Phương Pháp Bồi Dưỡng Và Hình Thức Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Cho Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở

Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thể hiện ư chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta. Qua mỗi kỳ đại hội, bằng trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đảng ta đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước một cách phù hợp từng thời kỳ. Do vậy, văn kiện, nghị quyết được đại hội thông qua là cương lĩnh chính trị của Đảng, là chương trình hành động dẫn dắt nhân dân ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc một cách cụ thể, phù hợp.

Đường lối, nghị quyết đó được Nhà nước, các cơ quan chức năng và các cấp có thẩm quyền thể chế hóa thành chính sách, pháp luật và ban hành những quy định, cơ chế tương ứng để bảo đảm cho nó đi vào cuộc sống.

Ngoài những vấn đề nêu trên đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay cần phải bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tình hình thời sự, chính trị trong nước một cách cập nhật, thường xuyên.

1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

* Phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng là cách thức thực hiện hoạt động dạy học trong công tác bồi dưỡng, là hệ thống tác động liên tục, có kế hoạch của giảng viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học để họ lĩnh hội vững chắc các nội dung bồi dưỡng đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Như vậy, khi xem xét đến phương pháp bồi dưỡng phải chú ý đến hai mặt của quá trình bồi dưỡng (quá trình dạy và quá trình học). Những phương pháp được áp dụng trong bồi dưỡng LLCT gồm:

- Các phương pháp dùng lời nói: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

- Các phương pháp trực quan: Quan sát, dạy học trực quan.

- Các phương pháp thực tiễn: Tham quan, trò chơi, xử lý tình huống.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra viết, vấn đáp, viết tiểu luận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng có tác dụng quyết định chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng cần:

+ Hướng vào học viên được bồi dưỡng.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 5

+ Hướng vào hoạt động của học viên.

+ Hướng vào mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng.

+ Chú ý đến một số đặc điểm về việc học tập của học viên.

* Hình thức tổ chức bồi dưỡng

- Căn cứ vào thời gian và cách thức tổ chức bồi dưỡng gồm:

+ Hình thức bồi dưỡng tập trung: Hình thức bồi dưỡng này cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Hình thức bồi dưỡng tập trung thuận lợi là học viên có thể tập trung cho việc học tập, tiếp thu kiến thức mới, có thể được đi tham quan, trao đổi học hỏi các kinh nghiệm khi áp dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động.

+ Hình thức bồi dưỡng bán tập trung là việc tổ chức triệu tập học viên bồi dưỡng LLCT 1 tuần/tháng (áp dụng đối với khóa học Trung cấp lý luận chính trị- hành chính).

- Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng bồi dưỡng gồm:

+ Hình thức bồi dưỡng theo mục tiêu là bổ sung, cập nhật kiến thức LLCT hàng năm: Thông tin thời sự quốc tế, khu vực, trong nước; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước hàng năm; chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

+ Hình thức bồi dưỡng theo chức danh, nhiệm vụ. Là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực công tác sau các kỳ Đại hội Đảng, đoàn thể, sau bầu cử Quốc hội, HĐND.

1.3.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới

Với những kết quả sau gần 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trung tâm thời kỳ này là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần

được nâng cao, quốc phòng anh ninh vững chắc, đang hướng đến xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, xây dựng thành công CNXH.

Để thực hiện được mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH với một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Đảng ta xác định phải tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực cho xã hội, nguyên vật liệu để mở rộng phát triển công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác. Xây dựng cơ sở vật chất vững chắc là tiền đề thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do đó, phải "đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn" [2, tr.92].

Mặt khác, sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, phải tiến hành xây dựng nông thôn mới. Để hoàn thành nhiệm vụ cơ bản trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải tự hoàn thiện cả về trách nhiệm và năng lực, trí tuệ, trong đó một trong những phương pháp hiệu quả, lâu dài là nâng cao trình độ lí luận chính trị.

- Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đánh giá về những hạn chế của hệ thống chính trị nước ta, Báo cáo chính trị của Đại hội XII nêu rõ: "Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, chiến lược điều hành quản lý của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp thời với đòi hỏi của tình hình" [11, tr.66]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế này, trước hết là do: năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lí tưởng, tha hoá về phẩm chất, đạo đức cách mạng, từ đó dẫn đến sự suy yếu sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng, hiệu lực

của bộ máy Nhà nước cũng như khả năng hoạt động của các đoàn thể quần chúng bị giảm sút.

Thực tiễn ở nước ta trong những năm qua đã cho thấy, việc hạn chế về nhận thức chính trị, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở một số địa phương. Việc vi phạm nghiêm trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp quần chúng nhân dân ở một số địa phương đã làm suy giảm lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước, không huy động được sức mạnh của dân trong sự nghiệp đổi mới. Do đó, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là điều kiện tiên quyết nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh, hiệu lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.

Trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước là một yêu cầu khá cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết công việc, đặc biệt là những công việc liên quan đến chức năng, thẩm quyển của nhà nước, liên quan đến việc áp dụng các văn bản pháp luật cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách, liên quan đến công việc chuyên môn.

Không những thế, trình độ lý luận chính trị còn là điều kiện góp phần đảm bảo bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin, chính sách pháp luật của nhà nước luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh một cách kịp thời, đảm bảo cho sự nghiệp cải cách kinh tế, cải cách hành chính, do vậy bồi dưỡng lý luận chính trị kiến thức về quản lý hành chính và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ cho cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp sơ sở là vấn đề quan trọng và mang tính cấp thiết.

1.4. Bí thư đảng bộ với hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

Bí thư Đảng bộ là người đứng đầu đảng bộ, có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt công tác của đảng bộ và chịu trách nhiệm trước đảng bộ cấp trên; đồng thời, cùng với đảng bộ tích cực cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ, Quy định của Đảng.

Bên cạnh đó, Bí thư Đảng bộ còn có trách nhiệm chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chăm lo đội ngũ cán bộ, đảng viên; biết vận động nhân dân thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy, biết phát huy sức dân. Trực tiếp phụ trách các vấn đề cơ mật: an ninh - quốc phòng, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ và đảng bộ. Để xây dựng HTCT vững mạnh Bí thư đảng bộ cần tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hơn lúc nào hết công tác giáo dục lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được Đảng Cộng sản Vệt Nam hết sức quan tâm và luôn coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu đối với công tác xây dựng Đảng. Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt lúc này không những nhằm nâng cao năng lực tư duy lí luận cho họ mà còn thông qua công tác này Đảng làm tốt vai công tác tư tưởng của mình, đó là giúp cho cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, không bị ảnh hưởng, dao động trước những biến động chính trị trên thế giới, cũng như những vấn đề nảy sinh trong thời kì quá độ xây dựng CNXH ở Việt Nam. Do đó vai trò của bí thư Đảng bô lại càng quan trọng.

1.5. Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

1.5.1. Nội dung quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

1.5.1.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị

Lập kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất…để thực hiện mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.

Lập kế hoạch bồi dưỡng có vị trí, vai trò rất quan trọng, nó giúp cho việc triển khai ở các đơn vị được chủ động theo một quy trình khoa học và logic; là cơ sở để đánh giá mức độ đạt được về tất cả các mặt theo từng giai đoạn của kế hoạch; giúp lựa chọn được các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng phù hợp với chức năng của đơn vị tổ chức và tận dụng được thời gian tối ưu để thực hiện kế hoạch tốt nhất.

Việc lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị ở các đơn vị hiện nay, thường gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, là toàn bộ những công việc về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCS theo tiêu chuẩn chức danh đối với từng đối tượng cán bộ trong một thời gian nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Bồi dưỡng theo quy hoạch là bồi dưỡng có chủ đích, nhờ đó tạo dựng được đội ngũ CBCS với cơ cấu trình độ hợp lý để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của ngành và của từng đơn vị, tạo thế chủ động cho đơn vị trong điều hành công việc. Công tác bồi dưỡng theo quy hoạch tránh được hiện tượng bồi dưỡng tràn lan, không đúng đối tượng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc của xã hội, làm mất ổn định tư tưởng của CBCS.

Khi lập kế hoạch bồi dưỡng phải xem xét đến các vấn đề sau:

- Xem xét thực trạng trình độ đội ngũ CBCS.

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng (cho ai và cần học cái gì) bằng các cuộc điều tra, khảo sát. Nhu cầu bồi dưỡng là sự chênh lệch giữa các kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện một công vụ nào đó và kiến thức, kỹ năng hiện có của CBCS đang thực hiện công vụ đó.

Xác định nhu cầu bồi dưỡng giúp chúng ta xác định được cần bồi dưỡng cái gì. Nhu cầu là sự đòi hỏi làm thỏa mãn mong muốn, khát vọng của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội về một hay nhiều mặt của cuộc sống và phát triển. Nhu cầu bồi dưỡng là nhu cầu nâng cao (phát triển) năng lực làm việc thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi cá nhân hay tổ chức, nhu cầu này chỉ có thể được thỏa mãn bằng con đường đào tạo.

Bồi dưỡng không chỉ làm nhiệm vụ lấp đầy, khắc phục những hẫng hụt về năng lực làm việc của cán bộ mà hơn nữa còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển như: phát triển kiến thức đa năng, để cán bộ đảm thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ và lý luận chính trị để chuẩn bị cho việc trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hoặc đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai.

Trên cơ sở đó, thiết kế các khoá học cho phù hợp với từng loại đối tượng. Điều đó giúp chúng ta xác định được cần bồi dưỡng cái gì, tránh trùng lặp gây lãng phí tiền của và thời gian của người học.

- Vấn đề tài liệu, giáo trình phục vụ cho người học. Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng để chuẩn bị tài liệu, phương tiện dạy và học cho từng khoá bồi dưỡng. Tài liệu phải rõ ràng, dễ hiểu, mang tính khoa học và thực tế ứng dụng.

- Năng lực của các cơ sở bồi dưỡng được đánh giá bằng một số chỉ tiêu: cơ sở vật chất của trường lớp, năng lực của đội ngũ giảng viên, năng lực phục vụ giảng dạy và học tập, trình độ quản lý của cán bộ, chính sách bồi dưỡng, uy tín của cơ sở bồi dưỡng.

- Nguồn kinh phí bồi dưỡng.

1.5.1.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng lý luận chính trị

Là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong thực hiện quy trình của các hoạt động gồm: Ra quyết định mở lớp; lập dự trù kinh phí; xây dựng và phát công văn chiêu sinh; xây dựng nội dung chương trình, lên lịch học và bố trí giảng viên; chuẩn bị về cơ sở vật chất; tổ chức đón học viên nhập học; chuẩn bị khai giảng; sử dụng các phương pháp, hình thức để tiến hành bồi dưỡng cho học viên; công tác trực tiếp quản lý khoá học; theo dõi, chuẩn bị và tổ chức kiểm tra, viết thu hoạch; tổ chức cấp chứng chỉ cho học viên; họp, đánh giá kết quả khoá học; tiến hành thanh quyết toán sau khi kết thúc khoá học; quan hệ giữa đơn vị bồi dưỡng và học viên... nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch.

1.5.1.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị

Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo là hoạt động tác động điều khiển mang tính chất định hướng của chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo đến đối tượng chủ yếu bằng các phương pháp động viên, giáo dục, chỉ đạo, thuyết phục, gây ảnh hưởng… nhằm đạt được mục đích đề ra. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì lãnh đạo là: “Đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” [31]. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng bao gồm các nội dung:

- Thiết lập tầm nhìn cho hoạt động BD.

- Tập hợp đội ngũ tham gia hoạt động BD.

- Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ tham gia hoạt động BD.

- Xây dựng chiến lược hoạt động BD.

- Ra quyết định.

- Giúp mọi người thích nghi với những cái mới và những sự thay đổi.

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh, đó là một môi trường trong đó mọi người có thể thi đua hoàn thành nhiệm vụ; hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ

1.5.1.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả bồi dưỡng lý luận chính trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022