Nghiên Cứu Về Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Cấp Huyện


thuyết phát triển của dân tộc ta trong thế kỷ XXI” [142, 23].

Học tập phương pháp giáo dục lý luận chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Đoàn Thiện Tài; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”(2004), Phạm Quang Huân, Tạp chí Giáo dục; “Nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong học tập, nghiên cứu - một số nhân tố có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục” (2004), Nghiêm Đình Vỳ, Tạp chí Giáo dục; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp dạy học lý luận chính trị tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” (2006), Vũ Thị Hoa, Tạp chí giáo dục Lý luận; Vị trí vai trò của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thành niên (2009), Bùi Đình Phong, Tạp chí Tuyên giáo; “Học tập cách học và dạy lý luận của Hồ Chí Minh” (2013), Bùi Thị Thanh Hương, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông... Nhóm công trình này đã khẳng định vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT đồng thời nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Theo các tác giả, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục và giáo dục LLCT luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức cho người học, mà còn có tính bao quát, sâu xa nhưng vô cùng sinh động, thiết thực nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ toàn diện, vừa hồng vừa chuyên, có chuyên môn, lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng, sức khỏe, thẩm mỹ,…; phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là nguyên tắc, định hướng trong giảng dạy. Cách tiếp cận vấn đề của các công trình khoa học trên khá phong phú, các nhà khoa học đã phân tích, liên hệ, so sánh, đánh giá mà ở đó tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục LLCT thường được liên hệ như những mẫu mực và trở thành nguyên tắc chỉ đạo công tác giáo dục nói chung và giáo dục LLCT nói riêng.


Luận án tiến sĩ Chính trị học của Đỗ Minh Tuấn: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” đã nghiên cứu, làm rò nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT và luận giải sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục LLCT cho sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Theo tác giả luận án, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học là vấn đề cấp bách hiện nay cần phải được tiến hành đồng bộ, mang tính hiện thực và phải được tiến hành bằng quy trình hợp lý. Trong thời gian tới, phương hướng và giải pháp tăng cường giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải chú ý đến việc xây dựng, hoàn thiện triết lý giáo dục LLCT phù hợp với thực tế và xu hướng giáo dục hiện đại; cần đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giáo dục LLCT theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đối tượng sinh viên; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT gắn với phát huy phẩm chất, năng lực sáng tạo và tự chủ trong học tập LLCT của sinh viên. Tác giả luận án cũng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các trường đại học theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nghiên cứu của luận án là sự gợi mở quan trọng cho tác giả khi đi vào thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học của Vũ Văn Tuấn: “Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” đã làm sáng tỏ nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT, sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới giáo dục LLCT tại các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự. Luận án cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự. Điểm quan trọng của luận án là đã đưa ra khái niệm đổi mới giáo dục LLCT trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


Nghiên cứu về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống các học viện, các trường của Đảng, có các công trình tiêu biểu:

"Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận" (2002), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đây là cuốn kỷ yếu tập hợp các bài viết của các tác giả trong Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cuốn kỷ yếu đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, trong đó, nhiều công trình có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án như: “Mấy suy nghĩ về công tác tư tưởng, lý luận ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong tình hình mới dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hoàng Trang; “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - khâu trọng yếu ở công tác tư tưởng, lý luận hiện nay” của Lê Văn Tích; Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận” của Phạm Ngọc Anh; “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng lý luận” của Nguyễn Khánh Bật;… Các công trình đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, khẳng định Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tư tưởng, lý luận; Thứ hai, tập hợp, luận giải một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tư tưởng, lý luận; Thứ ba, những đóng góp của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin; Thứ tư, công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực lý luận, theo các tác giả, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục LLCT. Tư tưởng của Người về giáo dục LLCT bao gồm từ vị trí, vai trò đến nội dung, nguyên tắc, phương châm, phương pháp giáo dục LLCT đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục LLCT. Ngày nay, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác tư tưởng, lý luận cần tiếp tục đổi mới, vận dụng có hiệu quả tư tưởng của Người để ngày càng đóng góp tích cực, hiệu quả cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Với công trình này, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT đã được các tác giả tập hợp, hệ thống, luận giải khá đầy đủ, cơ bản.

Học viện Chính trị khu vực I có cuốn: Dạy tốt, học tốt lý luận chính trị ở Học viện Chính trị khu vực I theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2020), Nhà xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


bản Chính trị quốc gia, Sự thật phát hành. Công trình đã tập trung làm rò các nội dung: Quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích học LLCT; nội dung dạy và học LLT; yêu cầu đối với người dạy và học LLCT; quản lý dạy và học LLCT; điều kiện để dạy và học tốt LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Điểm mới trong nghiên cứu của công trình này là việc cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc dạy và học LLCT tại Học viện Chính trị khu vực I với những yêu cầu, tiêu chí, cách thức cụ thể, rò ràng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 4

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị khu vực I nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” (2020), do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Sự thật phát hành. Đây là công trình tập hợp 29 bài của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên của Học viện Chính trị khu vực I. Các tác giả đã phân tích nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sự vận dụng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị khu vực I. Trong đó, đáng chú ý là các công trình: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị khu vực I” của Nguyễn Vĩnh Thanh; “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành” trong công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ hiện nay” của Lý Việt Quang; “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp tự học vào nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp LLCT ở Học viện Chính trị khu vực I” của Nguyễn Xuân Trung; “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về tự học và học tập tu dưỡng suốt đời trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay” của Triệu Quang Minh, Nguyễn Thị Hằng; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị khu vực I” của Phạm Thị Ngọc Dung; “ Tiếp tục đổi mới công tác huấn luyện cán bộ tại Học viện Chính trị khu vực I theo tư tưởng Hồ Chí Minh”


của Lê Thị Thục; … Các công trình trên, thứ nhất, đã luận bàn làm rò nội dung, giá trị, tính hiện đại, mới mẻ của tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khẳng định giá trị ấy là những chỉ dẫn, định hướng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ta nói chung và sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng. Thứ hai, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị khu vực I. Trong đó, các tác giả đã khẳng định: việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới hiện nay.

Cùng chủ đề về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong các học viện, các trường chính trị, còn có các công trình: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị ở các trường chính trị tỉnh và thành phố hiện nay”[115] của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị vào giảng dạy trong các trường chính trị hiện nay”[46] của tác giả Vò Thị Bích Diễm… các công trình này đã khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy và học LLCT tại các trường chính trị, đồng thời tác giả của các công trình cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng có hiệu quả công tác này.

Đề tài cấp Bộ mã B.08 - 23 do Ngô Ngọc Thắng làm chủ nhiệm “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay”, (2008), cũng đã khái quát một cách khá toàn diện các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục, từ vị trí, mục đích, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục đến việc đưa ra giải pháp vận dụng tư


tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục LLCT hiện nay. Tác giả cũng khẳng định, tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là cơ sở để vận dụng vào giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong giảng dạy LLCT ở các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống học viện, trường chính trị trong hệ thống trường Đảng đã có khá nhiều công trình. Các công trình đều khẳng định, để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải được coi là giải pháp trọng yếu, có tính chất quyết định.

1.2.3. Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Việc nghiên cứu về giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH tuy chưa có nhiều công trình, nhưng kết quả của các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH cũng đã cung cấp tư liệu quan trọng cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.

Trước hết, có thể kể đến công trình “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị” (2012) do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành. Đây là công trình gồm 6 chuyên đề, bàn về các hoạt động giáo dục LLCT tại TTBDCTCH như: Một số vấn đề chung về công tác giáo dục lý luận chính trị; Một số vấn đề tâm lý và giáo dục học trong giảng dạy lý luận chính trị; Phương pháp dạy học lý luận chính trị; Phẩm chất nghề nghiệp và hoạt động cơ bản của giảng viên lý luận chính trị; Nghệ thuật diễn giảng lý luận chính trị; Kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy lý luận chính trị. Công trình cũng đã đưa ra một số khái niệm công cụ, những yêu cầu trong giảng dạy LLCT như: LLCT, giáo dục LLCT, các nguyên tắc trong giảng dạy LLCT, tiêu chuẩn, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Với những nghiên cứu bài bản, công


phu, công trình đã giúp cho giảng viên, lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện ủy… có thể vận dụng vào các khâu của quá trình giảng dạy và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng LLCT đang triển khai ở các TTBDCTCH.

Công trình “Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị” (2012) do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành cũng đã tập hợp các bài viết nêu rò nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị. Trong đó đáng chú ý có chuyên đề: “Công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị” của tác giả Phạm Văn Linh; “Tham mưu, định hướng về giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và ở trường chính trị tỉnh, thành phố” của tác giả Ngô Đình Xây; “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị; yêu cầu, kỹ năng giảng dạy tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyệncủa tác giả Mai Yến Nga đã nêu rò vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục LLCT. Theo các tác giả, với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và đặc điểm của mỗi đối tượng, công tác giáo dục LLCT có 5 mức độ và với mỗi mức độ giáo dục sẽ được giao cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT riêng: (1) Giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng và hệ thống chính trị theo các trình độ LLCT (cao cấp, cử nhân, trung cấp, sơ cấp, nhiệm vụ này hiện nay do các học viện, trường chính trị, TTBDCTCH đảm nhiệm); (2) Giáo dục LLCT phổ cập cho toàn thể cán bộ, đảng viên của Đảng (chủ yếu do hệ thống các TTBDCTCH đảm nhiệm);

(3) Giáo dục LLCT theo các chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo các loại trường lớp, bậc học, cấp học (hệ thống các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đảm nhiệm); (4) Bồi dưỡng LLCT thường xuyên cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là các vấn đề mới và theo các chương trình chuyên đề (do các học viện, trường chính trị, TTBDCTCH đảm nhiệm); (5) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến LLCT trên hệ thống thông tin đại


chúng, qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên (do cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp chỉ đạo, định hướng, tổ chức thực hiện). Công trình nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò của giáo dục LLCT trong sự nghiệp cách mạng. Theo các tác giả, giáo dục LLCT có vai trò quan trọng, bởi nó là một biện pháp cơ bản để tạo nên phong trào cách mạng rộng lớn của hàng triệu quần chúng, là cơ sở quan trọng để Đảng xây dựng đường lối chính trị đúng đắn. Công tác giáo dục LLCT đã góp phần làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị; góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, giáo dục LLCT cũng góp phần vào việc nâng cao năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng của đội ngũ cán bộ của Đảng.

Nghiên cứu về giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đăng ở các báo, tạp chí có một số công trình tiêu biểu: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phương pháp dạy học của người thầy trong giáo dục lý luận chính trị” (2007), Nguyễn Tiến Hùng, Tạp chí Giáo dục lý luận số 1; “Hà Nam nâng cao chất lượng Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện” (2013) Vũ Nguyên Đán, Báo Nhân dân điện tử, ngày 13/02/2013; “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị” (2013) Quang Thịnh, Tạp chí Tuyên giáo 03/2013; “Nâng cao chất lượng Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện: gian nan tìm lời giải”(2014), Mạnh Hà, baohatinh.vn (ngày 19/12/2014); “Vài suy nghĩ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện” (2017), Đào Thị Hiền, trang thông tin điện tử, Ban Tuyên giáo Kon Tum, ngày 03/10/2017; … Các bài viết dưới các góc độ khác nhau cũng đã nêu được vị trí, vai trò của TTBDCTCH trong việc giáo dục LLCT, những thuận lợi, khó khăn và đề ra một số giải pháp cơ bản để tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT của trung tâm. Các công trình nghiên cứu cũng đã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022