Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Cho Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Theo Định Hướng Phát Triển Nguồn Nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các nội dung trong công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực được đánh giá ở những mức độ khác nhau. Các nội dung được đánh giá cao liên quan đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng như: Chú trọng đến việc tăng cường khả năng tương tác của các học viên tham gia bồi dưỡng; Chú trọng đến khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên và khả năng phát triển năng lực riêng của từng học viên; Tôn trọng tính sáng tạo của cá nhân của học viên tham gia bồi dưỡng; Coi trọng trách nhiệm và quyền hạn của GV; đề cao tinh thần làm việc tập thể khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS. Điều đó thể hiện các nhà quản lý đã quan tâm đến tính tích cực hoạt động của học viên, lấy người học làm trung tâm. Đây là một xu thế hiện đại trong hoạt động bồi dưỡng nói chung, tạo điều kiện cho người học có điều kiện tìm kiếm thông tin, suy nghĩ, tương tác lẫn nhau, chú trọng phát triển năng lực riêng của từng người, cụ thể:

Chú trọng đến việc tăng cường khả năng tương tác của học viên tham gia bồi dưỡng được đánh giá mức độ hiệu quả đạt 83% từ khá trở lên; Việc chú trọng đến khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên và khả năng phát triển năng lực riêng của học viên được đánh giá mức độ hiệu quả tốt với 75% ý kiến; coi trọng trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên; đề cao tinh thần làm việc tập thể khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT được đánh giá mức độ hiệu quả tốt 58,33% ý kiến. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS. Với đặc thù của công tác bồi dưỡng LLCT cho CBCC, để có thể truyền tải được nội dung bồi dưỡng cơ bản, đồng thời hình thành cho họ những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với kiến thức đã lĩnh hội thì việc chú trọng đến cá nhân học viên, vai trò, trách nhiệm của giáo viên là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, trong quản lý chỉ đạo bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS còn

những nội dung: Chỉ đạo nghiên cứu định hướng phát triển nguồn nhân lực trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC CCS; Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực; Chỉ đạo khảo

sát nhu cầu bồi dưỡng của CBCC CCS trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT; Chỉ đạo khảo sát, đánh giá hiệu quả của từng phương pháp bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS mức độ đánh giá hiệu quả thấp chiếm đa số ý kiến. Thực trạng này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Đây là một trong những nội dung mà nhà quản lý cần phải quan tâm điều chỉnh để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả hơn.

2.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sau mỗi khóa bồi dưỡng là một khâu quan trọng giúp nhà quản lý nắm được thực trạng hoạt động bồi dưỡng, từ đó có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.

Khảo sát công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đối với câu 6 (Phụ lục 1), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ CBCC CCS


TT


Nội dung kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Đôi khi


Ít khi

Không bao giờ


1

Đảng bộ tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân

lực


0


0


0


100


0


2

Lồng ghép nội dung kiểm tra hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS với

các nội dung kiểm tra khác


0


16,67


41,67


33,33


8,33


3

Chỉ đạo kiểm tra những nội dung bồi

dưỡng liên quan đến phát triển nguồn nhân lực


0


0


25


50


25,00


4

Tổ chức các buổi họp đánh giá, rút kinh

nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS


0


25


25


33,33


16,67


5

Đề ra biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh

hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS sau mỗi đợt kiểm tra


0


0


25


33,33


41,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy Đảng bộ thành phố Tuyên Quang đã có những biện pháp để kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; đã xác định được vai trò quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả của công tác bồi dưỡng; sau mỗi đợt kiểm tra đã điều chỉnh nội dung bồi dưỡng. Như vậy, có thể nhận thấy các nhà quản lý đã quan tâm đến hoạt động quản lý công tác kiểm tra bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đi sâu vào từng nội dung của hoạt động quản lý kiểm tra giám sát còn nhiều tồn tại, thể hiện chưa rõ ràng, cụ thể:

Việc tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực được cả CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện ''ít khi'' là 100%.

Công tác ''Chỉ đạo kiểm tra những nội dung bồi dưỡng liên quan đến phát triển nguồn nhân lực” được khách thể đánh giá ở mức độ thực hiện không thường xuyên (50% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "ít khi"; 25% đánh giá không bao giờ thực hiện).

Tổ chức các buổi họp đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS cơ bản đã được triển khai (có 25% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện "Thường xuyên"). Tuy nhiên, cũng có tới 16,67% khách thể cho rằng không thực hiện bao giờ.

Việc đề ra biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS sau mỗi đợt kiểm tra cũng đã được thực hiện, nhưng với mức độ không thường xuyên (Có 0,0% đánh giá "Rất thường xuyên", "Thường xuyên").

Từ thực trạng trên cho thấy công tác quản lý kiểm tra giám sát hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hoạt động kiểm tra giám sát chưa có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC CCS. Đây

là một vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt dộng bồi dưỡng lý luận chính trị

Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 (Phụ lục 1) trong phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

Thứ bậc

1

Sự lãnh đạo của Đảng

32

1

2

Năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng của GV

24

5

3

Sự tự giác, tích cực của học viên

24

5

4

Nội dung chương trình tổ chức bồi dưỡng

30

3

5

Phương pháp bồi dưỡng

31

2

6

Hình thức tổ chức bồi dưỡng

29

4

7

Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí

19

7

8

Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

22

6

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy: trong 8 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì ý kiến của CBQL, GV đánh giá yếu tố sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (xếp thứ 1) - có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị. Bởi vì, Ban Chấp hành Đảng bộ sẽ đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chủ

trương trong công tác bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm cập nhật đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đảm bảo thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, kiến thức kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, về công tác điều hành tập thể, quản lý nhà nước về kinh tế tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

Xếp thứ 2 là yếu tố phương pháp bồi dưỡng. Tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng quyết định đến việc nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị. Đây là một vấn đề cấp bách quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.

Xếp thứ 3 là yếu tố nội dung chương trình tổ chức bồi dưỡng. Bởi vì giáo trình bồi dưỡng lý luân chính trị thường mang tính ổn định, ít thay đổi trong nhiều năm liền, trong đó các thông tin cập nhật thay đổi nhanh buộc giảng viên phải không ngừng cập nhật thông tin để bổ sung vào bài dạy. Hơn nữa, đối tượng học viên cũng mang tính ổn định nên hàng năm thường tham gia tập huấn và năm nào cũng học cùng chương trình đó nếu giảng viên thiếu cập nhật, đổi mới dễ gây nhàm chán.

Xếp vị trí thứ 4 là hình thức tổ chức bồi dưỡng. Trong thực tế hiện nay các lớp bồi dưỡng thường diễn ra trong thời gian ngắn, học viên đông nên công tác tổ chức bồi dưỡng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng.

Cùng xếp thứ 5 là các yếu tố năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng của giảng viên và sự tự giác, tích cực của học viên. Phương pháp này lấy người học làm trung tâm, đó là chiến lược tạo cơ hội cho học viên tham gia tích cực vào quá trình dạy và học. Vấn đề cốt lõi của phương pháp này là sự trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giữa giảng viên và học viên thông qua học và hành, qua đó giúp người học tiếp thu nhanh, hiểu sâu, nhớ kỹ những kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn. Thực hiện phương pháp

này, học viên sẽ được học những gì họ cần. Học viên chủ động tham gia vào toàn bộ tiến trình học tập. Trong định hướng và trao đổi thông tin đa chiều, mọi người học đều phải cùng suy nghĩ và có thể giúp đỡ, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Học viên cảm thấy kiến thức và kỹ năng của họ được tôn trọng nên họ tự tin và sẵn sàng giúp đỡ nhau.

Xếp vị trí thứ 6 là yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt càng cao. Cán bộ sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi học bồi dưỡng.

Yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí là một trong những điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho học viên được đánh giá có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT được xếp vị trí thứ 7. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng như: màn hình, máy chiếu, hệ thống âm thanh, phòng học khang trang, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Có hệ thống biển bảng thông báo quy định, quy chế tạo nên tính trang nghiêm và tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho giảng viên, học viên trong quá trình tham gia các lớp tập huấn.

2.4. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.4.1. Kết quả đạt được

Hoạt động của Đảng bộ thành phố đã bám sát vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, kết quả bồi dưỡng hàng năm tăng lên cả về số lớp và số học viên, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tổ chức hoạt động và quản lý đào tạo bồi dưỡng được đổi mới, từng bước đi vào nền nếp và có hiệu quả, đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Việc triển khai quán triệt, học tập và thực hiện Nghị quyết được tiến hành nghiêm túc; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức,

hành động, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt đối với phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cấp ủy, chính quyền thành phố đến cơ sở đã thường xuyên quan tâm, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác giáo dục - đào tạo, trọng dụng trí thức, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, phường, các cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân...

Đã xây dựng chương trình, kế hoạch, việc làm cụ thể thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, trong phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hoá - văn nghệ...; tạo môi trường cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố rèn luyện, phấn đấu và cống hiến. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và trách nhiệm tham mưu của các cơ quan chuyên môn trong công tác tổ chức, cán bộ và việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Khâu xác định mục tiêu bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở chưa khoa học, chưa sát với yêu cầu thực tế của cơ sở, chưa đảm bảo tính quy hoạch trong BD, còn bị động dẫn đến khi tổ chức thực hiện phải điều chỉnh, làm cho quản lý hoạt động bồi dưỡng có những khó khăn nhất định.

Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng cho CBCC cấp cơ sở còn nhiều bất cập: Chương trình BD chưa thành hệ thống, còn nặng về lý thuyết và chưa gắn với thực tiễn của địa phương. Nội dung BD trong những năm qua mặc dù đã có sự đổi mới, chỉnh lý, bổ sung nhưng vẫn có sự trùng lặp ở các chuyên đề trong

cùng một chương trình (chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Mặt trân ̣Tổ quốc và đoàn thể).

Việc đánh giá khóa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của CBCC cấp cơ sở còn mang tính hình thức, chưa thực chất. Công tác tổng kết thực tiễn chưa được thực hiện.

Các hình thức và phương thức bồi dưỡng ít được cải tiến, chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ và cập nhật kiến thức quản lý kinh tế, thông tin thời sự trong nước, quốc tế và khu vực chưa thực hiện thường xuyên.

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm còn hạn chế như: Chưa xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giảng viên; chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng CBCC cấp cơ sở có trình độ, nghề nghiệp… khác nhau. Phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn nặng về thuyết trình, phương pháp trao đổi thông tin hai chiều như: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống còn ít được áp dụng. Vì vậy không những làm giảm chất lượng, hiệu quả của các khóa bồi dưỡng mà CBCC cấp cơ sở tham gia học tập cảm thấy nhàm

chán.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác nguồn nhân lực, còn cho rằng đó là việc của cấp trên, do vậy chưa có các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tích cực nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo kiến thức vào hoạt động thực tiễn.

- Điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn nên còn hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, chưa thu hút được nhân tài, trí thức có trình độ chuyên môn giỏi về thành phố công tác lâu dài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022