- Thông qua tinh thần tham gia đóng góp xây dựng bài học, ý thức trao đổi, thảo luận, tiếp thu ý kiến của giáo viên, học viên,…
- Có thể dùng phương pháp kiểm tra “điểm” để đánh giá kết quả học tập chung của lớp, của khóa học.
Các thành tố hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều chịu sự ảnh hưởng và thể hiện qua các yếu tố trong môi trường tự nhiên và xã hội. Quá trình BD đạt hiệu quả thì cần phải có sự quản lý tốt hoạt động BD tốt;
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
1.4.1. Đặc trưng của quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở có các đặc trưng sau:
a. Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT, NV cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở là hoạt động cần sự phối hợp thống nhất giữa lãnh đạo chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy địa phương.
b. Chủ thể thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng là các trung tâm bồi dưỡng chính trị, thực hiện theo chương trình, kế hoạch được thống nhất cấp ủy và mặt trận Tổ quốc cấp huyện, tỉnh.
c. Quản lý hoạt động bồi dưỡng luông được thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mặt trận Tổ quốc và điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 4
- Nghiệp Vụ, Nghiệp Vụ Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc
- Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở
- Trình Độ, Năng Lực, Nhận Thức Của Giảng Viên Và Học Viên
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở Tỉnh
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
1.4.2. Các thành tố quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
Quản lý hoạt động BD là phải xác định mục tiêu quản lí, nội dung quản lí, các hình thức quản lí và các chủ thể quản lí. Toàn bộ quá trình quản lý hoạt động BD được thực hiện thông qua các chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị về mục tiêu quản lý, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau và diễn ra có tính chu kỳ trong khoảng thời gian, không gian xác định.
Mục đích và yêu cầu của quản lý BD lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý thực hiện chương trình BD theo một thiết chế tổ chức, phương pháp BD tiên tiến, phù hợp với đặc trưng riêng. Đó là: Nội dung, chương trình, công tác quản lý, đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy- học phải bảo đảm theo những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
Hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở được thực hiện theo Quyết định 100-QĐ/TW, ngày 3/6/1995 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) và Hướng dẫn số 08-HD/TC- TTVH, ngày 26/8/1995 của Ban Tổ chức và Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, cụ thể:
- Cấp Trung ương: BD tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Cấp tỉnh: BD tại Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cấp huyện: Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Trong phạm vi luận án này, NCS chỉ được tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ dành cho đối tượng là cán bộ cấp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện theo tiếp cận chức năng, trên cơ sở nội dung quản lí cụ thể.
1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng
Xác định lập kế hoạch là để giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Lập kế hoạch để quản lý cho phép lựa chọn những phương pháp tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức.
Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết, các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên, căn cứ vào khả năng thực tế của Trung tâm cùng với việc khảo sát, phân tích nhu cầu BD của cơ sở, từ đó xây dựng các nội dung, biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch quản lý BD sát với nhu cầu, khả năng thực tế.
Yêu cầu kế hoạch quản lý BD phải thiết kế và dự kiến quản lý được các nội dung: Mục tiêu BD; đối tượng BD; nội dung chương trình BD; chỉ tiêu đạt được sau khi BD; biện pháp thực hiện; hình thức tổ chức BD; điều kiện (các nguồn lực thực hiện); thời gian thực hiện; đơn vị trực tiếp chỉ đạo thực hiện; các cơ quan phối hợp thực hiện.
Mục tiêu bao trùm là nâng cao chất lượng, hiệu quả BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Thông qua các lớp BD yêu cầu triển khai cập nhật các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng nghiệp vụ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đạt được những yêu cầu chung về kiến thức, kỹ năng và năng lực công tác xây dựng Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức quản lý cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Phải dự báo và xác định đúng mục tiêu ĐT, BD đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, mục đích BD để từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác BD và lựa chọn hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả BD sao cho đạt được kết quả sát thực nhất. Quản lý phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động BD dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tốt hơn.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng
Đây chính là việc quản lý quá trình tổ chức triển khai thực hiện, từ công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, phân công, bố trí, sắp xếp đến lựa chọn phương thức phù hợp nhất để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch BD của một đơn vị, một tổ chức đã đề ra.
Tổ chức thực hiện có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của kế hoạch hoạt động BD, nâng cao chất lượng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Để tổ chức thực hiện tốt BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở phải tuân thủ theo kế hoạch BD đã xây dựng; đảm bảo một cách khoa học và hiệu quả để đạt được mục tiêu đặt ra.
Công tác quản lý hoạt động BD bao gồm quản lý các nội dung chính, chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Công tác chuẩn bị
- Mặt trận Tổ quốc cấp huyện: Ban hành cơ chế hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; phối hợp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thực hiện theo kế hoạch đề ra; khảo sát nhu cầu BD của Mặt trận Tổ quốc cơ sở trong toàn huyện, phân loại đối tượng BD để tổ chức các đợt BD phù hợp mục đích, yêu cầu BD cán bộ; chuẩn bị nội dung chương trình BD để các trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức bồi dưỡng; phối hợp các địa phương cử cán bộ, tham gia các đợt, lớp BD; gửi giấy triệu tập và lập danh sách học viên; phối hợp với trung tâm bồi dưỡng huyện quản lý lớp học, học viên
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị: Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; lập kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực cho BD; mời báo cáo viên, giảng viên giảng dạy, phân công giảng dạy; lịch giảng dạy; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng.
Thứ hai: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tập thể và cá nhân tham gia BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chỉ đạo và phân công nhiệm cụ thể cho các thành viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; phối hợp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ trì tổ chức các lớp BD theo chương trình, kế hoạch chung hàng năm.
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giảng viên tổ chức và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của cấp trên. Cụ thể: Đảm bảo nguồn lực cơ sở vật chất cho hoạt động BD theo chỉ tiêu, định mức được giao; tổ chức quản lý các lớp học; lập thời khóa biểu lớp học; quản lý hoạt động dạy học của giảng viên; quản lý thời gian học tập; quản lý hoạt động học của học viên tại trung tâm.
Thứ ba: Sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động BD
Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức hoạt động BD theo chương trình, kế hoạch được giao. Để thực hiện tốt chương trình, các trung tâm phải xây dựng được hệ thống cấu trúc quản lý, chủ trì việc thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý học viên tham gia BD để hoạt động bồi lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đạt hiệu quả cao nhất; đảm bảo đúng tiến độ, đúng, đủ nội dung chương trình và kế hoạch BD.
1.4.2.3. Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động bồi dưỡng
a. Chỉ đạo thực hiện hoạt động BD theo kế hoạch:
Sau khi đã có kế hoạch bồi dưỡng, các cán bộ quản lí phải triển khai kế hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua cuộc họp cán bộ cốt cán hoặc tập thể giáo viên để phổ biến, triển khai kế hoạch; thông báo kế hoạch lên các phương tiện; thông báo triển khai kế hoạch bằng các văn bản chỉ đạo...
Việc triển khai kế hoạch phải rõ ràng, chính xác về các nội dung công việc, các điều kiện thực hiện công việc, về thời gian, địa điểm, con người...Triển khai kế hoạch phải đúng đối tượng, đúng thời gian (kịp thời), ai làm việc gì, ở đâu phải rõ ràng. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng là thông báo thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình, nguồn lực, kiểm tra, đánh giá chất lượng, kết quả... của công tác bồi dưỡng. Kế hoạch được xây dựng và triển khai trên cơ sở kế hoạch của cấp trên về công tác bồi dưỡng cán bộ.
Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Một là: Chỉ đạo hoạt động dạy học của trung tâm, gồm: i) Chỉ đạo thực hiện chuẩn bị nội dung, chương trình BD; ii) Chỉ đạo thực hiện chương trình BD; iii) Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả BD.
Hai là: Chỉ đạo hoạt động học tập của học viên, gồm: i) Chỉ đạo quản lý học tập trên lớp của học viên; ii) Chỉ đạo quản lý việc tự học của học viên; iii) Chỉ đạo, quản lý tổ chức các hoạt động học tập ngoại khóa.
Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người tham gia hoạt động BD nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Chỉ đạo quản lý hoạt động dạy và học của giảng viên và học viên tham gia BD đó là quá trình tác động và ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của chủ thể quản lý (trung tâm bồi dưỡng chính trị) đến giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy và học viên học tập nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng hoạt động BD.
b. Chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị:
Chức năng chỉ đạo quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ là thực hiện quản lý hoạt động dạy và học.
Thứ nhất: Chỉ đạo quản lý dạy tại các trung tâm.
Triển khai các nhiệm vụ BD cho báo cáo viên, giảng viên tham gia BD; quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, lập kế hoạch giảng dạy, soạn chuyên đề, chuẩn bị đồ dùng giảng dạy của giảng viên; quản lý theo dõi giảng viên giảng dạy, thời gian lên lớp của giảng viên; quản lý tốt hồ sơ chuyên môn của giáo viên; quản lý theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch bài giảng trên lớp của giảng viên thường xuyên; quản lý kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học của giảng viên.
Thứ hai: Quản lý hoạt động học của học viên.
Phân công quản lý các lớp học BD; quản lý các giờ học trên lớp; quản lý chuyên cần, động cơ, thái độ của học viên; quản lý thực hiện nền nếp học tập; quản lý thời gian học tập của học viên; quản lý thời gian và chất lượng tự học của học viên; quản lý việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của học viên; quản lý giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên và học viên tại các trung tâm bồi dưỡng để điều chỉnh quá trình BD theo mục tiêu mong muốn. Luôn quan tâm động viên giảng viên
và học viên tham gia giảng dạy học tập và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, các điều kiện thiết yếu cho hoạt động BD như tài liệu BD.
c. Chỉ đạo chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng:
- Về nhân lực: Ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chuẩn bị lập kế hoạch BD cho các năm, phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị chuẩn bị báo cáo viên, giảng viên để giảng dạy các lớp BD. Giảng viên là những người có trình độ, chuyên môn, lý luận chính trị đạt trình độ cao cấp trở lên hiện đang công tác tại Mặt trận Tổ quốc, Ban tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện, giảng viên Trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
- Về vật lực: Trung tâm bồi dưỡng chính trị chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc mở các lớp BD.
- Về tài lực: một nguồn lực rất quan trọng để tiến hành BD đó là nguồn kinh phí. Nguồn tài chính để mở lớp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập, kinh phí cho giảng viên, hỗ trợ học viên khi tham gia BD.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình quản lý hoạt động BD. Kiểm tra, đánh giá là quá trình tìm hiểu thu được thông tin sau khóa học để so sánh với mục tiêu đề ra, rút kinh nghiệm điều chỉnh cho khóa BD lần sau sao cho phù hợp.
a. Nội dung kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra đánh giá là phải đánh giá toàn bộ các khâu của quá trình BD với các nội dung như sau: Kiểm tra đánh giá việc lập kế hoạch; kiểm tra đánh giá việc phân công tổ chức thực hiện; kiểm tra việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn; kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của dạy viên; kiểm tra đánh giá hoạt động học của học viên; kiểm tra tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học; kiểm tra đánh giá sử dụng thiết bị, nguồn kinh phí tổ chức thực hiện BD, chi trả giảng viên.
b. Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá quá trình BD như: Đánh giá từ cán bộ quản lý các cấp; nghe báo cáo trực tiếp của cán bộ quản lý lớp học, quản lý trung tâm; báo cáo trực tiếp của học viên; đánh giá từ cán bộ địa phương cử học viên đi học. Để thực hiện tốt hoạt động BD cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở cần thực hiện nghiêm túc, công bằng, dân chủ khách quan, chính xác công bằng hợp lý tránh thiên vị nể nang. Từ đó làm cơ sở để đánh giá nâng cao trách nhiệm trong quá trình
thực hiện hoạt động BD lý luận chính và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiện nay.
1.5. Chủ thể tham gia quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
1.5.1. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (Chủ thể chính)
Trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện chức năng, nhiệm vụ như sau:
a. Vị trí, chức năng: Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b. Nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị:
(1) Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.
(2) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
(3) Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở.
(4) Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
(5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương [60].
Ngoài ra, trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện theo Hướng dẫn số 29- HD/BTCTW-BTGTW của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung
ương, Kết luận số 94 - KL/TW ngày 28-03-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI. Trung tâm bồi dưỡng chính trị thực hiện vai trò là chủ thể chính. Việc tổ chức bồi dưỡng và quản lí các hoạt động bồi dưỡng chủ yếu do trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. vì vậy, luận án cũng chỉ tập trung vào chủ thể quản lí này và các biện pháp quản lí luận án đề xuất tập trung cho trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
1.5.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh ( Phối hợp)
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh là cơ quan tham mưu và giúp việc cho Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ trong công tác Mặt trận Tổ quốc là đơn vị trực tiếp quản lý, tổng hợp nhu cầu ĐT BD, xây dựng kế hoạch BD, xây dựng nội dung chương trình BD cán bộ mặt trận tổ quốc các cấp nói chung trong toàn tỉnh, chỉ đạo hoạt động BD và kiểm tra hoạt động BD cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp chung trong tỉnh
1.5.3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện (Phối hợp)
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc cấp huyện là cơ quan tham mưu và giúp việc cho huyện uỷ, thị ủy, thành ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực huyện uỷ, thị ủy, thành ủy trong công tác Mặt trận Tổ quốc ở địa phương là đơn vị quản lý trực tiếp quản lý, tổng hợp nhu cầu ĐT, BD ở địa phương mình báo cáo Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh; phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị xây dựng kế hoạch BD, tổ chức BD, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc cấp huyện là đầu mối phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng như trung tâm bồi dưỡng chính trị, phòng tài chính, Ban Tuyên giáo cấp huyện lập kế hoạch BD, kinh phí, các điều kiện cần thiết để tham gia BD. Chỉ đạo hoạt động BD và kiểm tra hoạt động BD cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở trong địa bàn
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
1.6.1.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ở trung tâm bồi dưỡng chính trị
Lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị là người trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động BD lý luận chính trị của Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Thường trực huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng và thực hiện nội quy,