tổng thể hoạt động BDGV (Biện pháp thứ 4).

Để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV không thể thiếu được việc tăng cường theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm trong tất cả các khâu và trong suốt quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Biện pháp thứ 5)

Một lần nữa có thể khẳng định các biện pháp quản lý được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng lẫn nhau và nếu được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Định Hóa

3.4.1. Mục đích khảo sát

Thăm dò ý kiến của các nhà quản lý quản lý giáo dục và GV các GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về cách thực hiện của những biện pháp quản lý đề xuất. Xác định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo sát

Để khẳng định giá trị cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua một phiếu trưng cầu ý kiến các nhà quản lý quản lý giáo dục và GV các GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.3. Phương pháp khảo sát

*Quy trình:

Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất. Quy trình xin ý kiến được chúng tôi tiến hành thông qua các bước sau:

+ Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (Phụ lục 2). Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các GV các trường THCS tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên theo hai tiêu chí đánh giá: Tính cần thiết (theo bốn mức độ: rất cần thiết; cần thiết; ít cần thiết; không cần thiết) và tính khả thi (theo bốn mức độ: rất khả thi; khả thi; ít khả thi và không khả thi)

+ Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra:

+ Bước 3: Phát phiếu điều tra

+ Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.

* Xử lý số liệu đối với kết quả điều tra:

+ Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thư bậc.

+ Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa


Biện pháp

Mức độ cần thiết


Điểm trung bình

Rất cần thiết

Cần thiết

Ít cần thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy

học tích hợp


20


83.33


4


16.67


0


0


0


0


3,83

Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH

cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS


19


79.17


3


12.5


2


8.33


0


0


3,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023