Thực Trạng Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Cấp Huyện


Tiểu kết chương 2

Tư tưởng về giáo dục LLCT của Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị bền vững, bao quát được nhiều phương diện từ vị trí, vai trò, mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương châm, đến điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục lý luận chính trị…

Nghiên cứu, hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT là bước đầu tiên của việc xác định cơ sở lý luận cho hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Từ cơ sở lý luận đó, khái quát những đặc điểm cơ bản của TTBDCTCH, đưa ra quan niệm và yêu cầu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, luận án đã làm rò được một số vấn đề lý luận về việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH ở Việt Nam.

Việc làm rò cơ sở lý luận của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, chính là cơ sở để từ đó luận án đánh giá, làm rò thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH ở Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một di sản quý báu. Nó chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục LLCT. Vì vậy, quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT là cơ sở lý luận, điều kiện để các TTBDCTCH nâng cao chất lượng giáo dục LLCT đáp ứng yêu cầu cầu sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới. Chúng ta chỉ đạt mục tiêu đã đề ra trong công tác giáo dục LLCT khi vận dụng nghiêm túc, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT.


Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


3.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 12

3.1.1. Một số kết quả nổi bật của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Trong những năm qua, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT, cấp ủy đảng, ban tuyên giáo các cấp, giảng viên, học viên - chủ thể giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xác định vị trí, vai trò, mục đích, nguyên tắc, phương châm, phương pháp, nội dung, chương trình giáo dục LLCT cũng như cách thức xây dựng đội ngũ giảng viên, việc tổ chức quản lý, bảo đảm các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH một cách tương đối phù hợp với thực tế hiện nay.

3.1.1.1 Nhận thức của cấp ủy các cấp về công tác giáo dục lý luận chính trị và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị ngày càng nâng cao; việc xác định vị trí, vai trò, mục đích của công tác này ngày càng được coi trọng.

Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, chủ thể chỉ đạo hoạt động giáo dục LLCT - cấp ủy các cấp đã ngày càng nhận thức và coi trọng việc giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, coi đây là “nhiệm vụ quan trọng”, là “công việc gốc của Đảng”.

Trước hết, xác định giáo dục LLCT là “công việc gốc”, là “nhiệm vụ quan trọng” của Đảng, Ban Bí thư đã ban hành các quyết định về việc tổ chức thành lập và xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của TTBDCTCH (Quyết định số 100-QĐ/TW, ngày 03/6/1995 về việc tổ chức


các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quy định số 208- QĐ/TW, ngày 08/11/2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Với các quyết định này, mỗi huyện, thị và thành phố thuộc tỉnh đều có 01 cơ sở giáo dục LLCT nhằm đảm bảo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,… được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến mỗi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân ở cơ sở.

Sau khi có các quyết định về việc thành lập cũng như xác lập vị trí, vai trò, chức năng, tổ chức bộ máy của TTBDCTCH, các trung tâm đã lần lượt ra đời, củng cố và phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động giáo dục LLCT. Các TTBDCTCH đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, chủ động mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT dành cho các đối tượng không thuộc diện đào tạo của trường chính trị tỉnh; phối hợp có hiệu quả với ban tuyên giáo, ban tổ chức và các đơn vị, đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về LLCT, về nghiệp vụ công tác đảng, Mặt trận và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Hầu hết các đối tượng phát triển đảng, đảng viên mới đều học tại trung tâm theo chương trình Bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng và Bồi dưỡng đảng viên mới do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức biên soạn và hướng dẫn. Công tác phát triển đảng viên không ngừng được tăng lên.

Kết quả của việc đào tạo, bồi dưỡng LLCT là cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở cơ bản nắm được những giá trị cốt lòi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó, tạo được sự thống nhất, sự đồng thuận trong xã hội về mục tiêu, con đường cách mạng. Đồng thời,


thông qua giáo dục LLCT, một số cán bộ, đảng viên ở cơ sở đã biết vận dụng sáng tạo những nội dung cốt lòi và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công việc; chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, đảng viên ngày được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị ngày càng vững vàng, có tác động tích cực, hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch.

Đánh giá về đội ngũ cán bộ cấp xã, trong Báo cáo của Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã nêu rò: “Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã từng bước được chuẩn hóa về trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực thực tiễn, kỹ năng công tác” [35, 13].

Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đánh giá:

“Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín” [60, 2].

Những kết quả đạt được ở trên có sự đóng góp không nhỏ của các TTBDCTCH trong đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Điều đó đã khẳng định, trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều việc phải làm và cần phải tiếp tục điều chỉnh, nhưng trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong điều kiện thực tiễn mới, chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đã ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và


quần chúng nhân dân ở cơ sở đã có những thành tích rất đáng khích lệ. Công tác giáo dục LLCT trên địa bàn cấp huyện của các trung tâm đã phần nào đáp ứng được mục đích, yêu cầu như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn là đào tạo, bồi dưỡng cho Đảng những cán bộ, đảng viên biết “làm việc, làm người, làm cán bộ”; biết “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Mục đích, mục tiêu của việc giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã cơ bản đạt được.

3.1.1.2. Xác định đúng và đảm bảo nguyên tắc, phương pháp, phương châm giáo dục lý luận chính trị

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác giáo dục LLCT, các chủ thể giáo dục LLCT về cơ bản đã thực hiện tương đối tốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các nguyên tắc trong giáo dục LLCT. Đó là nguyên tắc tính đảng và tính khoa học; nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn. Nguyên tắc này được thể hiện trong tất cả các hoạt động giáo dục LLCT, từ việc xây dựng nội dung, chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, tổ chức thực hiện cho đến quá trình triển khai giảng dạy, học tập của giảng viên, học viên.

Trước hết, nội dung tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn về cơ bản đã đảm bảo được nguyên tắc tính đảng, tính khoa học. Nội dung, chương trình đã phản ánh trung thực, khách quan chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời chỉ ra được quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử, tạo được niềm tin khoa học cho người học, sự đồng thuận trong xã hội về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, mối quan hệ giữa tính khoa học và tính đảng, đa số các giảng viên khi thực hiện bài giảng đã bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá đúng bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giảng viên đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học


vào nghiên cứu, nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn. Có nhiều giảng viên, trong quá trình giảng dạy đã kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa năng lực tư duy khoa học, thái độ khách quan trong đánh giá, với việc đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm phản động, chống đối, xuyên tạc của các thế lực thù địch khiến mỗi giờ học, không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là quá trình cùng với học viên tiếp cận đến chân lý, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái chưa đúng và những tàn dư lạc hậu. Chính vì vậy, với mỗi giờ học, học viên không chỉ nhận được kiến thức mà còn là quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Đây chính là mục tiêu, mục đích mà Hồ Chí Minh đã yêu cầu giáo dục LLCT cần phải hướng tới và đạt được.

Quán triệt tư tưởng giáo dục LLCT của Chủ tịch Hồ Chí Minh “học để hành” “gắn kết giữa lý luận và thực tiễn”, nên Ban Tuyên giáo Trung ương khi thiết kế nội dung, chương trình và các giảng viên trong quá trình lên lớp đều cố gắng bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc này và đã đạt được những kết quả nhất định.

Các chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn, dù là học theo chương trình đào tạo (chương trình sơ cấp LLCT, thời gian học là 295 tiết tương đương 30 ngày), hay các chương trình bồi dưỡng LLCT từ 3-5 ngày thì Ban Tuyên giáo Trung ương và các TTBDCTCH luôn dành 1/6 đến 1/10 thời lượng để thảo luận, đi thực tế hoặc nghe các báo cáo, tham luận về tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

Bên cạnh đó, trong kết cấu, trong nội dung các chương trình giảng dạy tại các TTBDCTCH, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như các giảng viên đều quan tâm, chú trọng đến việc gắn kiến thức LLCT với nghiệp vụ công tác. Chương trình, tài liệu sơ cấp lý luận chính trị được Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn thực hiện năm 2012 ngoài việc yêu cầu “tăng cường các phương pháp học tập trực quan, tích cực và tăng thời gian thảo luận, bổ sung thêm báo cáo thực tiễn” [14, 2], đã có bước đổi mới cơ bản về bố cục và kết cấu theo lôgíc chặt chẽ và giảm tải, gắn với yêu cầu thực tiễn đất nước, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà


nước hơn so với chương trình thí điểm năm 2010.

Các chương trình bồi dưỡng dành cho cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã có 3 bài về nghiệp vụ công tác trên tổng số 05 bài của cả chương trình để nhằm mục đích từ việc nắm được những kiến thức cơ bản, học viên có khả năng tổ chức các hoạt động nghiệp vụ ở cơ sở có chất lượng, hiệu quả.

Sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa “học” với “hành” còn ở việc, Ban Tuyên giáo Trung ương đã biên soạn các chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác cho các đối tượng là bí thư chi bộ và cấp ủy viên ở cơ sở, cho cán bộ tuyên giáo ở cơ sở nói chung và cán bộ làm tuyên giáo trong lĩnh vực LLCT, đồng thời còn có 6 tài liệu bồi dưỡng riêng cho cán bộ, hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo thống kê các bài trong chương trình giảng dạy tại trung tâm có 43/111 bài (chiếm 38,7%) cung cấp kiến thức về nghiệp vụ công tác. Có thể nói, phần bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác, thể hiện sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn chiếm thời lượng lớn nhất trong các chương trình giảng dạy tại trung tâm.

Trong 12 năm từ 2008 - 2020, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố, các TTBDCTCH đã mở được 8.872 lớp bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên ở cơ sở cho 980.074 lượt học viên; mở được 12.425 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở, nghiệp vụ báo cáo viên và tuyên truyền viên, nghiệp vụ tuyên giáo lĩnh vực lý luận chính trị) cho 1.475.463 học viên; mở được 41.776 lớp bồi dưỡng cho 4.599.461 cán bộ, hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội [Phụ lục số 1. A1,2,3].

Với việc gắn kết giữa LLCT và nghiệp vụ công tác, học viên sau khi học không chỉ nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở mà còn được học tập về chuyên môn, nghiệp vụ công tác. Qua đó, một số học viên đã phần nào biết


vận dụng sáng tạo phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công việc; chất lượng, hiệu quả công việc ngày được nâng cao. Đây là thành quả của việc nội dung chương trình, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy, giảng viên đã vận dụng tương đối tốt các nguyên tắc giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Quán triệt lời căn dặn của Người: “Trong một trường học, các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực” [98,120], các TTBDCT cấp huyện đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học viên, bước đầu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tại các TTBDCTCH.

Giảng viên đã chú trọng việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy và có nhiều ví dụ minh họa sinh động. Nhiều giảng viên đã sử dụng khá tốt, khá nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử (phần mềm PowerPoint), tăng thêm sự cuốn hút, sức hấp dẫn cho người nghe, mang lại sự chuyển biến tích cực về chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm. Việc tổ chức đi tham quan, nghiên cứu thực tế đã được tổ chức thường xuyên sau mỗi đợt học tập.

Một số giảng viên trong quá trình soạn giảng, chuẩn bị lên lớp cũng như quá trình giảng dạy đã chú ý tìm hiểu về nhu cầu nhận thức của người học và mối liên hệ giữa nội dung học tập với chức trách, nhiệm vụ và thực tiễn địa phương, đơn vị công tác của người học để chuẩn bị những nội dung thiết thực, cụ thể phù hợp với nhu cầu tìm hiểu và nhận thức của người học. Nhiều TTBDCTCH đã có sự đổi mới, cải tiến trong việc soạn giảng các chương trình, chuyên đề bồi dưỡng theo hướng cập nhật kiến thức mới, cập nhật thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vào bài giảng, tăng thời lượng giảng dạy về kỹ năng làm việc cho học viên… giúp người học có thể vận dụng những tri thức được trang bị vào thực tế công việc. Nhiều giảng viên còn sử dụng trò chơi trí tuệ, xua tan không khí căng thẳng của giờ học, kích thích tinh thần học hỏi của học viên…Thông qua việc nâng cao chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022