Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở Tỉnh Bắc Ninh



STT

nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


___

X

Thứ bậc

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9

Tổ chức dạy học trên

lớp theo quy định

48

13

51

13.8

114

30.8

124

33.5

33

8.9

3.13

7

10

Phương pháp giảng

dạy tốt

37

10

68

18.4

141

38.1

85

23

39

10.5

3.06

9

11

Phát huy tính tích

cực của học viên

65

17.6

109

29.5

107

28.9

70

18.9

19

5.1

2.65

13

12

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Tham quan học tập

kinh nghiệm


77


20.8


114


30.8


101


27.3


66


17.8


12


3.2


2.52


14

13

Dạy học rèn luyện

phương pháp tự học

63

17

106

28.6

87

23.5

85

23

29

7.8

2.76

12

14

Tăng cường phối

hợp, hợp tác nhóm

120

32.4

114

30.8

88

23.8

43

11.6

5

1.4

2.19

15

15

Sử dụng các thiết bị dạy học và công nghệ thông tin phục

vụ dạy học.


39


10.5


101


27.3


124


33.5


79


21.4


27


7.3


2.88


11

Trung bình %

13.54

20.74

28.25

25.31

12.13

3.02


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 10

Nhận xét: Từ kết quả thu được nói trên, chúng tôi có một số nhận xét về thực trạng hoạt động dạy học bồi dưỡng ở các trung tâm như sau:

Xét điểm trung bình chung của các tiêu chí (3,02) có thể nhận xét khái quát chung là việc giảng dạy bồi dưỡng ở các trung tâm đạt ở mức khá. Tỉ lệ % trung bình cũng phản ánh thực trạng đó. Tỉ lệ % trung bình ở mức khá là 28,25%, mức tốt khoảng 25%, mức trung bình hơn 20%, mức yếu và mức rất tốt, mỗi loại chiếm tỉ lệ hơn 10%.

Việc thực hiện các yếu tố trong dạy học bồi dưỡng không đồng đều nhau. Có yếu tố thực hiện khá tốt như: Đảm bảo thực hiện đúng chương trình, điểm trung bình 3,54 mức giữa khá và tốt. Tiếp theo là kế hoạch giảng dạy đảm bảo nội dung (điểm trung bình 3,41), đảm bảo tốt quy chế chuyên môn (điểm trung bình 3,34). Có một số yếu tố thực hiện chỉ ở mức trung bình, chẳng hạn như tổ chức hợp tác nhóm,


phối hợp trong học tập (điểm trung bình 2,19), tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập (điểm trung bình 2,52). Điều đó thể hiện rất rõ ở tỉ lệ % đánh giá mức yếu. Có đến 32,4% đánh giá ở mức yếu đối với việc tổ chức cho học viên phối hợp, hợp tác nhóm và 20,8% đánh giá ở mức yếu đối với việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập cho học viên.

Trên đây là kết quả điều tra bằng phiếu hỏi về thực trạng tổ chức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh. Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu sản phẩm hoạt động… cơ bản chúng tôi đều thu được kết quả tương đối thống nhất với kết quả nghiên cứu của phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

Tóm lại, qua khảo sát về thực trạng hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cho thấy:

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, cơ bản là đáp ứng ở mức cận khá. Giảng viên cơ bản đảm bảo trình độ chuyên môn, nhưng trình độ về lí luận chính trị còn chưa đảm bảo theo quyết định 1853-QĐ/TW của Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu người tham gia giảng dạy tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị.

Thứ hai, nội dung, chương trình bồi dưỡng có những phần chưa cập nhật, nặng về lí luận dài dòng. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bồi dưỡng còn nhiều vấn đề phải bàn, nhất là cách thuyết trình lan man, cách thức tổ chức chưa hấp dẫn, chưa phát huy được sự phối hợp hoạt động, thảo luận giữa các học viên.

Thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phù hợp nhưng chưa hiện đại, chưa tương xứng với vai trò của các trung tâm trong việc bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh

2.3.2.1. Sự cần thiết quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ

Để đánh giá mức độ cần thiết quản lý hoạt động BD lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.7.


Bảng 2.7: Sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng


Mức độ đánh giá

Số lượng

%

% lũy tiến

Rất cần thiết

101

27.3

27.3

Cần thiết

163

44.1

71.4

Phân vân

58

15.7

87.0

Không cần thiết

35

9.5

96.5

Hoàn toàn không cần thiết

13

3.5

100

Nhận xét: Qua số liệu thống kê ở bảng 2.7 cho thấy, có đến 71,4% các ý kiến được hỏi cho rằng việc quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là cần thiết và rất cần thiết.

Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Nếu không có sự quản lí sát sao, khoa học thì việc bồi dưỡng cán bộ chỉ mang tính hình thức, không đi vào thực tế, không bảo đảm chất lượng, không thực hiện được mục đích của nó. Việc quản lí sẽ làm cho công tác bồi dưỡng thực hiện có kế hoạch, đúng theo nội dung chương trình quy định, đảm bảo thời gian, thời lượng, sử dụng đúng các nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Tuy vậy, vẫn còn một số người được hỏi cho rằng, việc quản lí hoạt động bồi dưỡng hoàn toàn không cần thiết hoặc không cần thiết. Tỷ lệ này chiếm khoảng 13%. Phỏng vấn thêm một số đối tượng trong số này, họ cho rằng, việc bồi dưỡng đã có kế hoạch, giáo viên cứ lên lớp theo quy định, học viên lên lớp theo thông báo của các cấp quản lí nên việc quản lí trở nên thừa. Thực sự những đối tượng này chỉ nhìn thấy hình thức bên ngoài và không hiểu được tính tất yếu của việc quản lí một hoạt động, một tổ chức.

2.3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở

Để khảo sát việc lập kế hoạch BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.8.


Bảng 2.8: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở


STT

Nội dung kế hoạch

Mức độ đánh giá


___

X

Thứ bậc

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mục tiêu BD

32

8.6

45

12.2

62

16.8

155

41.9

76

20.5

3.54

1

2

Đối tượng BD

36

9.7

39

10.5

106

28.6

116

31.4

73

19.7

3.41

2

3

Nội dung chương trình BD

36

9.7

61

16.5

106

28.6

75

20.3

92

24.9

3.34

3

4

Chỉ tiêu đạt được sau

khi BD

48

13

72

19.5

76

20.5

121

32.7

53

14.3

3.16

6

5

Biện pháp thực hiện

45

12.2

62

16.8

97

26.2

100

27

66

17.8

3.22

5

6

Hình thức tổ chức BD

50

13.5

51

13.8

111

30

125

33.8

33

8.9

3.11

7

7

Các nguồn lực thực hiện

23

6.2

86

23.2

142

38.4

81

21.9

38

10.3

3.07

8

8

Thời gian thực hiện

33

8.9

63

17

101

27.3

115

31.1

58

15.7

3.28

4

9

Đơn vị trực tiếp và phối

hợp thực hiện

47

12.7

70

18.9

117

31.6

99

26.8

37

10,0

3.02

9

Trung bình %

10.50

16.49

27.56

29.66

15.79

3.24


Nhận xét: Xem xét điểm trung bình chung và điểm trung bình của mỗi yếu tố cho thấy, việc lập kế hoạch bồi dưỡng trong công tác quản lí của các trung tâm được đánh giá ở mức trên khá một chút.

Xem xét 09 yếu tố cơ bản trong nội dung kế hoạch cho thấy, yếu tố thực hiện tốt nhất là xác định mục tiêu bồi dưỡng, với điểm trung bình là 3,54. Tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện ở mức cao và rất cao trên 60%. Tiếp theo là yếu tố xác định đối tượng bồi dưỡng với điểm trung bình là 3,41, cũng có trên 60% khách thể điều tra đánh giá ở mức cao và rất cao. Yếu tố được đánh giá cao thứ ba là xác định nội dung bồi dưỡng, điểm trung bình là 3,34 và có khoảng 45% khách thể điều tra đánh giá ở mức cao và rất cao.

Yếu tố được đánh giá thấp nhất là việc lập kế hoạch phối hợp thực hiện, với điểm trung bình là 3,02. Tiếp theo là việc lập kế hoạch về các nguồn lực, điểm trung bình là 3,07. Yếu tố tiếp theo là việc lập kế hoạch về hình thức tổ chức bồi dưỡng, điểm trung bình là 3,11.


Như vậy, việc lập kế hoạch quản lí công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh ở mức khá. Trong quá trình lập kế hoạch cần chú trọng đến các yếu tố về phối hợp thực hiện, các nguồn lực và hình thức tổ chức bồi dưỡng.

2.3.2.3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở

a. Thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Để khảo sát về biện pháp BD phát triển đội ngũ giảng viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.9;

Bảng 2.9: Đánh giá biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên



STT


Biện pháp

Mức độ đánh giá


___

X

Thứ bậc

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch ĐT,

BD giảng viên

43

11.6

78

21.1

118

31.9

71

19.2

60

16.2

3.07

1

2

Bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên


53


14.3


117


31.6


117


31.7


61


16.5


22


5.9


2.68


2

3

Thực hiện BD thường

xuyên kỹ năng hoạt động thực tiễn


118


31.9


125


33.8


81


21.9


42


11.4


4


1.1


2.16


6

4

Bồi dưỡng cập nhật thường xuyên đường lối chủ trương của Đảng,

Nhà nước


92


24.9


98


26.5


121


32.7


44


11.9


15


4.1


2.44


4

5

Tổ chức BD năng lực

nghề nghiệp

93

25.1

107

28.9

131

35.4

31

8.4

8

2.2

2.34

5

6

Đào tạo BD nâng chuẩn

lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

128

34.6

110

29.7

96

25.9

26

7.1

10

2.7

2.14

7

7

Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình

độ ngoại ngữ, tin học


56


15.1


127


34.3


117


31.6


56


15.2


14


3.8


2.58


3

Trung bình %

22.50

29.41

30.16

12.81

5.14

2.49



Nhận xét: Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy, biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên được đánh giá cao nhất là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên với điểm trung bình là 3,07, có khoảng 35% đánh giá ở mức cao và rất cao. Biện pháp thứ hai là tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, điểm trung bình là 2,68.

Biện pháp được đánh giá thấp nhất là đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, điểm trung bình là 2,14. Tiếp theo là biện pháp bồi dưỡng các kĩ năng hoạt động thực tiễn, điểm trung bình là 2,16.

Xét điểm trung bình chung của tất cả các biện pháp cho thấy, điểm trung bình chung là 2,49. Như vậy, hầu hết các biện pháp đều được đánh giá ở mức từ trung bình đến cận khá. Chỉ có một biện pháp duy nhất được đánh giá ở mức khá, đó là biện pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Xét tỉ lệ % cũng cho thấy, có trên 22% khách thể khảo sát đánh giá ở mức yếu về các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên.

Thực trạng này đòi hỏi trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cần chú ý đến việc phát triển đội ngũ giảng viên, vì đây là đội ngũ quyết định chất lượng bồi dưỡng.

b. Thực hiện các biện pháp tổ chức BD


Để đánh giá việc tổ chức hoạt động BD chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.10 sau:


Bảng 2.10: Thực trạng hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh


STT

Hoạt động bồi dưỡng

Mức độ đánh giá


___

X

Thứ bậc

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thực hiện BD đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tuân

thủ theo kế hoạch


34


9.2


37


10


101


27.3


112


30.3


86


23.2


3.48


1

2

Thực hiện đúng tiến

độ đã xây dựng

36

9.7

61

16.5

106

28.6

75

20.3

92

24.9

3.34

3

3

Tổ chức hoạt động BD

một cách khoa học

23

6.2

86

23.2

142

38.4

81

21.9

38

10.3

3.07

7

4

Tổ chức hiệu quả theo kế hoạch và mục

tiêu đặt ra


32


8.6


63


17


69


18.6


133


35.9


73


19.7


3.41


2

5

Phối hợp và phân công cụ thể từng đơn

vị thực hiện


33


8.9


63


17


101


27.3


115


31.1


58


15.7


3.28


4

6

Đổi mới tổ chức hoạt

động bồi dưỡng

46

12.4

68

18.4

76

20.5

124

33.5

56

15.1

3.14

5

7

Nhiệm vụ cụ thể của

Mặt trận Tổ quốc huyện

49

13.3

51

13.8

106

28.6

125

33.8

38

10.3

3.07

6

8

Nhiệm vụ cụ thể cho

trung tâm bồi dưỡng cấp huyện


56


15.1


75


20.3


102


27.6


86


23.2


51


13.8


3.00


8

Trung bình %

10.43

17.03

27.11

28.75

16.63

3.22


Nhận xét: Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng được đánh giá chung ở mức khá, với điểm trung bình chung của các biện pháp tổ chức là 3,22. Biện pháp được đánh giá cao nhất là “Thực hiện bồi dưỡng đúng kế hoạch”, với điểm trung bình là 3,48. Có trên 50% khách thể được hỏi đánh giá biện pháp này ở mức tốt và rất tốt. Biện pháp được đánh giá cao thứ hai là “thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra”, điểm trung bình là 3,41, và tỉ lệ % đánh giá ở mức tốt và rất tốt cũng trên 50%.


Biện pháp được đánh giá thấp nhất là “nhiệm vụ cụ thể cho trung tâm bồi dưỡng huyện”, điểm trung bình là 3,00, tiếp theo là biện pháp “tổ chức bồi dưỡng một cách khoa học”, với điểm trung bình là 3,07.

Xét theo tỉ lệ % cho thấy, có trên 10% đánh giá các biện pháp tổ chức bồi dưỡng ở mức độ yếu.

Như vậy, thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng cán bộ ở các trung tâm bồi dưỡng huyện được tiến hành tương đối tốt.

c. Thực trạng sự phối hợp các đơn vị trong hoạt động BD

Để khảo sát tình hình phối hợp hoạt động BD cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở chúng tôi sử dụng câu hỏi số 11, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11: Thực trang phối hợp đơn vị trong tổ chức hoạt động BD



STT

Đơn vị phối hợp

Mức độ


___

X

Thứ bậc

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Trung tâm BD chính trị

huyện (Chủ thể phối hợp)

15

4.1

40

10.8

93

25.1

139

37.6

83

22.4

3.64

1

2

Ban tuyên giáo cấp huyện

123

33.2

175

47.3

59

15.9

9

2.4

4

1.1

1.91

5

3

Mặt trận Tổ quốc huyện

24

6.5

48

13

112

30.3

118

31.9

68

18.4

3.43

2

4

Các xã, phường, thị trấn

126

34.1

110

29.7

95

25.7

29

7.8

10

2.7

2.15

4

5

Mặt trận Tổ quốc tỉnh

47

12.7

65

17.6

95

25.7

98

26.5

65

17.6

3.19

3

Trung bình %

18.12

23.68

24.54

21.24

12.44

2.86


Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy sự phối hợp với nhau giữa các đơn vị có liên quan trong tổ chức hoạt động hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở không đồng đều. Có đối tượng phối hợp khá tốt với các đơn vị khác như Trung tâm BD chính trị huyện, điểm trung bình là 3,64. Ngược lại, có đối tượng phối hợp chưa tốt với các đơn vị liên quan như Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, điểm trung bình là 1,91 (dưới trung bình).

Xét tỉ lệ % cho thấy, có trên 18% khách thể khảo sát đánh giá mức độ phối hợp ở mức yếu. Điểm trung bình chung mức độ phối hợp là 2,86 (dưới mức khá).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023