Trình Độ, Năng Lực, Nhận Thức Của Giảng Viên Và Học Viên


quy chế Trung tâm theo quy định quản lý Nhà nước và yêu cầu cụ thể của cấp trên. Có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐT, BD theo sự chỉ đạo của cấp ủy huyện; quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy của Trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác ĐT, BD; quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên.

Với chức năng nhiệm vụ quan trọng đó, Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị có vai trò quyết định chất lượng công tác quản lý hoạt động BD lý luận chính trị của Trung tâm.

1.6.1.2. Trình độ, năng lực, nhận thức của giảng viên và học viên

- Chất lượng giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động BD chính trị. Theo yêu cầu, giảng viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn của giáo viên dạy môn lý luận chính trị, cụ thể: về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ lý luận; trình độ chuyên môn nghiệp vụ ĐT; có khả năng giảng dạy được các loại hình, chương trình BD theo quy định.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên cơ sở.

- Học viên tham gia các lớp của trung tâm bồi dưỡng chính trị rất đa dạng về độ tuổi, trình độ, khả năng và nhận thức; kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, động cơ mục đích học tập; các điều kiện tiếp cận thông tin…

Vì vậy, cần quan tâm việc tổ chức BD đảm bảo tính khoa học, phù hợp đối tượng, không lãng phí thời gian, đảm bảo chất lượng và thiết thực với các phương pháp thích hợp.

1.6.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác BD

Trước những đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục và ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ĐT, BD là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu, chương trình ĐT của trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Đồng thời việc trang bị đầy đủ, đồng bộ giáo trình chuẩn, các tài liệu chuyên ngành phục vụ BD lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng vào nâng cao chất lượng ĐT, BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho học viên. Đặc biệt là các tài liệu về các chuyên ngành chủ nghĩa Mác-Lênin; các sách kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và các tài liệu tham khảo quan trọng khác.


Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 8

1.6.2. Các yếu tố khách quan

1.6.2.1. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta về công tác cán bộ và chế độ ĐT, BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng. Các trung tâm phải căn cứ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Cơ chế đãi ngộ với giảng viên, cán bộ quản lý, công chức và học viên, sự động viên, tạo điều kiện của nhà quản lý là động lực cho giáo viên, học viên tham gia công tác BD đạt kết quả tốt.

Có thể nói các yếu tố này có vai trò quyết định quan trọng đối với hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

1.6.2.2. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và chính quyền địa phương

Theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, trung tâm bồi dưỡng chính trị chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ cấp huyện, quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí hoạt động của UBND huyện. Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện có trách nhiệm giúp cấp ủy kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong giảng dạy tất cả các chương trình BD, giáo dục cán bộ, đảng viên của Trung tâm. Ban Tổ chức cấp ủy huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy và Trung tâm xây dựng kế hoạch BD trên cơ sở quy hoạch cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, xây dựng bộ máy, biên chế, cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy và người học.

Các phòng, ban, ngành chuyên môn của cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện theo chức năng, phối hợp với Trung tâm tiến hành những nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực công tác thuộc đơn vị. Đây là các cơ quan có vai trò rất lớn đối với hoạt động của Trung tâm nói chung, với BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng.

1.6.2.3. Môi trường kinh tế- chính trị - văn hóa, xã hội của địa phương

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, khi kinh tế tăng trưởng nhanh, xã hội ổn định thì việc tổ chức BD lý luận chính trị của các trung tâm cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Yếu tố đó đã tác động đến mặt tư tưởng và trực tiếp tạo điều kiện về


vật chất cho trung tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khi kinh tế gặp khó khăn, đời sống nhân dân thiếu thốn, tỷ lệ nghèo đói cao, xã hội không ổn định, nảy sinh nhiều ván đề an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội hoặc những vấn đề phức tạp khác… thì việc quản lý BD lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên cũng gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.

Môi trường văn hóa có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động BD lý luận chính trị của trung tâm bồi dưỡng chính trị. Môi trường văn hóa tốt là môi trường sư phạm văn minh, cảnh quan đẹp, phục vụ tốt, tạo thuận lợi thoải mái cho học viên học tập, nghiên cứu.

Vì vậy, các trung tâm cần khai thác được thế mạnh và khắc phục hạn chế, khó khăn của địa phương để tổ chức có hiệu quả các hoạt động của trung tâm.


Kết luận Chương 1


Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng và quản lí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cơ sở. Những công trình nghiên cứu này đã giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn toàn diện về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và quản lí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về lí luận lẫn thực tiễn. Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới về công tác dân vận, tập hợp quần chúng để cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở có thể đảm nhận và thực hiện tốt hơn một (hoặc nhiều) công việc đã được ĐT, qua đó tăng cường năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ này.

Quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phối hợp các thành phần trong tổ chức nhằm tăng cường và không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở địa phương.


Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP CƠ SỞ TỈNH BẮC NINH‌

2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Về vị trí, địa lý, văn hóa và giáo dục

Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, Bắc Ninh thuộc vùng Thủ đô và nằm trên 2 hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Toàn tỉnh có 01 thành phố, 01 thị xã, 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã. Cuối năm 2017, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.253.000 người, có mật độ dân số cao. Tuy nhiên, bên cạnh dân số của tỉnh, Bắc Ninh hiện nay có khoảng 800.000 người ở nơi khác về sinh sống và làm việc, trong đó có khoảng 300.000 người nước ngoài đến từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài loan...

Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng, từng là trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam, nổi bật với những làn điệu dân ca quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Tính đến 2017, Bắc Ninh đã vinh dự nhận 3 danh hiệu UNESCO Việt Nam đó là dân ca Quan họ, Ca trù và trò chơi kéo co truyền thống. Bắc Ninh là tỉnh có nhiều trạng nguyên nhất Việt Nam. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học quy hoạch theo hướng “Công viên các trường Đại học”. Hiện nay, giáo dục ĐT xếp thứ nhất toàn quốc về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 91,4%.

2.1.2. Về kinh tế - xã hội

Sau 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã có tốc độ bứt phá về phát triển kinh tế. Năm 2017, tổng sản phẩm (GRDP) chiếm 3,25% GDP và đứng vị trí thứ 4 cả nước, tốc độ tăng trưởng 19,12%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực:


công nghiệp và xây dựng chiếm 74,4%, dịch vụ chiếm 22,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 2,9%. Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, phát triển đô thị, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng cường, quy hoạch phân khu được đẩy mạnh, đề án xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 được tập trung hoàn thiện. Cùng với các thành tựu trong phát triển kinh tế, chính sách an sinh và phúc lợi xã hội được đẩy mạnh, việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, người có công hoàn thành sớm so với kế hoạch chung của cả nước. Hoạt động của các cấp chính quyền có nhiều đổi mới, hiệu quả, sự đoàn kết, thống nhất trong tỉnh cao.

2.1.3. Tình hình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh

Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh được tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và có bộ máy giúp việc theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ cấp cơ sở

a. Đối với cấp huyện:

Chức năng, nhiệm vụ gồm (1) Thảo luận về tình hình thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của cấp mình thời gian tới. (2) Hiệp thương dân chủ, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. (3) Xét, quyết định công nhận và cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. (4) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (5) Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. (6) Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.

(7) Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.


b. Đối với cấp xã:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, ngoài ra còn có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Ban Thường trực trình.

c. Đối với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp cơ sở:

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện (gọi tắt là Ban Thường trực) có những nhiệm vụ và quyền hạn: (1) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình.

(2) Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình. (3) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Ban Thường trực cấp trên trực tiếp. (4) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (5) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp. (6) Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp. (7) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. (8) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên. (9) Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình.

(10) Ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản theo thẩm quyền. (11) Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Thường trực cấp xã) có nhiệm vụ, quyền hạn tương tự Ban


thường trực cấp trên trong phạm vi cấp xã. Ngoài ra, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của ban công tác Mặt trận, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng; hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

- Ban công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, tổ dân phố, khu phố, khối phố... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳ là 5 năm, có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố để trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân; chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

2.1.3.2. Bộ máy tổ chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở tỉnh Bắc Ninh

Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh Bắc Ninh gồm:

- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp;

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 8 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, 126 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cấp xã trong đó có 100 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã,


26 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, thị trấn với đại diện đầy đủ của các thành viên theo quy định.

Thành viên gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban thường trực và các Ủy viên ủy ban Mặt trận tổ quốc, từ 20 - 30 thành viên do đại hội bầu; Ban công tác mặt trận ở khu dân cư có số lượng thành viên từ 7-15 người, có Trưởng ban và các thành viên, Trưởng ban được bố trí là cán bộ chuyên trách [78].

2.1.3.3. Tình hình hoạt động của mặt trận Tổ quốc cơ sở tỉnh Bắc Ninh

Cùng với tăng trưởng kinh tế, hệ thống chính trị từ cơ sở trở trở lên ngày càng được xây dựng và củng cố vững mạnh. Mặt trận tổ quốc được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, hoạt động ngày càng hiệu quả. Trong thời gian qua, Mặt trận tổ quốc cơ sở tỉnh Bắc Ninh thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về tinh thần trong nhân dân địa phương;

- Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, thi hành hiến pháp và pháp luật;

- Giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức cấp xã, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy đảng, chính quyền các cấp;

- Tham gia xây dựng củng cố chính quyền nhân dân;

- Thành lập các ban công tác mặt trận, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng, thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ của mình.

Nói chung, Mặt trận Tổ quốc Bắc Ninh đã phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định, góp phần xây dựng môi trường dân chủ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, còn nhiều chủ trương, chính sách của Đảng còn chậm được đưa vào cuộc sống, mối quan hệ giữa các cấp ủy, chính quyền và nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; việc tự nguyện hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên Mặt trận Tổ quốc còn hình thức; sự phối hợp với chính quyền địa phương còn hành chính hóa; nhận thức cấp ủy và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở còn có nhiều hạn chế…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023