Trường Phụ Nữ Trung Ương Có Chức Năng Đào Tạo Bồi Dưỡng Về Lý Luận, Chính Trị Mác-Lê Nin Theo Chương Trình Trung Cấp Lý Luận Của Đảng Và Nghiệp Vụ

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt động quốc tế nhân dân, phối hợp với các đoàn thể bạn làm cho nhân dân và phụ nữ thế giới hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam, đường lối chủ trương của ta và đồng tình ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

+ Tích cực ủng hộ phụ nữ và nhân dân các nước XHCN, các nước độc lập dân tộc, ủng hộ phong trào phụ nữ tiến bộ ở các nước tư bản, thực hiện các Nghị quyết của LĐPNDC thế giới, tích cực góp phần vào phong trào phụ nữ thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì các quyền bình đẳngcủa phụ nữ.

+ Phối hợp với các Ban của TW Hội để nắm tình hình phong trào phụ nữ và giới thiệu ra nước ngoài những thành tích của phụ nữ Việt Nam, hoạt động và kinh nghiệm của Hội LHPNVN, quan điểm của Đảng ta về vấn đề giải phóng phụ nữ... để đóng góp với phong trào phụ nữ quốc tế.

+ Phối hợp với các Ban TW Hội tuyên truyền ở trong nước những hoạt động, kinh nghiệm, tiến bộ của phụ nữ các nước. Cung cấp cho lãnh đạo TW Hội những tài liệu tham khảo về tình hình phụ nữ các nước, quan điểm, cách tổ chứcvà biện pháp hoạt động của phụ nữ các nước.

+ Tổ chức tốt việc đón các đoàn khách quốc tế của TW Hội vào thăm Việt Nam, đại diện các sứ quán, phụ nữ các nước ở Hà Nội đến TW Hội tìm hiểu về phong trào PNVN. Đồng thời chuẩn bị thủ tục cho các đoàn của TW Hội ra công tác nước ngoài.

+ Tổ chức tốt việc ra tờ báo "Phụ nữ Việt Nam" đối ngoại để làm phương tiện mở rộng quan hệ với phụ nữ các nước tạo sự hiểu biết về Việt Nam, tranh thủ quan hệ hữu nghị với phụ nữ các nước

Phối hợp với Nhà xuất bản phụ nữ biên soạn sách bằng tiếng nước ngoài để giới thiệu về phong trào phụ nữ và những gương điển hình của phụ nữ Việt Nam.

+ Tích cực tranh thủ sự viện trợ vật chất của quốc tế cho phụ nữ, trẻ em và Hội

LHPNVN.

3. Ban tuyên huấn có chức năng tham mưu giúp Đảng đoàn, Ban thư ký nghiên cứu, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các mặt công tác tư tưởng, giáo dục phụ nữ và huấn luyện cán bộ, nhằm thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác Hội LHPNVN, bồi dưỡng giáo dục người phụ nữ mới XHCN, xây dựng gia đình văn hoá mới và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội phụ nữ ở cấp cơ sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nhiệm vụ cụ thể:


Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 10

+ Giúp Đảng đoàn, Ban Thư ký nghiên cứu, đề xuất chủ trương phương hướng, nội dung, kế hoạch công tác tuyên truyền giáo dục của Hội LHPNVN trong từng thời kỳ.

+ Theo dõi tập hợp tình hình tư tưởng của hội viên phụ nữ và phản ánh thường xuyên, kịp thời cho Đảng đoàn, Ban thư ký và Ban Tuyên huấn TW Hội.

+ Quan hệ với Ban Tuyên huấn TW Đảng, phối hợp với tuyên huấn các đoàn thể, Ban, Bộ, Ngành, các cơ quan tuyên truyền đại chúng, các Ban của TW Hội nhằm tạo ra sự thống nhất đồng bộ trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch tuyên truyền giáo dục của Hội LHPNVN.

+ Tổ chức nghiên cứu chỉ đạo điểm, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đáp ứng với yêu cầu chỉ đạo của Ban Thư ký, Ban Tuyên huấn TW Đảng và nguyện vọng của hội viên quần chúng phụ nữ.

+ Tổ chức nghiên cứu biên soạn tài liệu huấn luyện và giáo dục cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, phối hợp với 2 trường Hội xây dựng nội dung chương trình giảng dạy ở trường và xây dựng bài giảng về công tác phụ vận cho các trường Đảng từ cơ sở đến TW.

+ Phối hợp với Ban Tổ chức TW Hội quản lý và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tuyên huấn TW và tỉnh.

+ Kết hợp với tuyên huấn, Đảng uỷ cơ quan làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong cơ quan.

4. Trường phụ nữ Trung ương có chức năng đào tạo bồi dưỡng về lý luận, chính trị Mác-Lê nin theo chương trình trung cấp lý luận của Đảng và nghiệp vụ công tác Hội theo phương hướng, nội dung vận động phụ nữ của Hội đề ra.

Nhiệm vụ cụ thể:


+ Tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo dài hạn (2 năm) và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (4,6 tháng) cho các đối tượng được xác định, bảo đảm, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mở lớp đạt chất lượng cao.

+ Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng Đoàn, Ban Thư ký, kết hợp chặt chẽ các Ban chuyên môn TW Hội xây dựng chương trình nội dung các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt huyện và tỉnh, thành Hội về quan điểm, đường lối và nội dung công tác vận động phụ nữ, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề của các Ban chuyên môn TW Hội, giúp cán bộ có trình độ, khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ có kết quả.

+ Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, phương châm giáo dục lý luận chính trị, nghiệp vụ, truyền đạt nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ công tác Hội cho phù hợp với đối tượng.

+ Thường xuyên tổ chức, sơ kết, tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, rút kinh nghiệm việc tổ chức lãnh đạo học tập, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, học tập, công tác phục vụ sinh hoạt đời sống, công tác quản lý học viên nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo cán bộ của Hội.

+ Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học trong trường, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ về lý luận chính trị, tư tưởng, văn hoá nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tổ chức quản lý trường.

+ Tổ chức học tập văn hoá cho học viên chưa hết cấp 3, mỗi khoá đào tạo học viên phải đạt 2 lớp văn hoá theo chương trình bổ túc do ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chương trình.

+ Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập, từng bước cải thiện điều kiện làm việc, học tập, đời sống vật chất và tinh thần của học viên, cán bộ, công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết cho trường nội trú.

+ Quản lý sử dụng tốt các tài sản nhà trường theo đúng chế độ quản lý tài sản của Nhà nước, nghiêm chỉnh thực hiện quy định của TW Hội.

5. Báo phụ nữ Việt Nam có chức năng tuyên truyền giáo dục, cổ vũ hướng dẫn cán bộ và quần chúng phụ nữ thực hiện đúng đắn các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các chủ trương công tác của Hội, đồng thời có nhiệm vụ làm cho cán bộ, quần chúng phụ nữ cũng như toàn xã hội hiểu và thông suốt các quan điểm phụ vận của Đảng, vận động tuyên truyền toàn xã hội ủng hộ những quan điểm và việc làm nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Nhiệm vụ cụ thể:


+ Tuyên truyền giáo dục phụ nữ hiểu rõ đường lối và nhiệm vụ cách mạng XHCN, phấn đấu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương công tác của Hội tuyên truyền các thành tích của quần chúng và của tổ chức Hội phụ nữ để động viên chị em phấn đấu công tác ngày càng tốt hơn và phấn đấu thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình.

+ Tuyên truyền giáo dục đường lối quan điểm phụ vận của Đảng, động viên cổ vũ phụ nữ ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn. Trên cơ sở lao động và nâng cao kiến thức mà đấu tranh thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

+ Hướng dẫn phụ nữ biết xây dựng cuộc sống gia đình theo quan niệm mới, có quan điểm luyến ái, hôn nhân tiến bộ, vừa phát huy truyền thống tốt đẹp

của gia đình Việt Nam, phụ nữ Việt Nam vừa tiếp thu các kinh nghiệm và kiến thức mới, khoa học hiện đại để xây dựng và tổ chức gia đình nuôi dạy con cái.

+ Hướng dẫn phụ nữ phát huy các phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới, đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng về học tập, lao động, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng, tham gia đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong các bộ máy Nhà nước, các cơ quan Đảng, trong toàn xã hội để phát huy quyền hạn và khả năng làm chủ của người lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.

+ Hướng dẫn trao đổi công tác phụ vận, công tác xây dựng Hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nội dung sinh hoạt Hội.

+ Tuyên truyền, phản ánh những hoạt động có ý nghĩa quốc tế của Hội và của quần chúng phụ nữ và thông tin cho phụ nữ Việt Nam những hoạt động và kinh nghiệm công tác của chị em các nước, tổ chức cho phụ nữ Việt Nam tham gia các phong trào chung của LĐPNDC thế giới.

6. Nhà Xuất bản phụ nữ có chức năng tuyên truyền, giáo dục của Hội LHPNVN, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành TW Hội và được sự chỉ đạo về nội dung, kế hoạch, nghiệp vụ của Cục Xuất bản (Bộ Thông tin), Vụ Xuất bản (Ban Tuyên huấn TW Đảng)

Nhiệm vụ cụ thể:


+ Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu CNXH, tinh thần lao động sáng tạo của người phụ nữ Việt Nam.

+ Phổ biến sâu rộng chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến người phụ nữ, nhiệm vụ chính trị của Hội Phụ nữ, góp phần xây dựng Hội, xây dựng người phụ nữ mới XHCN.

+ Cung cấp cho chị em những kiến thức cần thiết thuộc các chức năng xã hội và gia đình của người phụ nữ.

+ Giới thiệu với bạn đọc trong nước những vấn đề có liên quan đến phong trào phụ nữ và đời sống ngươì phụ nữ trên thế giới, đồng thời giới thiệu phụ nữ trong nước với thế giới

+ Bằng hoạt động kinh doanh, đóng góp một phần cho quỹ Hội.


2.2.3. Về hoạt động của Hội


Trong giai đoạn cách mạng mới, tiếp bước các phong trào “ 5 tốt”, phong trào “Ba đảm đang” trong chống Mỹ cứu nước, Hội LHPNVN tiếp tục phát động phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phong trào Xây dựng gia đình văn hoá mới. Hai phong trào này phù hợp với nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân vừa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của phụ nữ. Nội dung hai phong trào này đã được cụ thể hoá bằng những đợt thi đua ngắn ngày như vận động học tập gương liệt sỹ Hoàng Thị Hồng Chiêm, vận động chăn nuôi gia đình với khẩu hiệu mỗi khẩu 5 gà, mỗi nhà 2 hoặc 3 lợn, vận động gửi tiền tiết kiệm, vận động đỡ đầu con liệt sỹ, phong trào giáo dục Ba triệu bà mẹ biết nuôi con theo khoa học…

Trong thời kỳ này Hội còn phát động phong trào chăm lo sức khoẻ bà mẹ trẻ em, phong trào góp 45 triệu đồng mua sắm dụng cụ cho công tác phòng sản, phòng nhi, nhà hộ sinh; phong trào góp công xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo; phối hợp với một số tổ chức quốc tế tài trợ cho các chương trình dinh dưỡng, chương trình kế hoạch hoá gia đình.

Công tác hậu phương quân đội trong thời gian này cũng đặc biệt được quan tâm, nổi bật là các phong trào “Nửa triệu áo ấm hướng về chiến sĩ tiền phương” phong trào “Vì điểm tựa tiền tiêu”…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ V, Hội LHPNVN đã có những phong trào, nhiệm vụ cụ thể chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ thực hiện chức năng giáo dục vận động phụ nữ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, đại diện quyền bình đẳng và làm chủ tập thể của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em.

Thông qua các hình thức sinh hoạt chính trị, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc sách báo, phát thanh, truyền hình, Hội đã góp phần nâng cao nhận thức cho phụ

nữ về truyền thống cách mạng, về các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Động viên phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, làm tròn nghĩa vụ người công dân, người vợ, người mẹ trong gia đình. Hội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các lớp học phổ biến kiến thức nuôi dạy con, tổ chức cuộc sống gia đình, sinh đẻ có kế hoạch… Tiến hành khảo sát tình hình lao động nữ, cán bộ nữ và đời sống phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt Hội LHPNVN đã đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề cần thiết phải giải quyết từ thực tiễn của phong trào phụ nữ. Chỉ thị 44 của Ban Bí thư TW Đảng, Nghị quyêt 176A của Hội đồng Bộ trưởng ra đời chính là đáp ứng những đòi hỏi của phong trào phụ nữ và sự nghiệp cách mạng.

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các ngành tham gia xây dựng luật pháp, chính sách có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em như Luật hình sự, luật lao động. Khảo sát, nghiên cứu xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 12, Quốc hội khoá VII (1986) đã thể hiện sự tiến bộ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con cái.

Hội LHPNVN đã chủ động đề xuất với Đảng, Nhà nước một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược như: vấn đề gia đình, vấn đề sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Hội đã phát động nhiều phong trào quần chúng chăm lo sức khoẻ bà mẹ trẻ em, phong trào tương trợ giúp đỡ lẫn nhau… Biết tranh thủ các tổ chức quốc tế như PAM, UNPA, UNICEF trong các chương trình dinh dưỡng cho trẻ em, kế hoạch hoá gia đình…

Phương thức hoạt động của Hội có nhiều thay đổi, các hình thức tập hợp hội viên phụ nữ hết sức đa dạng bằng các hình thức như: sinh hoạt câu lạc bộ, thi kể chuyện, lớp dạy cắt may, nữ công gia chánh, tổ đại lý, dịch vụ, hướng dẫn và giúp đỡ chị em làm kinh tế gia đình.

Tiểu kết chương 2


Trong năm năm (1981-1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Trung ương Hội LHPNVN đã đạt được những kết quả rõ rệt. Mặc dù những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế xã hội đã tác động sâu sắc đến đời sống của chị em phụ nữ nhưng đội ngũ cán bộ hội các cấp từ Trung ương đến địa phương đã từng bước thích nghi với hoàn cảnh, khắc phục khó khăn, đảm nhận được nhiệm vụ phân công. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể đã có nhận thức đúng mức hơn về vai trò, sự đóng góp, cống hiến của phụ nữ; đã xác định được yêu cầu và trách nhiệm đối với công tác củng cố xây dựng tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Hội, cùng những biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo cũng như công tác thực hiện của Hội.

Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện đã góp phần quan trọng giải quyết một số vấn đề vừa mang tính cấp bách trước mắt; đồng thời có tác dụng lâu dài, tầm chiến lược đối với công tác củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhìn tổng thể, bộ máy tổ chức được kiện toàn, hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng ban ngành, ở Trung ương cũng như ở địa phương.

Công tác củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong những năm từ 1981 đến 1986 đã dạtđược một số thành tựu nhất định, song cũng còn nhiều tồn tại. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại đó và phát huy những mặt mạnh, Đảng và các cấp Hội cần nghiêm túc kiểm điểm để thấy đúng mức những khuyết điểm và có biện pháp tích cực khắc phục, tạo khí thế mới, bước vào thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tích cực tham gia vào các mục tiêu kinh tế- xã hội, có tính chất chiến lược của kế hoạch nhà nước năm 1986 mà Quốc hội khóa 7 họp lần thứ 10 đã thông qua.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí