Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở


Theo Phan Văn Kha thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường” [40, tr.102].

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, thì: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [37, tr.35].

Tác giả Đặng Quốc Bảo khi xây dựng mô hình tổng quát về quản lý và đưa ra khái niệm: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”. Quản lý là một quá trình gồm các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện của các thành viên trong tổ chức [4, tr.75].

Từ đó, chúng ta có thể hiểu quản lý là cai quản bộ máy tổ chức bằng sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội để đạt được mục tiêu mà tổ chức đặt ra trong mọi điều kiện.

Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý chính là sự tác động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và ĐT đề ra. Trong công tác tổ chức cán bộ, đó là sự tác động của nhà quản lý đến đội ngũ cán bộ và các lực lượng khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu tăng tiến cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Từ đó, có thể hiểu khái niệm này như sau: Quản lý hoạt động BD lý luận chính trịnghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là thực hiện chỉ đạo phối hợp, điều hành, kiểm tra đơn vị, tổ chức tham gia bồi dưỡng theo nội dung quy định nhằm tăng cường và nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực thực tiễn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

Với khái niệm này, quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở thực chất là quá trình quản lý hoạt động dạy (hoạt động BD) và hoạt động học (hoạt động nhận thức của học viên - được BD), người quản lý phải xác định mục tiêu lập kế hoạch tổ chức, điều khiển và tiến hành tổ chức BD, quản lý quá trình dạy và học đánh giá kết quả học viên.


1.3. Hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

1.3.1.1. Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ giúp cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiểu biết sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn những tri thức lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 6

Lý luận có vai trò rất quan trọng đối với cách mạng. V.I.Lênin - người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản trên thế giới đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Ông đã chỉ rõ: Người ta có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí tuệ của mình bằng cách không ngừng học tập để thâu thái vào đầu óc của mình toàn bộ kho tàng tri thức của nhân loại và hiểu biết đó phải dẫn tới cuộc sống và hành động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Người xác định, phải có thói quen đem lý luận liên hệ với thực tiễn, đem những lý luận đã tiếp thu được cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong đời sống hàng ngày mà áp dụng vào các công việc thực tế.

Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính thực tế, theo đó việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo. Người mong muốn việc học

- hành, tức là nhận thức - hành động phải đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu. Vì vậy, theo Người học tập phải toàn diện các chương trình, trong đó, việc học tập lý luận Mác-Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung rất quan trọng.

Công tác ĐT, BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ là một bộ phận cơ bản, nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm thường xuyên, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức và viên chức.

Từ đó cho thấy, BD lý luận chính trị và nghiệp vụ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng cho cán bộ nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn những tri thức về lý luận chính trị, về chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.


1.3.1.2. Bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ nhằm củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tạo động lực thúc đẩy họ hoàn thành tốt nhiệm vụ

Có thể nói, việc BD lý luận chính trị củng cố cho người học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, vận dụng vào hoạt động thực tiễn cuộc sống để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Trước hết phải nói là xây dựng mỗi quan hệ giữa người với người trên tinh thần tôn trọng, tương trợ và thương yêu lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời, qua BD nhằm không ngừng nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong các thời kỳ lịch sử; góp phần quan trọng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng.

Vì vậy, mỗi cán bộ phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của BD lý luận chính trị và nghiệp vụ đối với công tác, với sự nghiệp cách mạng; nhận thức rõ học tập lý luận chính trị và BD nghiệp vụ là nâng cao năng lực của chính bản thân mình trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1.3. Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ giúp cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở thực hiện tốt công tác cán bộ của Đảng

Thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác BD lý luận chính trị đã góp phần quan trọng trong việc làm cho lý luận cách mạng thâm nhập và trở thành “công cụ vật chất” để đội ngũ cán bộ đủ trình độ nhận thức và trưởng thành trong các hoạt động cách mạng của mình.

Thông qua ĐT, BD lý luận chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, xây dựng con người mới - con người Xã hội chủ nghĩa. Cũng thông qua đó, trình độ lý luận chính trị của cán bộ được nâng cao, khắc phục biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Mặt khác, BD lý luận chính trị và


nghiệp vụ góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ gồm những người kiên định lập trường, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

Trong điều kiện đổi mới và hội nhập hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội với nhiều thuận lợi và thách thức thì nhiều vấn đề mới đặt ra cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong Đảng, sự đồng thuận của toàn xã hội, trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, khó khăn đòi hỏi mỗi cán bộ phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Cho nên, cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhất là trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở - đây là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài.

Với tầm quan trọng của công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ, trong công tác cán bộ Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quy định trình độ lý luận chính trị. Theo đó chức trách nhiệm vụ, chức danh, vị trí việc làm của cán bộ đều được gắn với tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đòi hỏi trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ tương xứng chức danh mới sẽ đảm nhiệm.

1.3.2. Đặc trưng của bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

1.3.2.1. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc câp cơ sở ngoài yêu cầu có đủ phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức theo quy định hiện hành còn phải rèn luyện đạt được tiêu chí theo Hướng dẫn số 101/HD-MTTW-BTT ngày 23/7/2013 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc thực hiện các tiêu chí “Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận”. Có thể khái quát thành các tiêu chí cơ bản là:

(1) Chủ động học tập, rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

(2) Chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

(3) Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc.


(4) Hết lòng phấn đấu vì lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân.

(5) Tự phê bình và phê bình giúp đỡ nhau tiến bộ.

(6) Đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, “cán bộ Mặt trận Tổ quốc phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân” như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ X.

1.3.2.2. Đặc thù của hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

a. Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở theo quy định về học tập lý luận chính trị của Ban Bí thư Trung ương tại Quyết định 100-QĐ/TW, ngày 3/6/1995 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) và yêu cầu về chuyên môn đối với công chức tại Luật công chức.

b. Đối tượng bồi dưỡng gồm công chức và cán bộ không chuyên trách tại cơ sở, với trình độ học vấn khác nhau, không đồng đều về trình độ, về thành phần, điều kiện công tác, học tập… có tinh thần trách nhiệm cao đối với các hoạt động trong cộng đồng.

c. Nội dung, hình thức bồi dưỡng cần được thực hiện theo chương trình quy định và phù hợp với trình độ, nhận thức của từng loại đối tượng học tập để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.3. Các thành tố quá trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

1.3.3.1. Mục tiêu Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

Mục tiêu xuyên suốt của BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là: Nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ cán bộ cơ sở để có khả năng vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương.

Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác MTTQ giúp cho cán bộ tiếp thu lý luận, đường lối, chính sách, nâng cao khả năng nắm bắt, phát hiện những vấn đề trong thực tiễn, vận dụng xây dựng các chủ trương, phương hướng, biện


pháp phù hợp với thực tế địa phương. Đồng thời, giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng tổng kết, đánh giá đúng thực tiễn, rút ra được những kết luận mang tính lý luận; tạo khả năng chỉ đạo thực tiễn của cán bộ vừa ở tầm khái quát, hệ thống, vừa cụ thể, chặt chẽ, mềm dẻo hiệu quả.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, do tính chất phức tạp của công cuộc đổi mới, cùng với những diễn biến khó lường của tình hình thế giới và khu vực, yêu cầu đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải biết phân tích lý giải để nhận thức và hành động, nắm bắt được xu hướng vận động và phát triển của các hiện tượng trong cuộc sống. Để đáp ứng được điều đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được học tập, BD nâng cao trình độ lý luận chính trị, tạo được bản lĩnh chính trị nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

1.3.3.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

Nội dung BD lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở là: Kiến thức cơ bản lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận về Nhà nước và pháp luật; các kỹ năng vận dụng xử lý tình huống trong thực tiễn; cách thức truyền tải những tri thức mới, tiên tiến; những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Nội dung, chương trình BD được cụ thể phù hợp với đối tượng học tập, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và phương thức công tác của cán bộ cơ sở, nhu cầu đòi hỏi thực tế nhằm trang bị những kiến thức phù hợp nhất. Đồng thời, chú trọng cả BD, rèn luyện về phẩm chất đạo đức cán bộ, tạo thành mối liên hệ mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, BD kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

b. Chương trình bồi dưỡng:

Theo Tài liệu chuyên đề BD lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở (Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011), chương trình BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở gồm 6 chuyên đề cơ bản sau:

Chuyên đề 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên đề 2: Đảng Cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại.


Chuyên đề 3: Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

Chuyên đề 4: Những vấn đề cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chuyên đề 5: Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. Chuyên đề 6: Một số cuộc vận động lớn của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ công tác mặt trận như các kĩ năng hiệp thương, kĩ năng làm công tác dân vận, kĩ năng tuyên truyền… đều được chú ý bồi dưỡng cho cán bộ mặt trận cơ sở.

1.3.3.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng

a. Hình thức bồi dưỡng:

Có nhiều hình thức thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng theo từng đợt, bồi dưỡng thường xuyên theo thời gian nhất định…

* Bồi dưỡng chuyên đề: Thông thường các lớp BD có thời gian từ 1-3 ngày, các lớp này được tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, thông tin những vấn đề mới về lý luận và trong thực tiễn.

* BD theo đợt: Thời gian từ 3 ngày đến 1 tuần, được tổ chức BD nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể; BD chuyên đề và BD theo yêu cầu cấp ủy.

* BD trung hạn: Có thời gian từ 1 - 10 tháng, được tổ chức ĐT, BD sơ cấp lý luận chính trị.

b. Phương pháp bồi dưỡng:

Bồi dưỡng lý luận chính trị là một hoạt động giáo dục mang tính đặc thù, cho đối tượng chủ yếu là cán bộ đang công tác, đã trải qua những công việc nhất định, có trình độ, kiến thức, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp dạy học thuyết trình.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp xử lý tình huống.

- Phương pháp dạy học theo dự án.

- Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp, linh hoạt để phát huy ưu điểm của phương pháp truyền thống nhằm nâng cao chất lượng bài giảng.


- Thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm trong quá trình BD, tăng cường đối thoại trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa các giảng viên với học viên, giữa các học viên với nhau, khích lệ học viên tích cực trao đổi, thảo luận. Giảng dạy theo cách dẫn dắt vấn đề, rõ ràng; dành thời gian để học viên suy ngẫm, không nên áp đặt ý kiến chủ quan của giáo viên một cách nóng vội.

- Phương pháp BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cán bộ mặt trận phải gắn chặt giữa lý luận với thực tiễn ở cơ sở; kết hợp giảng dạy trên lớp với khảo sát thực tế cơ sở.

- Ngoài ra, còn thực hiện phương pháp để cho học viên tự BD thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu học tập những học viên khác, những cán bộ có kinh nghiệm hoạt động trong thực tiễn.

1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Lấy kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình BD lý luận chính trị, đồng thời làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp hơn với tất cả các yêu cầu dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Kết quả học tập của học viên, đó cũng chính là kết quả giảng dạy của giáo viên.

a. Nội dung kiểm tra:

Cần kiểm tra, đánh giá ở các nội dung sau:

- Việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch BD lý luận chính trị của từng lớp, từng đợt của trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện tổ chức.

- Kết quả thu hoạch của học viên về khả năng nắm bắt tinh thần, nội dung Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nghĩa vụ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của học viên; dùng kiến thức đã học được cho việc xác định phương hướng, biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

- Sự thay đổi về tư tưởng chính trị, lập trường, quan điểm của học viên qua mỗi chương trình ĐT, BD lý luận chính trị.

b. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua kết quả các bài viết thu hoạch cuối kỳ BD, qua các kiểm tra trong thời gian học tập.

- Kiểm tra, đánh giá thông qua theo dõi tinh thần, thái độ, ý thức học tập của học viên trên lớp và trong khi hoạt động học tập ở ngoài nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023